Tiện ích
Cẩm nang
Tỏi không chỉ là một nguyên liệu quý trong thực phẩm, mà người ta còn dùng tỏi ăn sống, tỏi ngâm mật ong, tỏi ngâm rượu, tỏi đen… để chữa bệnh. Bên cạnh đó, tỏi còn được sử dụng để xông như một cách trị bệnh và làm đẹp. Vậy xông tỏi có tốt không? Xông tỏi có tác dụng gì? Làm thế nào để xông tỏi đúng cách? Cùng tìm hiểu cách xông tỏi trị bệnh và làm đẹp trong bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Tỏi là nguyên liệu trong thực phẩm giàu dinh dưỡng, có tính ấm, cay. Trong 100g tỏi có đến 150g calo; 33g carbohydrates; 6,36g protein và nhiều dưỡng chất như sắt, kali, vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), canxi, magie, mangan, photpho…
Trong đó, hợp chất hữu cơ glycosides và sulfur là thành phần có công hiệu chính trong củ tỏi, cũng như có hàm lượng cao selen và germanium. Nếu so sánh với các dược liệu như trà xanh, nhân sâm, trà đỏ… thì germanium có trong tỏi còn cao hơn các dược liệu này.
Ngoài ra, alliin trong tỏi sẽ chuyển thành allicin khi tỏi được đập dập và giã nhỏ. Đây là chất được biết đến là chất làm sạch ổ nhiễm trùng, có tính kháng nấm, kháng virus, kháng khuẩn hiệu quả.
Còn chất scordinin trong tỏi giúp hệ miễn dịch được tăng cường và kìm hãm những tế bào bất thường phát triển liên quan tới bệnh viêm xoang. Tỏi rất tốt cho sức khỏe vì hầu như không có chất béo và không có cholesterol.
Khoa học đã chứng minh, tỏi có tác dụng trong việc điều trị các bệnh sau:
- Bệnh liên quan tới đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, hen phế quản, viêm phế quản, viêm xoang…
- Bệnh về đường tiêu hoá như viêm loét dạ dày, ợ chua, khó tiêu, tá tràng… Chú ý rằng chỉ trường hợp nhẹ thì tỏi mới có thể cải thiện bệnh, còn trường hợp nặng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trị bệnh.
- Bệnh liên quan tới tim mạch như xơ vữa động mạch, tim huyết áp…
Xông tỏi là một liệu pháp đơn giản, hữu hiệu và đặc biệt an toàn, có tác dụng cải thiện các bệnh liên quan tới đường hô hấp, đặc biệt là viêm xoang và bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới.
Khi xông tỏi, các dịch nhầy ở trong mũi của bạn sẽ trở nên loãng hơn và thoát dễ dàng ra ngoài, từ đó tránh làm xoang bị áp lực. Người bệnh cũng hít thở dễ dàng hơn, giảm tình trạng nghẹt mũi hiệu quả. Các chị em cũng có thể xông tỏi để chữa bệnh phụ khoa vì có nhiều hoạt chất kháng sinh mạnh.
Nhờ khả năng thải độc, kháng khuẩn, kháng viêm của tỏi và có các chất có lợi cho cơ thể (như ở phần 1 đã đưa ra), da mặt của bạn sẽ được làm sạch sâu nhanh chóng, giúp da phục hồi, cải thiện tình trạng mụn ẩn và ngăn ngừa lão hóa.
Một số tác dụng của tỏi xông có thể nói tới như sau:
- Cải thiện tình trạng mụn ẩn: Khi xông tỏi thường xuyên, lỗ chân lông của bạn sẽ thông thoáng và sạch hơn, ngăn ngừa vi khuẩn và hạn chế nổi mụn. Chưa kể, tỏi có tính kháng viêm, kháng khuẩn và chất chống oxy hóa mạnh nên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn hữu hiệu, tránh được tình trạng mụn ẩn và giảm thiểu tình trạng mụn viêm.
- Tăng độ đàn hồi cho da: Hơi nước nóng trong quá trình xông tỏi giúp lỗ chân lông của bạn giãn nở, tạo điều kiện cho tinh dầu tỏi đi sâu vào trong da, máu sẽ được kích thích và da tăng độ đàn hồi, làn da của bạn cũng hồng hào, khỏe mạnh hơn.
- Thải độc và làm sạch da: Quá trình xông hơi giúp da bạn được sạch sâu nhờ hơi nước đẩy các tạp chất, dầu thừa, vi khuẩn, bụi bẩn ra bên ngoài.
- Ngăn ngừa lão hóa: Xông tỏi giúp máu lưu thông đến mọi bộ phận tốt hơn, cũng như góp phần thúc đẩy sản sinh ra collagen giúp da trẻ hóa, ngăn ngừa lão hóa, mịn màng và căng bóng.
- Se khít lỗ chân lông: Lỗ chân lông của bạn sẽ được thu nhỏ khi xông hơi xong và làm lạnh da.
