close
cách
cách cách cách cách cách

Xạ trị là như thế nào? Tại sao xạ trị có thể điều trị ung thư?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Chúng ta vẫn thường nghe nhiều về xạ trị, hơn một nửa số bệnh nhân bị ung thư sẽ tìm đến phương pháp chữa bệnh này. Đôi khi xạ trị là phương pháp điều trị ung thư duy nhất, đôi khi nó được kết hợp với nhiều phương pháp khác. Việc quyết định sử dụng liệu pháp xạ trị nào sẽ tùy thuộc vào giai đoạn ung thư cũng như các vấn đề sức khỏe khác mà bệnh nhân đang mắc phải. Vậy xạ trị là như thế nào? Tại sao xạ trị lại tiêu diệt được tế bào ung thư và thu nhỏ khối u? Cần chú ý những gì khi tiếp nhận xạ trị? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Xạ trị là như thế nào?

Xạ trị có tên khoa học là Radiation therapy hay Radiotherapy. Đây là một phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng liều cao tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc thu nhỏ các khối u trong cơ thể. Các tia phóng xạ này có thể là tia X, tia gamma, chùm điện tử hoặc proton. Các tế bào trong cơ thể thường sinh trưởng rất nhanh để liên tục tạo ra các tế bào mới, nhưng các tế bào ung thư còn phát triển với tốc độ nhanh hơn các tế bào bình thường. Bức xạ hoạt động bằng cách phá hủy vật liệu di truyền, kiểm soát tốc độ tế bào sinh trưởng và phân chia, và vật liệu di truyền đó là DNA. Bức xạ sẽ tạo ra các vết nứt gãy nhỏ trong DNA của các tế bào ung thư, điều này khiến các tế bào ung thư không thể tiếp tục phát triển, không thể phân chia và nhanh chóng chết đi. Các tế bào bình thường khác cũng sẽ bị ảnh hưởng lây khi tiếp xúc với bức xạ này, tuy nhiên hầu hết chúng đều có khả năng phục hồi và hoạt động trở lại bình thường sau một thời gian. 

Xạ trị là như thế nào?
Xạ trị là như thế nào?

Trong khi hóa trị và các phương pháp điều trị khác thường hoạt động bằng đường uống hoặc tiêm gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, thì xạ trị lại là phương pháp hoạt động tại chỗ, nó chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào ung thư và nhắm đến bộ phận cần điều trị. Phương pháp xạ trị được lên kế hoạch sao cho nó tập trung phá hủy tế bào ung thư càng nhanh càng tốt mà không gây ảnh hưởng đến những tế bào khỏe mạnh gần đó. Xạ trị có thể điều trị nhiều loại ung thư khác nhau, nó cũng được sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp điều trị khác như hóa trị và phẫu thuật. 

2. Những điều cần biết về xạ trị

2.1. Mục tiêu của xạ trị là gì?

Hầu hết các loại xạ trị chỉ tập trung vào một vùng có khối u, do đó đây không phải là phương pháp hiệu quả khi các khối u đã lan rộng đến nhiều nơi trên cơ thể. Tuy nhiên, xạ trị rất hữu dụng khi điều trị các khối u đơn lẻ hoặc kết hợp với nhiều liệu pháp khác. Dưới đây là những lợi ích chính mà xạ trị có thể mang lại.

2.1.1. Chữa hoặc thu nhỏ ung thư giai đoạn đầu

Chữa lành hoặc thu nhỏ ung thư giai đoạn đầu
Chữa lành hoặc thu nhỏ ung thư giai đoạn đầu

Một số bệnh ung thư rất nhạy cảm với bức xạ. Bác sĩ sẽ sử dụng xạ trị để tiêu diệt hoặc thu nhỏ tế bào ung thư ngay trong giai đoạn đầu. Đối với một số bệnh nhân ung thư, xạ trị có thể được thực hiện trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, đây được gọi là liệu pháp trước phẫu thuật hoặc liệu pháp tân bổ trợ.  Đối với loại ung thư có thể trị khỏi bằng xạ trị hoặc phẫu thuật thì bác sĩ thường ưu tiên sử dụng xạ trị do nó gây ra ít thiệt hại hơn, phần cơ thể bị ảnh hưởng bức xạ có thể hồi phục nhanh chóng và bình thường hơn. 

