close
cách
cách cách cách cách cách

Xã hội học là ngành gì? Cập nhật thông tin chuyên ngành đầy đủ

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nếu nhận thấy bản thân là một người luôn yêu thích các hoạt động công tác xã hội nhưng chưa biết nên đăng ký thi và học trường nào thì ngay sau đây bạn sẽ được timviec365.vn giới thiệu về một ngành cực kỳ phù hợp, đó là ngành xã hội học. Hãy tìm hiểu thật kỹ xã hội học là ngành gì để có hiểu biết cơ bản về ngành, từ đó đưa ra quyết định cho việc theo đuổi ngành học này hay không.

1. Xã hội học là ngành gì?

Xã hội học được biết đến là một trong số ngành nghề dễ xin việc do thị trường việc làm mở rộng. Tên chuyên ngành theo tiếng Anh của ngành là Sociology, bản chất là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu mọi nguyên lý, quy luật, mối quan hệ giữa con người với nhau ở trong xã hội dựa theo các điều kiện lịch sử khác nhau. Nói theo cách khác thì xã hội học chính là chuyên ngành nghiên cứu về sự vận hành diễn ra ở trong xã hội của chúng ta, ngành xem xét sự tác động qua lại giữa con người với xã hội.

Ngành xã hội học giải thích vì sao lại có hành vi đó và cách mà con người với xã hội tác động qua lại lẫn nhau như thế nào. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp ngành học này, chúng ta có thể lý giải được hành vi, hoạt động để tìm đến các giải pháp tối ưu nhất, từ đó có thể làm việc một cách hiệu quả nhất.

2. Ngành xã hội học đào tạo gì?

Những nội dung, chương trình đào tạo ngành xã hội học sẽ được xây dựng bám sát mục tiêu của ngành. Sinh viên được trang bị mọi kiến thức liên quan đến xã hội, đào tạo kỹ năng phân tích hành vi con người, các hiện tượng xã hội; có đủ kiến thức, năng lực và kỹ năng trong việc tư vấn, xây dựng nên những chính sách xã hội phù hợp với nhu cầu cấp thiết phát triển quốc gia.

Khung chương trình đào tạo của ngành xã hội học sẽ kéo dài trong 4 năm. Trong năm học đầu tiên, sinh viên được tiếp xúc với kiến thức xã hội học đại cương, được thầy cô chiêu giảng cho các vấn đề liên quan đến chính trị và cả xã hội. Qua đó, giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan đối với từng lĩnh vực được đào tạo trong ngành để khi đăng ký phân môn chuyên ngành, sinh viên có thể đăng ký được ngành học yêu thích.

Bước sang năm học thứ 2 và thứ 3 của ngành xã hội học, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên ngành chuyên sâu ở các nhánh ngành, lĩnh vực, chẳng hạn như bình đẳng giới, chính trị, văn hóa, sắc tộc, màu da, ...

Năm học cuối được giành để nghiên cứu về những kiến thức lý thuyết đã học được ở những năm trước.  

Để cân nhắc thêm về việc có nên học xã hội học hay không, bạn hãy cập nhật những bộ môn điển hình trong chương trình đào tạo của ngành:

- Lịch sử văn minh thế giới

- Hành vi con người & môi trường xã hội

- Xã hội học truyền thông đại chúng, dự luận xã hội

- Tâm lý học xã hội

- Xã hội học giới/Môi trường/Văn hóa/giáo dục

- Phương pháp nghiên cứu xã hội học

Việc biết trong ngành có những bộ môn nào sẽ đem đến cho chúng ta sự hiểu biết về nội dung được học, đào tạo. Nhờ vậy, có một phần quyết định theo đuổi ngành hay không được tạo ra. Nhưng phần lớn, quyết định sẽ dựa vào việc bạn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành trên nhiều bình diện, từ điều kiện thực tiễn đến những suy nghĩ sâu bên trong về ngành. Vì thế, dưới đây chúng sẽ tìm hiểu những yếu tố nào giúp xác định bạn thực sự nên học ngành xã hội học sau khi đã có sự hiểu biết xã hội học là ngành gì.

