Tiện ích
Cẩm nang
Hiện nay, khái niệm truyền thông doanh nghiệp đang được sử dụng nhiều hơn để nói tới việc quảng bá hình ảnh công ty cũng như thương hiệu tới công chúng và toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp. Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa truyền thông doanh nghiệp và truyền thông nội bộ là một, tuy nhiên, về bản chất thì đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vậy, chính xác thì truyền thông doanh nghiệp là gì? Mục đích của truyền thông doanh nghiệp ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết về truyền thông doanh nghiệp qua bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Hiểu đơn giản thì truyền thông doanh nghiệp chính là quá trình truyền tải thông tin từ doanh nghiệp tới các đối tượng khác nhau như đối tác, khách hàng công chúng, đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là toàn bộ nhân viên trong công ty đó.
Dựa vào cách giải thích trên thì ta có thể thấy được 2 yếu tố chính trong truyền thông doanh nghiệp là truyền thông bên ngoài (hướng tới khách hàng, đối tác và đối thủ trực tiếp) và truyền thông nội bộ (nhân viên trong chính công ty, doanh nghiệp).
Đối với truyền thông doanh nghiệp, các phương tiện truyền thông được áp dụng vô cùng đa dạng, phong phú và không bị giới hạn một cách quá khắt khe. Vì vậy mà tùy theo từng thời điểm cũng như mục đích truyền tải mà doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn phương thức tương ứng. Tuy nhiên, để truyền thông doanh nghiệp có thể mang lại hiệu quả cao thì sẽ cần có sự đồng bộ ở cả truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ. Chính vì vậy mà sự gắn kết giữa 2 bộ phận này có vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác thực hiện truyền thông doanh nghiệp.
Đối với truyền thông doanh nghiệp thì về cơ bản sẽ có 2 mục đích chính như sau:
Mục đích đầu tiên của truyền thông doanh nghiệp chính là quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của công ty tới các đối tượng, công chúng bên ngoài. Bởi điều quan trọng của các doanh nghiệp chính là được biết tới và đây sẽ là cơ sở để hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả cao hơn. Khách hàng công chúng chính là đối tượng giúp doanh nghiệp mang đến doanh thu và lợi nhuận. Do vậy mà truyền thông doanh nghiệp sẽ là cách để doanh nghiệp đến gần hơn với đối tượng tiềm năng của mình.
Mục đích thứ 2 của hoạt động truyền thông doanh nghiệp chính là tạo nên sự kết nối mang tính liền mạch giữa toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Từ ban lãnh đạo cho tới tập thể nhân viên đều có sự thống nhất, gắn kết. Tạo dựng sức mạnh nội bộ chính là cách để doanh nghiệp gia tăng sức mạnh cho mình và có được những chiến lược phát triển hấp dẫn nhất.
Đây là 2 mục đích chính của truyền thông doanh nghiệp. Và để ý thì bạn sẽ thấy được rằng 2 mục đích này tương ứng với 2 bộ phận chính của truyền thông doanh nghiệp là truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ. Điều này có nghĩa là mục đích của truyền thông doanh nghiệp sẽ là vai trò, nhiệm vụ của từng phòng ban cấu tạo nên. Do đó mà sự đồng bộ chính là điều kiện quan trọng để tạo nên sự thống nhất về hình ảnh của doanh nghiệp trước các đối tượng được hướng đến. Như vậy mới có thể tạo dựng được niềm tin đối với công chúng cũng như toàn bộ nhân viên.
Như đã nói ở trên, truyền thông doanh nghiệp được cấu thành bởi 2 yếu tố là truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ. Vậy, điểm giống và khác nhau của 2 thành phần này là gì?
cả truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ đều cần có một kế hoạch phát triển mang tính lâu dài. Bởi chẳng thể nào ngày 1, ngày 2 mà có thể thực hiện thành công cả 2 yếu tố này.
Đối với truyền thông bên ngoài, việc nắm rõ và phân tích các số liệu là điều quan trọng để có thể đưa ra sự nhìn nhận, đánh giá ở thời điểm hiện tại cũng như xu hướng phát triển trong tương lai. Điều này bao gồm những dự tính ở tương lai gần và cả những điều ở xa hơn nhằm định hướng một chặng đường phát triển dài hơi của doanh nghiệp.
Tương tự như vậy, với truyền thông nội bộ cũng như thế. Doanh nghiệp cần xác định các điểm chạm phù hợp giữa doanh nghiệp với nhân viên. Từ đó tạo nên động lực và tinh thần làm việc hiệu quả tới toàn bộ nhân viên. Đồng thời, mang đến một mạng lưới gắn kết hoàn hảo để nhân viên có thể chia sẻ cũng như tìm được những điểm chung nhằm kết nối với nhau dễ dàng hơn.
