close
cách
cách cách cách cách cách

Up-selling là gì và những điều thú vị về nghệ thuật kinh doanh

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Để có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển và thu được lợi nhuận cao hơn thì mỗi doanh nghiệp cần có sự tính toán phương pháp ứng dụng vào việc bán hàng kỹ lưỡng, một trong những phương pháp được sử dụng khá phổ biến là hoạt động up-selling. Vậy bản chất của up-selling là gì? Vai trò và ý nghĩa của hoạt động này đối với sự phát triển của doanh nghiệp là gì? Hãy đồng hành cùng với vieclam123.vn để tìm hiểu chi tiết nhé.

1. Những thông tin cần biết về Up-selling là gì? 

1.1. Khái niệm 

Một trong những hoạt động được các doanh nghiệp ứng dụng vào việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiện nay chính là Up-selling.

Up-selling là gì?
Up-selling là gì? 

Up-selling thực chất là hành động thực hiện bán thêm dựa trên hoạt động bán hàng trước đó. Hay hiểu một cách dễ hiểu hơn thì việc Up-selling chính là việc người bán giới thiệu thêm tới người tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ cao cấp hơn bằng những lời nói đánh thẳng vào tâm lý của khách hàng khiến họ có sự hứng thú và sẽ thực hiện chi tiêu nhiều hơn so với việc họ bỏ ra ban đầu. 

Up-selling thực sự là hoạt động được các doanh nghiệp ứng dụng rất nhiều trong hoạt động bán hàng bởi nó sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng doanh thu cho các doanh nghiệp thông qua việc tiếp thị các sản phẩm có giá trị cao hơn đến với người tiêu dùng. 

1.2. Vai trò của hoạt động Up-selling

Vai trò của Up-selling là gì?
Vai trò của Up-selling là gì?

- Up-selling được cho là hành động quan trọng trong hoạt động kinh doanh bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều hơn một mặt hàng đối với mỗi khách hàng, thậm chí đó sẽ là những sản phẩm mang giá trị lớn hơn, cao cấp hơn. Do đó mà phương pháp này được đánh giá là phương pháp có hiệu quả vượt trội hơn rất nhiều so với các hoạt động bán hàng thông thường.  

- Up-selling là phương pháp được sử dụng trong một thời gian ngắn nhưng sẽ đem lại hiệu quả cực kỳ tốt bởi nó sẽ thúc đẩy trực tiếp tâm lý và mong muốn của khách hàng.  

- Với phương pháp này bạn sẽ không cần thực hiện việc tìm kiếm khách hàng mà sẽ sử dụng những khách hàng có sẵn, đó là những khách hàng đã đến mua sản phẩm, dịch vụ, từ đó bạn sẽ thực hiện việc tiếp cận khách hàng, đưa cho họ những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, đưa ra những lợi ích trực tiếp tới khách hàng. 

Tuy nhiên để hoạt động Up-selling có hiệu quả thì bạn cần đưa những sản phẩm có liên quan đối với sản phẩm đã mua hoặc khách hàng có nhu cầu để tăng thêm giá trị của hoạt động bán hàng. Nếu bạn cố tình đưa những sản phẩm không liên quan thì sẽ bị từ chối ngay và khách hàng sẽ đánh giá mức độ không tinh tế từ vị trí nhân viên bán hàng. 

1.3. Những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp Up-selling là gì?

1.3.1. Ưu điểm 

Ưu điểm của Up-selling
Ưu điểm của Up-selling 

- Tăng lợi nhuận doanh thu sẽ là ưu điểm bạn nhận thấy đầu tiên khi thực hiện phương pháp Up-selling.  

- Thông qua phương pháp này bạn cũng có thể tạo ra được sự tin tưởng với khách hàng, sự uy tín  của doanh nghiệp trong hoạt động bán hàng. 

- Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian và chi phí trong việc tìm kiếm những khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiềm năng. 

- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng trở nên bền chặt hơn dựa trên những mối quan hệ có sẵn. 

- Hoạt động bán thêm sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, giúp doanh nghiệp có chỗ đứng vững hơn thông qua việc thúc đẩy nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. 

1.3.2. Nhược điểm 

- Việc Up-selling quan trọng nhưng cần áp dụng đúng thời điểm, bởi khi khách hàng có ý muốn từ chối bạn cần có sự ứng xử tinh tế hơn là tiếp tục giới thiệu. 

- Xem xét rõ nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, tránh việc tiếp thị các sản phẩm không liên quan. 

- Người bán hàng cần có sự am hiểu về khách hàng và cả những sản phẩm của doanh nghiệp, tránh những hành động lúng túng, vụng về.  

Hoạt động Up-selling chỉ có hiệu quả khi doanh nghiệp biết nhìn nhận thật rõ về nhu cầu và những lợi ích của sản phẩm đối với khách hàng để từ đó thúc đẩy việc tiếp thị, khiến khách hàng luôn có mong muốn tò mò, muốn được thử sử dụng sản phẩm, dịch vụ. 