Khi đã biết được xông tỏi có tốt không, bạn có đang thắc mắc vì sao xông tỏi có tác dụng làm đẹp da hay không? Chị em phụ nữ sẽ cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn khi xông tỏi và kết hợp với các nguyên liệu khác. Trong số các nguyên liệu thiên nhiên như gừng, chanh, sả, bồ kết… thì tỏi cũng được nhiều người sử dụng trong việc làm đẹp da và trị mụn.
Bởi khi xông mặt bằng tỏi, hơi nước nóng sẽ giúp lỗ chân lông giãn nở, giảm thiểu tiết dầu, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động và thải khỏi da bã nhờn, bụi bẩn. Trong tỏi giàu allicin nên có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn hiệu quả và làm các gốc tự do bị ức chế hoạt động, giúp se khít lỗ chân lông, làm căng mịn, trắng sáng da và ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.
Cách thức xông tỏi để trị viêm xoang và làm đẹp da đều đơn giản, dễ thực hiện, bạn có thể tự làm tại nhà.
Để xông tỏi trị viêm xoang, cách thực hiện vô cùng đơn giản, hiệu quả, giúp bạn dễ chịu hơn và hít thở dễ dàng hơn. Sau khi biết xông tỏi có tốt không, chúng ta cùng tìm hiểu cách xông tỏi để trị bệnh viêm xoang nhé!
Bước 1: Bạn bóc từ 3 đến 5 nhánh tỏi tươi, sau đó đập dập và chuẩn bị một chiếc phễu cuộn bằng giấy sao cho miệng bên dưới vừa cái bát.
Bước 2: Bạn đổ nước sôi vào bát tỏi đã đập dập, sau đó chuẩn bị xông. Trước khi xông, bạn cần rửa và vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý để các nhất nhầy của mũi loại bỏ hiệu quả, từ đó giúp quá trình xông đạt hiệu quả cao.
Bước 3: Bạn dùng phễu úp vào bát tỏi, sau đó hướng đầu nhọn hơn về phía mũi để sao cho tinh dầu tỏi đi thẳng vào trong mũi. Khi xông, bạn hít thở sâu và nhẹ nhàng, xông trong khoảng 15 phút. Phương pháp này giúp bạn cải thiện bệnh viêm xoang nhanh chóng, do đó bạn nên thực hiện đều đặn mỗi tối trước khi ngủ nhé!
Cách thực hiện:
Bước 1: Giống như cách xông tỏi trị viêm xoang, để xông tỏi làm đẹp da, bạn lột sạch vỏ từ 2 đến 3 tép tỏi, sau đó cho vào máy xay sinh tố hoặc cối để giã nhuyễn.
Bước 2: Cho tỏi vào một chiếc bát lớn và đổ nước sôi vào bát, bạn cùng có thể dùng nồi.
Bước 3: Sau khi đã vệ sinh mặt sạch sẽ, bạn lấy khăn trùm kín đầu với bát, sau đó mắt đầu xông, chú ý giữ mặt cách bát tỏi 15 đến 20cm.
Bước 4: Tận hưởng trong 15 phút, sau đó bạn dùng nước mát rửa mặt sạch và skincare như bình thường. Mỗi tuần, bạn nên thực hiện 2 – 3 lần để da mặt đẹp hơn và cải thiện tình trạng mụn nhé!
Khi thực hiện xông tỏi, bạn chỉ nên xông trong vòng 10 đến 15 phút, không nên xông quá lâu. Để tránh bỏng và tổn thương mũi, mặt, bạn nên giữ khoảng cách khoảng 20cm và chú ý nhiệt độ của nước.
Trong quá trình xông, nếu cảm thấy khó chịu, tức ngực và khó thở thì nên dừng xông lập tức. Nếu là người già, người mệt mỏi xông cần có người giữ vai để tránh ngã.
Sau khi xông tỏi, bạn nhớ lau sạch hơi nước đọng lại, rửa sạch chỗ cần xông và ngồi nghỉ ngơi ở nơi thoáng, kín gió. Bạn chú ý mỗi ngày chỉ xông tỏi ít nhất 1 lần, không nên lạm dụng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được xông tỏi có tốt không và cách thực hiện xông tỏi tại nhà. Xông tỏi có tác dụng hữu hiệu trong việc chữa viêm xoang, nghẹt mũi, Covid-19, bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay da mụn… Khi thực hiện xông tỏi, bạn cần nắm được một số lưu ý kể trên và không nên quá lạm dụng cách làm này.
Ngoài việc xông hơi bằng tỏi, bạn có thể dùng tỏi ngâm rượu để chữa nhiều bệnh khác nhau. Vậy rượu tỏi trị bệnh gì? Truy cập ngay bài viết bên dưới để biết được tác dụng của việc dùng rượu tỏi trị bệnh và cách ngâm rượu tỏi tại nhà nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