Dù ở kế hoạch truyền thông bên ngoài hay nội bộ thì thông tin chính xác, trung thực, sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp cũng là điều rất quan trọng. Bởi chỉ khi nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp ở hiện tại như thế nào thì mới có thể đề ra các chiến lược truyền thông, quảng bá phù hợp nhất để đạt được mục tiêu cũng như kết quả mong muốn. Do đó mà số liệu, thông tin chính xác sẽ là cơ sở để tạo nên sự hoạch định hiệu quả trong tương lai.
Dù là truyền thông bên ngoài hay nội bộ thì tương tác đa chiều luôn là sự tương tác cần có.
Doanh nghiệp thông qua truyền thông bên ngoài để nhận được sự tương tác từ phía khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiềm năng. Cùng với đó chính là sự lan tỏa từ các khách hàng với nhau về thương hiệu. Tất nhiên, những vấn đề tiêu cực trong truyền thông cũng sẽ có khả năng lan truyền nhanh chóng như vậy. Vì thế mà doanh nghiệp cần chú trọng trong các vấn đề liên quan tới pháp luật, phong tục tập quán, văn hóa,.,... trong nội dung của mình.
Trong truyền thông nội bộ thì sự tương tác đa chiều có thể xem là nhiều hơn so với bên ngoài. Bao gồm sự tương tác giữa lãnh đạo với nhân viên, nhân viên với lãnh đạo, doanh nghiệp với nhân viên và nhân viên với nhân viên. Vì vậy mà mỗi một nội dung chia sẻ cũng cần được cẩn trọng, tránh tạo ra các phản ứng tiêu cực dẫn tới sự kém hiệu quả của truyền thông nội bộ.
- Đối tượng:
Truyền thông bên ngoài hướng tới đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như đối tác, khách hàng, đối thủ,.... Còn truyền thông nội bộ là hướng tới những đối tượng của chính doanh nghiệp, tức là toàn bộ nhân viên trong công ty.
- Mục đích:
Truyền thông bên ngoài hướng đến việc xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của công ty để tạo nên mối liên hệ đáng tin cậy giữa doanh nghiệp với công chúng.
Truyền thông nội bộ hướng đến sự gắn kết nội bộ giữa toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp.
- Sự tương tác:
Truyền thông bên ngoài có 3 sự tương tác được diễn ra: Doanh nghiệp - công chúng, công chúng - doanh nghiệp và công chúng - công chúng.
Truyền thông nội bộ sẽ có 4 sự tương tác: Doanh nghiệp - Nhân viên, lãnh đạo - nhân viên, nhân viên - lãnh đạo, nhân viên - nhân viên.
- Kênh truyền thông
Truyền thông bên ngoài thường lựa chọn các kênh truyền thông đại chúng như: truyền hình, báo chí, xe bus, bảng hiệu, các chương trình từ thiện,...
Truyền thông nội bộ sử dụng các kênh truyền thông phổ biến nhưng có sức lan tỏa nhanh như email, bảng tin, website, chat,...
Những thông tin trên có lẽ đã giúp bạn hiểu được truyền thông doanh nghiệp là gì cũng như các yếu tố cấu thành. Vậy, đối với doanh nghiệp, nên tiến hành truyền thông bên ngoài hay nội bộ trước?
Thực tế thì các doanh nghiệp thường chỉ chú trọng tới việc PR, marketing bên ngoài nhiều hơn truyền thông nội bộ. Thậm chí nhiều doanh nghiệp có xu hướng bỏ qua cũng như không để tâm tới yếu tố này. Vì vậy, xét về mặt phát triển lâu dài thì doanh nghiệp khó có sự ổn định về mặt nhân sự cũng như yếu tố nền tảng cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh bên ngoài.
Nếu như đã nắm rõ các lý thuyết liên quan tới truyền thông doanh nghiệp thì việc tiến hành song song cả 2 yếu tố này là cần thiết. Bởi khi công chúng biết tới thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhiều hơn thì đó chính là sự phản ánh về kết quả của đội ngũ nhân viên. Và việc tạo dựng được thành công của chiến lược chính là cơ sở để nhân viên cảm thấy tự hào và có thêm động lực, tinh thần làm việc hiệu quả hơn.
Khi yếu tố nội lực bên trong được đảm bảo thì đây chính là nền tảng để tạo ra những thành tích bên ngoài mà mọi người có thể thấy. Đối với doanh nghiệp cũng như vậy.
Trên đây là thông tin cơ bản về truyền thông doanh nghiệp được vieclam123.vn tổng hợp và gửi tới các bạn. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn làm rõ truyền thông doanh nghiệp là gì cũng như các yếu tố cấu thành nên truyền thông doanh nghiệp.
Hành trình trải nghiệm khách hàng là gì? Ý nghĩa và cách xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