Ngày nay, toàn cầu đang gặp phải vấn đề ô nhiễm phóng xạ, đe dọa tới tính mạng, sức khỏe của con người và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh vật, môi trường. Các phân tử phóng xạ phân rã rất lâu, có thể lên tới 100 triệu năm, do đó để các phân tử phóng xạ biến mất hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Vấn đề ô nhiễm phóng xạ đang được cho là vấn đề cấp thiết toàn cầu, ảnh hưởng tới toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất. Vậy ô nhiễm phóng xạ là gì? Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm phóng xạ là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về ô nhiễm phóng xạ qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Ô nhiễm phóng xạ là sự lắng đọng và gia tăng mức độ bức xạ tự nhiên của các chất phóng xạ trên bề mặt hay trong chất lỏng, chất rắn, chất khí và nguyên nhân chủ yếu do các hoạt động của con người gây ra, thường không mong muốn hay ngoài ý muốn. Chẳng hạn tạo năng lượng bằng cách sử dụng phản ứng phóng xạ hay xử lý, khai thác vật liệu phóng xạ hoặc lưu trữ chất thải phóng xạ làm là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm phóng xạ.
Trong môi trường mà các tia phóng xạ tồn tại, chúng sẽ phát xạ ra những ion phóng xạ nguy hiểm như alpha, beta, hạt nơ-trôn hay tia gamma. Những chất bức xạ khiến môi trường, con người và động thực vật bị tàn phá, phá hủy. Tùy theo nồng độ phóng x, khoảng cách chất phóng xạ với chất phơi nhiễm, mức năng lượng do bức xạ phóng ra hoặc loại phóng xạ mà sức tàn phá của chúng sẽ khác nhau.
Khi đã hiểu được ô nhiễm phóng xạ là gì, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên ô nhiễm phóng xạ nhé!
Thế giới ngày càng khám phá ra nhiều dạng năng lượng, trong đó có nguồn năng lượng tiềm năng nhất là năng lượng hạt nhân, có mức bức xạ cao do đó gây nguy hiểm rất cao.
Cũng chính vì mức độ nguy hiểm của chúng mà việc sử dụng năng lượng này bị cấm ở nhiều quốc gia, thế nhưng chúng ta đã tìm ra một số giải pháp phòng ngừa trong quá trình sử dụng năng lượng hạt nhân.
Một số thảm họa hạt nhân gây nên bởi những nhà máy hạt nhân như sự cố Three Mile Island (1979), thảm họa Chernobyl (1986) hay như nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi (2011) do bức xạ khuếch tán khiến nhiều người bị ảnh hưởng và hàng nghìn người thiệt mạng.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, một dạng năng lượng hạt nhân đến từ bom nguyên tử và năng lượng hạt nhân gây nên hiện tượng ô nhiễm phóng xạ, cũng như giải thích được ô nhiễm phóng xạ gây nên tác hại thế nào.
Bên cạnh đó, việc dùng các đồng vị phóng xạ để chụp X – quang trong y tế, chế tạo máy dò kim loại hay trong công nghiệp luyện kim… cũng gây nên ô nhiễm phóng xạ. Trong các chất phóng xạ có chất đồng vị uranium có nồng độ bức xạ cao, hay các chất phóng xạ chứa carbon trong nước thải công nghiệp, nước thải y tế… chưa được xử lý thải ra môi trường, kết hợp với nguyên tố và hợp chất khác gây nên hiện tượng ô nhiễm phóng xạ.
Khi những nguồn nước ô nhiễm này thải ra vùng nuôi trồng thủy sản hay vùng nước thường xuyên đánh bắt gây nên khả năng hấp thụ bức xạ và ô nhiễm.
Việc khai thác các quặng khoáng sản và chia thành mảnh nhỏ để quản lý dễ dàng như Uranium và Radium đều có tính phóng xạ, việc đứa chúng lên bề mặt Trái Đất cũng khiến việc ô nhiễm phóng xạ gia tăng.
Nguyên nhân gây nên ô nhiễm phóng xạ đôi khi cũng do sự va chạm của các con tàu hay tàu va chạm vào rạn san hô, dòng sông băng hoặc bị tai nạn khiến hóa chất phóng xạ vào trong khí quyển và đường thủy, ví dụ như dầu mỏ, gây nên ô nhiễm phóng xạ.
Có hai loại chất thải phóng xạ là mức độ thấp và cao, tìm thấy chủ yếu trong vật liệu làm sạch ở nhà máy hạt nhân, vũ khí quân sự, cơ sở quân sự trong quá trình xử lý Plutonium, hay bệnh viện, phòng thí nghiệm thải ra chất đồng vị phóng xạ, chính là nguyên nhân gây nên ô nhiễm phóng xạ.
Việc tiêu hủy, xử lý chất thải hạt nhân cũng khiến cho bức xạ phóng xạ gây nên ô nhiễm không khí và lan truyền vào trong đất, nước, không khí, tác động tới toàn cầu.
Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu và thử nghiệm về bức xạ, trong đó có việc chữa khỏi và điều trị ung thư. Hóa trị bằng cách sử dụng bức xạ để chữa bệnh ung thư khiến cho tế bào ung thư không thể phát triển và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tuy nhiên những nhà khoa học đều bị phơi nhiễm khi tiếp xúc với bức xạ, gây biến chứng tới sức khỏe hoặc gây nên cái chết của nhiều nhà khoa học.
Đôi khi, ô nhiễm phóng xạ cũng bắt nguồn từ các tia bức xạ từ vũ trụ. Tuy vậy, nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng ô nhiễm phóng xạ là bắt nguồn từ hoạt động của con người.
Có thể thấy, khi đã hiểu ô nhiễm phóng xạ là gì và nguyên nhân của ô nhiễm phóng xạ, hẳn bạn đã biết được phóng xạ ảnh hưởng nghiêm trọng tới con người, sinh vật và môi trường. Để làm rõ các tác hại của ô nhiễm phóng xạ, cùng tìm hiểu qua phần dưới đây nhé!
Nếu bị chiếu phóng xạ với liều lượng lớn (hơn 300 rem) người bệnh có thể bị nhiễm phóng xạ cấp tính, gây nên rối loạn hệ thần kinh trung ương, kèm theo các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, kén ăn, buồn nôn, mệt mỏi… Vùng da khi chiếu lên sẽ bị bỏng hoặc tấy đỏ, cơ quan máu cũng bị tổn thương nghiêm trọng dẫn tới giảm đề kháng, thiếu máu. Người bệnh gầy yếu dần, sau đó bị nhiễm trùng nặng và suy nhược cơ thể, thậm chí dẫn tới tử vong.
Thông thường, người bệnh mắc phải bức xạ mãn tính thấp sẽ không có biểu hiện, thế nhưng sau khi ủ bệnh, trong vài năm hoặc hàng chục năm sau, người bệnh sẽ bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, cơ quan cấu tạo máu bị rối loạn, muối khoáng và chuyển hóa các chất bị rối loạn, dẫn tới thoái hóa… Triệu chứng thường gặp như ung thư da, đục nhân mắt, ung thư xương…
Ngoài ảnh hưởng tới sức khỏe con người, ô nhiễm phóng xạ còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh vật sống, hủy hoại cơ thể sống bằng cách bẻ gãy các cấu trúc phân tử hay tác động trực tiếp tới các mô tế bào, gây nên những bệnh ngộ độc phóng xạ cấp tính hay gây nên các dị tật bẩm sinh do biến đổi gen, gây đột biến di truyền hay hủy hoại tế bào, ion hóa tế bào.
Các chất phóng xạ cũng có thể làm ô nhiễm nguồn nước, ví dụ như K40 và Ra, là các chất có nguồn gốc tự nhiên, ngấm vào nước ngầm qua các tầng khoáng chất, hoặc từ các vụ thử vũ khí hạt nhân hay nhà máy sản xuất năng lượng hạt nhân.
Khi con người tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước bị phóng xạ sẽ gây nên ảnh hưởng về sức khỏe, đồng thời động vật sống dưới nước bị ô nhiễm phóng xạ cũng khó có thể sinh tồn.
Các tia vũ trụ tương tác sinh ra các hạt nhân phóng xạ trong tự nhiên, các lớp bức xạ ngưng đọng lại ở lớp đất đá trên mặt đất và thường tồn tại dưới dạng đồng vị nguyên tử. Những chất này khiến cho môi trường đất bị ô nhiễm phóng xạ, ngấm vào cây cỏ, gia súc ăn phải và đi vào cơ thể con người, hoặc làm giảm chất lượng đất, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người nghiêm trọng.
Các vụ nổ thử vũ khí hạt nhân chính là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, đây chính là nguồn phóng xạ nguy hiểm nhất, tạo nên nhiều phóng xạ lan truyền trong không khí. Nếu con người hít phải trực tiếp, sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng. Môi trường không khí bị ô nhiễm do các nhà máy nhiên liệu hạt nhân thực hiện hoạt động sản xuất và nghiên cứu về phản ứng hạt nhân khiến các chất phóng xạ phát tán trong không khí, từ đó gây nên hậu quả đặc biệt nặng nề
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được ô nhiễm phóng xạ là gì và những thông tin về ô nhiễm phóng xạ. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ô nhiễm phóng xạ, tuy nhiên nguyên nhân chính là do con người gây nên. Để không bị nhiễm phóng xạ, con người chúng ta cần ngừng sử dụng các chất phóng xạ trong quân sự, còn các ngành khác cần sử dụng nghiêm ngặt đúng quy chuẩn an toàn hạt nhân và người dân nên thực hiện các biện pháp bảo vệ cho sức khỏe của mình ngay từ bây giờ.
Carnelian là một loại đá quý được nhiều người ưa thích, mang tới sự sang chảnh và quý phái. Vậy Carnelian là đá gì? Truy cập ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đá Carnelian nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