2.1.2. Ngăn chặn ung thư quay trở lại 

Ngăn chặn ung thư quay trở lại
Ngăn chặn ung thư quay trở lại 

Ung thư có thể lan rộng từ nơi nó bắt đầu đến nhiều nơi khác trong cơ thể. Nhiều tế bào ung thư vẫn hiện diện và phát triển mạnh mẽ mặc dù không nhìn thấy nó khi chụp CT hoặc MRI. Trong một số trường hợp, một số khu vực mà ung thư thường lan rộng nhất sẽ được thực hiện xạ trị để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào xuất hiện trước khi chúng phát triển thành khối u. Ví dụ như những người mắc ung thư phổi có thể được xạ trị ở đầu, cho dù chưa tìm thấy sự hiện diện của tế bào ung thư nào ở vị trí này. Nguyên nhân là do ung thư phổi thường di căn lên não, do đó để ngăn chặn trước tế bào ung thư đến não và phát triển người ta sẽ thực hiện xạ trị từ sớm. Đôi khi, xạ trị để ngăn ngừa ung thư trong tương lai có thể được thực hiện đồng thời với liệu pháp xạ trị để điều trị bệnh ung thư hiện tại. 

2.1.3. Điều trị các triệu chứng do ung thư tiến triển gây ra

Điều trị triệu chứng do ung thư tiên triển gây ra
Điều trị triệu chứng do ung thư tiên triển gây ra

Đôi khi ung thư đã lan quá rộng để có thể được chữa khỏi hoàn toàn, nhưng một số khối u vẫn có thể được điều trị để khiến bệnh nhân dễ chịu hơn. Trong trường hợp này, xạ trị có thể được sử dụng để giảm đau cho bệnh nhân hoặc các vấn đề như khó nuốt, khó thở, tắc nghẽn ruột. Điều này được gọi là bức xạ giảm nhẹ. 

2.1.4. Điều trị ung thư tái phát

Điều trị ung thư tái phát
Điều trị ung thư tái phát

Nếu tế bào ung thư của một người đã tái phát, xạ trị sẽ được sử dụng để điều trị ung thư hoặc điều trị các triệu chứng do ung thư tiến triển gây ra. Sau khi tái phát, có thể sử dụng bức xạ để điều trị hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ, nếu ung thư quay trở lại ở bộ phận đã từng chiếu xạ trước đó thì giờ đây không thể sử dụng thêm tia bức xạ vào cùng một vị trí. Trong nhiều trường hợp nhất định thì vẫn có thể thực hiện xạ trị trên cùng một cơ thể và cùng một vị trí, tuy nhiên nó vẫn phụ thuộc vào lượng bức xạ đã sử dụng trước đó. Trong nhiều tình huống khác, các tế bào ung thư tái phát lại không nhạy cảm với tia bức xạ, do đó không thể tiếp tục  sử dụng liệu pháp xạ trị để điều trị chúng.

2.2. Xạ trị hoạt động như thế nào?

Xạ trị có thể được thực hiện theo 3 cách:

2.2.1. Bức xạ bên ngoài

Bức xạ bên ngoài
Bức xạ bên ngoài

Phương pháp này được thực hiện bằng cách hướng các chùm tia năng lượng từ bên ngoài cơ thể vào vị trí có tế bào ung thư hoặc khối u. Nó thường được thực hiện trong một thời gian dài theo liệu trình của bác sĩ, có thể là 2 ngày 1 lần. Liệu pháp này không khiến bệnh nhân nhiễm phóng xạ và họ cũng không cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt tại nhà.

2.2.2. Bức xạ bên trong

Bức xạ bên trong
Bức xạ bên trong

Bức xạ bên trong hay còn được gọi là xạ trị áp sát. Phương pháp này hoạt động bằng cách đưa một nguồn phóng xạ vào bên trong cơ thể và tiếp xúc trực tiếp đến tế bào ung thư hoặc khối u. Đối với một số liệu pháp xạ trị bên trong, nguồn phóng xạ này sẽ được đặt bên trong cơ thể để nó hoạt động và phá hủy khối u, một khoảng thời gian sau mới lấy ra ngoài. Điều này cũng phụ thuộc vào từng loại ung thư để áp dụng. Khi thực hiện phương pháp này, cần có các biện pháp phòng ngừa an toàn đặc biệt tại nhà. Tuy nhiên cần biết rằng, phóng xạ không tồn tại vĩnh viễn bên trong cơ thể, một thời gian sau nó sẽ tự mất đi.  