3. Những yếu tố giúp xác định ngành xã hội học có phù hợp hay không?

Sau đây chính là những yếu tố cơ bản giúp bạn tự xác định bản thân có phù hợp với ngành học này không. Sau khi đọc xong phần chia sẻ này, hứa hẹn bạn sẽ có được quyết định đúng đắn cho hành trình tương lai.

3.1. Bạn có sự tò mò, quan tâm đến các vấn đề xã hội?

Vốn là ngành phân tích chuyên sâu vào các vấn đề xã hội cho nên ngành học này chỉ thích hợp dành cho những ai có niềm hứng thú tìm hiểu xã hội. Khi học ngành này, người học không những cần phải hiểu rõ tận sâu các vấn đề xảy ra trong xã hội mà còn phải tạo được sức lan tỏa tích cực vào trong đó. Muốn làm được và làm tốt chức trách đó, bạn phải dành sự quan tâm đặc biệt cho con người, bản thân cũng phải tích cực tham gia vào các hoạt động diễn ra trong xã hội.

Giữa lý thuyết học được và thực tiễn diễn ra trước mắt bạn có nhiều khác biệt. Thế nên chỉ khi bạn chủ động tham gia vào mọi hoạt động thực tế trong xã hội, bạn mới ngộ ra được nhiều điều. Ngay cả, có những sự việc trong đó nằm ngoài sự hiểu biết của bạn thì đó là nguồn kiến thức quý giá vô cùng để quá trình suy nghĩ, phân tích, tự hỏi và tự tìm hiểu để trả lời được diễn ra.

3.2. Khả năng phân tích, nghiên cứu xã hội chuyên sâu

Kiến thức xã hội học đến với sinh viên có lẽ rất nhanh nhưng để thẩm thấu được, hiểu biết được bản chất của nó thì còn đòi hỏi người học tự thân vận động bằng cách dành nhiều thời gian quan sát, thu thập dữ liệu từ thực tiễn. Việc này cần quỹ thời gian khá dài lâu và liên tục trong suốt quá trình học tập cũng sinh viên xã hội học. Quan trọng hơn, người học phải có khả năng phân tích, nghiên cứu sâu các sự việc một cách bền bỉ, kiên trì.

3.3. Khả năng thấu hiểu sâu sắc

Trí tuệ cảm xúc là khả năng xác định chính xác cảm xúc, suy nghĩ, hành vi con người, từ đó có ứng xử phù hợp. Khi muốn theo đuổi thành công ngành xã hội học thì bạn cần phải có được loại trí thông minh này. Nhờ yếu tố này, bạn sẽ có khả năng đánh giá đa chiều trong xã hội và sự tác động của chúng tới con người ở cả tinh thần, tình cảm, thể chất.

4. Việc làm ngành xã hội học

4.1. Cơ hội nghề nghiệp ngành xã hội học cần xác định từ sớm

Một trang tin điện tử uy tín đã xếp ngành Xã hội học vào vị trí số 8 trong top 10 ngành nghề tốt nhất tại Mỹ. Còn ở Việt Nam, ngành này cũng hot không kém và luôn là xu hướng mà thị trường đặc biệt chú ý quan tâm. Việc theo đuổi, gắn bó lâu dài với ngành sẽ mang tới cho người lao động mức lương hấp dẫn. Ngành phần chia các đối tượng hưởng lương như sau: các sinh viên xã hội học vừa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm việc làm thì sẽ nhận được mức lương trung bình trong khoảng 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Ở mức kinh nghiệm lâu năm, thể hiện được lợi thế về trình độ chuyên môn thì ngành học này sẽ đem đến cho bạn mức lương hấp dẫn từ 8 đến 10 triệu.