2. Cách thức thúc đẩy hoạt động Up-selling của doanh nghiệp 

Khi đã thực sự thấu hiểu được những lợi ích vượt trội của hoạt động Up-selling thì các doanh nghiệp cần ngay lập tức xây dựng chiến lược để thúc đẩy hoạt động Up-selling ngày càng hiệu quả hơn. 

Thức đẩy hiệu quả Up-selling như thế nào?
Thức đẩy hiệu quả Up-selling như thế nào?

- Xác định nhu cầu của khách hàng: bạn hãy đặt mình vào khách hàng, thấu hiểu tâm tư thông qua việc trò chuyện với họ nhiều hơn để có thể thăm dò nhu cầu cũng như mong muốn của họ. Bạn có thể đưa ra các câu hỏi liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của nông nghiệp nhưng phải theo sát mong muốn của khách hàng để có thể dễ dàng khai thác những thông tin về lợi ích mà họ đang mong muốn. 

- Xác định đối tượng mua hàng: xem xét trên mọi phương diện về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, sở thích, tính cách,... để dễ dàng đưa ra phân khúc khách hàng và có những sự tư vấn chính xác, thúc đẩy trực tiếp mong muốn của khách hàng. 

- Bán hàng kết hợp hàng hóa liên quan: mục đích chính của Up-selling chính là hoạt động bán thêm, tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng có thể sử dụng cho hoạt động này. Hãy thực hiện bán những sản phẩm, có sự liên quan tới sản phẩm mà khách hàng đã mua trước đó kết hợp với việc thông tin cho khách hàng về những lợi ích của sản phẩm bán thêm để kích thích sự tò mò, ham muốn được sử dụng sản phẩm. 

Thực hiện kết hợp hàng hóa bán thêm
Thực hiện kết hợp hàng hóa bán thêm 

- Áp dụng khuyến mãi có thời hạn: việc áp dụng các chương trình khuyến mãi với ưu đãi có giới hạn sẽ càng có sức hút đối với khách hàng nhiều hơn bởi nhiều người có xu hướng ưa chuộng với những món hàng có sự ưu đãi, giảm giá và nhất là những sản phẩm cao cấp. Đôi khi họ sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để sở hữu giá hời này nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của bản thân.

- Nâng cấp các sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng đã sử dụng trước đó để có thể tiếp cận và đề xuất những loại sản phẩm có giá trị hơn đến với khách hàng. 

- Sử dụng hình thức tặng quà: đối với khách hàng, một món quà nhỏ cũng sẽ tạo ra được những giá trị thân thiện, đồng thời đây cũng là hình thức để thể hiện tri ân của doanh nghiệp đối với khách hàng. Bên cạnh đó có thể thay thế bằng việc tặng voucher giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo hay những phiếu tích điểm để tạo ra sự khuyến khích đối với khách hàng. Mặc dù đây là hình thức Up-selling không trực tiếp nhưng lâu dài sẽ xây dựng được mối quan hệ bền vững và sẽ tạo dựng được lượng khách hàng trung thành nhất định đối với doanh nghiệp. 

Up-selling thực sự là phương pháp giúp thúc đẩy hiệu quả bán hàng nhanh chóng, giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng được nguồn doanh thu cao thông qua hoạt động bán thêm, đồng thời cũng tạo ra được lượng khách hàng tiềm năng nhất định mà không cần tốn quá nhiều thời gian hay chi phí nào để tìm kiếm. Xây dựng Up-selling chính là xây dựng sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp tuy nhiên cần có sự chọn lựa chiến lược kỹ càng để tránh xảy ra những sai sót gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh và nhất là mất đi những vị khách trung thành. 

Qua bài viết này, vieclam123.vn mong rằng bạn đã cái nhìn rõ hơn về Up-selling là gì, để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và ổn định, hãy biết cách xây dựng Up-selling hợp lý tùy theo đặc điểm, sự phát triển của doanh nghiệp và hãy luôn đặt nhu cầu của khách hàng lên trên hết nhé. Đó sẽ là điều kiện tất yếu để bạn có được sự thành công đó.  

Cross Sales là gì? Các nguyên tắc cơ bản cần đảm bảo khi thực hiện

Kinh doanh tạo ra lợi nhuận luôn là điều mà mọi doanh nghiệp mong muốn hướng đến, tuy nhiên làm sao để vừa duy trì hoạt động kinh doanh vừa có thể kích thích khách hàng sử dụng thêm những sản phẩm thêm của doanh nghiệp. Hình thức này được gọi là Cross sale. Vậy thì Cross sale là gì và để thúc đẩy hiệu quả bán hàng thì cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào? Tìm hiểu nhanh thông tin tại bài viết dưới đây nhé. 

Cross sale là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.