Xạ trị bên trong thường được áp dụng cho các khối u ở đầu và cổ, vú, cổ tử cung, tuyến tiền liệt và mắt. 

2.2.3. Bức xạ toàn thân

Bức xạ toàn thân
Bức xạ toàn thân

Bức xạ toàn thân là khi thuốc phóng xạ được đưa qua đường uống hoặc tĩnh mạch được thực hiện để điều trị một số bệnh ung thư. Những loại thuốc này sau đó sẽ đi khắp cơ thể nhưng nó sẽ tập trung chủ yếu ở khu vực có khối u. Bệnh nhân cần phải tuân theo các biện pháp phòng ngừa tại nhà một khoảng thời gian sau khi thực hiện liệu pháp này. 

Bức xạ toàn thân hay còn được gọi là I-ốt phóng xạ, I-131, thường được sử dụng để điều trị một số loại ung thư tuyến giáp. 

2.3. Ai là người thực hiện liệu pháp xạ trị?

Ai là người thực hiện liệu pháp xạ trị?
Ai là người thực hiện liệu pháp xạ trị?

Trong quá trình xạ trị, một nhóm chuyên gia được đào tạo chuyên sâu và được cấp phép mới được thực hiện liệu pháp này. Bao gồm:

Bác sĩ ung thư bức xạ: Bác sĩ này được đào tạo để điều trị ung thư bằng bức xạ. Người sẽ lên kế hoạch điều trị bức xạ cho bạn. 

Nhà vật lý bức xạ: Đây là người đảm bảo các thiết bị bức xạ hoạt động bình thường và cung cấp cho bệnh nhân liều lượng bức xạ chính xác mà bác sĩ đã đặt ra. 

Bác sĩ đo liều lượng: Đây là người sẽ giúp bác sĩ ung thư bức xạ lên kế hoạch điều trị.

Kỹ thuật viên xạ trị: Người này sẽ trực tiếp vận hành thiết bị và định vị cho bệnh nhân mỗi lần xạ trị.

Y tá xạ trị: Đây là y tá được đào tạo chuyên sâu về ung thư, sẽ cung cấp cho bệnh nhân các thông tin cần thiết về xạ trị và kiểm soát các tác dụng phụ.  

2.4. Chế độ ăn uống trong quá trình xạ trị

Chế độ ăn uống trong quá trình xạ trị
Chế độ ăn uống trong quá trình xạ trị 

Tia bức xạ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, khó ăn, lở miệng, các vấn đề về cổ họng như viêm thực quản. Cơ thể người bệnh sẽ cần sử dụng nhiều năng lượng để chữa lành trong quá trình xạ trị, do đó bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ calo và protein để duy trì cân nặng trong quá trình điều trị. Nếu gặp khó khăn trong quá trình này, người nhà có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng. 

2.5. Làm việc trong quá trình xạ trị

Một số người vẫn có thể làm việc trong quá trình xạ trị, có thể làm nhiều hay làm ít là tùy vào khả năng và cảm giác của bản thân. Trong thời gian đầu xạ trị, bệnh nhân có thể cảm thấy khá ổn và sức khỏe không tổn hại nhiều. Thời gian trôi qua, bệnh nhân chắc chắn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và ít năng lượng hơn. Sau khi điều trị, bệnh nhân sẽ mất vài tuần để hồi phục thể lực, nhiều người có thể mất đến vài tháng. Nếu cảm thấy quá yếu ớt và mệt mỏi để tiếp tục công việc, bệnh nhân cần tạm dừng ngay công việc để nghỉ ngơi. 

Trên đây là những thông tin lý giải về thắc mắc xạ trị là như thế nào. Đây thực sự là liệu pháp hiệu quả và là kẻ thù chung của nhiều loại ung thư. Để không phải tìm kiếm sự giúp đỡ của xạ trị, ngay từ đầu chúng ta cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể chất thường xuyên. Đây mới là kẻ thù lớn nhất của mọi loại bệnh tật.

Ô nhiễm phóng xạ là gì? Tác hại và nguyên nhân của ô nhiễm phóng xạ

Có thể bạn đã từng nghe về ô nhiễm phóng xạ nhưng không mấy quan tâm. Thực ra, nó vẫn đang tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới và hiện diện rất gần trong cuộc sống của con người. Để biết phóng xạ là gì và hậu quả kinh hoàng mà nó mang đến, truy cập ngay bài viết dưới đây để cập nhật những thông tin mới nhất nhé. 

Ô nhiễm phóng xạ là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.