4.2. Đa dạng việc làm sau tốt nghiệp xã họi học

Sau tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành xã hội học sẽ đón nhận được nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

4.2.1. Nhóm việc làm liên quan đến nghiên cứu xã hội và tư vấn

Không chỉ là đặc trưng nổi bật của ngành xã hội học mà nhiệm vụ nhiên cứu, tư vấn còn là nhóm ngành hấp dẫn mà dân xã hội học có cơ hội được thực hiện. Công việc này chủ yếu vận dụng kiến thức về phân tích hành vi xã hội, Người làm việc sẽ nhận diện và phân tích các vấn đề từ sâu trong nội tại xã hội để tham vấn về chính sách cho doanh nghiệp, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp. Bạn sẽ càng thấy sự cần thiết của nhóm việc làm này ở những doanh nghiệp chỉ chú trọng phát triển chính sách cho nền kinh tế, ít quan tâm tới chính sách xã hội áp dụng cho công ty, vì vậy, họ rất cần những người có kiến thức chiều sâu về phân tích xã hội để phục vụ tốt hơn nữa cho công việc tư vấn khách hàng, nghiên cứu hành vi, nhu cầu của khách.

Một số công việc thuộc nhóm việc làm này gồm: nghiên cứu và tư vấn truyền thông, Điều tra dư luận trong xã hội, Nghiên cứu thị trường, ...

4.2.2. Nhóm việc làm dịch vụ cộng đồng

Ngành xã hội học không chỉ gắn với các vấn đề xã hội mà sâu xa hơn chính là gắn liền với con người, lợi ích của con người trong cộng đồng. Nhìn chung, chỉ cần là nghề có sự liên quan tới con người thì những ai tốt nghiệp ngành xã hội học cũng đều hoàn toàn thích hợp và có đủ khả năng để đảm nhiệm. Khi đó, các kiến thức về tâm lý học, về cộng đồng và phát triển cộng đồng sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc con người, lợi ích của con người trong cộng đồng.

Các nghề điển hình trong nhóm việc làm này có thể kể tới như điều phối viên, nhân viên tại các tổ chức phi chính phủ, từ thiện ở Việt Nam, nhân viên tổ chức từ thiện, nhân viên công tác xã hội, ...

4.2.3. Nhóm công việc hành chính Nhà nước

Khi có đủ kiến thức, năng lực để nắm bắt được con người và sẽ hội thì bạn hoàn toàn có thể tạo ra được những đóng góp quan trọng đối với việc phát triển và giám sát các chính sách. Đối với các đơn vị cơ quan Nhà nước thì đây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cho nên luôn chuộng nguồn nhân lực được đào tạo ra từ ngành công tác xã hội.

4.2.4. Nhóm việc làm ngành giáo dục đào tạo

Sinh viên xã hội học sau khi tốt nghiệp, tùy vào năng lực, kinh nghiệm thu hái được mà có thể tham gia vào công tác giảng dạy, phổ biến các vấn đề về xã hội học tại các trường cao đẳng, đại học hay dạy tập huấn ở những trung tâm xã hội, tổ chức, cộng đồng, ...

4.2.5. Nhóm việc làm truyền thông

Không chỉ người học ngành marketing – pr mới theo được ngành truyền thông mà cử nhân ngành xã hội học cũng có thể. Lý do là vì người học chuyên ngành này có được thế mạnh trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng, phân tích được hành vi, thói quen tiêu dùng của từng nhóm đối tượng cụ thể.

Vậy, ở trong ngành truyền thông, đâu sẽ là các vị trí mà người tốt nghiệp ngành xã hội học có thể ứng tuyển? Đó là công việc biên tập viên, quảng cáo, tổ chức, phóng viên, quan hệ công chúng, ...

Như thế, hiểu biết xã hội học là ngành gì rất quan trọng. Bạn sẽ tận dụng được rất nhiều cơ hội việc làm từ đó. Sau bài viết chía sẻ chi tiết về ngành này, vieclam123 rất hy vọng bạn sẽ xác định được ngành này có phù hợp với bản thân hay không và sớm lên kế hoạch để chinh phục thành công ngành nghề.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.