Tiện ích
Cẩm nang
Để đạt được mục tiêu đưa được sản phẩm thành công tới tay khách hàng thì doanh nghiệp sẽ chú trọng việc sử dụng các loại hình trung gian. Nói như thế cũng cho thấy được phần nào vai trò quan trọng của đối tượng này trong quá trình làm marketing cho sản phẩm. Vậy nên nếu bạn đang hoạt động ở mảng marketing thì không thể không nắm rõ trung gian phân phối là gì. Qua bài viết này, cùng vieclam123.vn khám phá làm sáng tỏ thuật ngữ nhé.
MỤC LỤC
Thuật ngữ này thường được gọi với tên tiếng Anh chuyên ngành là Distribution intermediaries hoặc Marketing intermediaries. Đó là từ chỉ những đối tượng là cá nhân hay tổ chức nắm giữ vai trò, nhiệm vụ giúp cho doanh nghiệp truyền thông, quảng bá và quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp phân phối hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tới tận tay khách hàng.
Trong hoạt động marketing của bất kể doanh nghiệp nào cũng vậy, mỗi một doanh nghiệp dường như đều cần và có liên quan tới các trung gian phân phối. Đôi khi chỉ cần một nhưng cũng có những chiến dịch phải cậy nhờ tới rất nhiều trung gian phân phối.
Đó là cơ hội việc làm cực kỳ lớn cho những ai lựa chọn vị trí công việc này. Tuy nhiên, để có một sự nghiệp thành công như mong đợi, trước khi bước vào, hơn ai hết bạn phải hiểu rằng bạn không chỉ có vai trò duy nhất là quảng bá để phân phối sản phẩm đi nhiều nơi mà quan trọng hơn thế, bạn phải hiểu rõ bạn đang phân phối cái gì.
Nhìn ở chiều sâu, yêu cầu này đang buộc những nhà phân phối trung gian phải có trách nhiệm cao độ, có cái tâm hành nghề. Bởi lẽ, chỉ khi nào bạn hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ mà mình phụ trách phân phối tới khách thì bạn mới biết cách quảng bá nó hiệu quả nhất, tập trung vào giá trị cốt lõi của nó. Thêm vào đó, với vai trò trung gian, bạn hiểu sản phẩm thì mới có thể tạo được lợi ích cần thiết cho các bên.
Một cách tổng quan với những chia sẻ trung gian phân phối là gì, chúng ta không thể nào phủ nhận được vai trò mà người trung gian mang đến cho kênh phân phối của doanh nghiệp. Nếu như không có họ, thuyết kinh doanh nào cũng có thể mạnh dạn khẳng định rằng doanh nghiệp gần như không thể hoạt động.
Sở dĩ trung gian phân phối nắm giữ vai trò quan trọng như thế là bởi vì trung gian thường là cá nhân, nhóm hay thậm chí là cả một doanh nghiệp đứng ra đồng hành cũng công ty trong việc phân phối sản phẩm của công ty tới tận tay người dùng cuối.
Dù bạn đọc đang quan tâm tới trung gian phân phối với tư cách là người tìm việc hay doanh nghiệp muốn tìm kiếm trợ thủ hỗ trợ, giúp sức cho kênh phân phối của mình thì việc đào sâu và rõ ràng về vai trò, các kiểu người trung gian cũng sẽ giúp ích đối với mọi mục tiêu của bạn. Ngay phía bên dưới sẽ là nội dung phù hợp để ban dễ dàng có được thông tin đầy đủ hơn về trung gian phân phối.
Có thể việc phân phối sản phẩm được xuất hiện dưới nhiều hình thức và nhiều đối tượng nhưng trong marketing và hệ thống phân phối của doanh nghiệp, chỉ có 4 nhóm phổ biến sau được công nhận. Những nhóm này cũng đã khá quen thuộc với mỗi chúng ta. Đó là đại lý, nhà bán lẻ, nhà bán buôn, nhà phân phối. Mỗi loại trung gian này lại có đặc điểm riêng và gánh vác nhiệm vụ riêng.
Tìm hiểu chi tiết hơn về họ để chọn cho mình một vai trò hoặc doanh nghiệp chọn được đơn vị phù hợp nhất nhé.
Đây là những đối tượng có vai trò tương đương như phần mở rộng của doanh nghiệp sản xuất. Họ sẽ làm nhiệm vụ chính là đại diện cho đơn vị trong công cuộc quảng bá, chào bán một sản phẩm nào đó. Họ hoàn toàn không trực tiếp sở hữu sản phẩm nhưng lại là người chiếm hữu sản phẩm suốt quá trình làm việc. Lợi nhuận mà họ kiếm về cho chính mình đó là thông qua kình thước hoa hồng.
Khác với đại lý, những người trung gian trong nhóm thứ hai này sẽ lấy danh nghĩa của hàng hóa/dịch vụ để làm nhiệm vụ. Theo đó, họ sẽ không mua sản phẩm với số lượng lớn mà không bán ra ngay, thay vào đó sẽ lưu lại đợi đến lúc thích hợp thì sẽ bán lại cho thị trường.
Với tư cách người bán buôn, họ không xác định mục tiêu cuối cùng là khách hàng cuối cùng. Họ sẽ bán lại cho những đối tượng cũng là người trung gian khác, chẳng hạn như những người chuyên bán lẻ. Lợi nhuận mà người bán buôn kiếm về dựa vào phần chênh của giá cả họ bán ra cho những người trung gian khác so với số tiền họ trả để mua số lượng hàng hóa về.
Nhà phân phối có phương thức hoạt động cũng gần giống với nhóm bán buôn. Điểm tương đồng nằm ở chỗ họ nắm quyền sở hữu đối với sản phẩm vì họ đã bỏ một số tiền ra để “mua đứt” chúng.
Sau khi mua, họ sẽ lưu sản phẩm để đến thời điểm thích hợp lại bán ra với giá cao hơn số tiền mua. Có sự liên kết giữa các nhà phân phối với nhau để có thể tạo nên những dòng sản phẩm bổ sung trên thị trường. Chẳng hạn như đã là nhà phân phối của Bia Hà Nội thì sẽ không phân phối sản phẩm của Bia 333 nữa, ngược lại. Lợi ích có được từ cách thức này đó là tạo dựng nên những mối quan hệ hợp tác bền vững, lâu dài hơn những người bán buôn.
Những nhà bán lẻ có rất nhiều kiểu đối tượng. Đó có thể là một cửa hàng tạp hóa, hay là chuỗi siêu thị lớn. Dù quy mô lớn nhỏ thế nào thì nhà bán lẻ cũng là người đem sản phẩm đến trực tiếp người dùng cuối.
Cả 4 kênh trung gian này tuy có những chức năng riêng nhưng họ đều chung vai trò trung gian. Vậy vai trò trung gian của họ được biểu hiện thông qua những giá trị nào?
Việc khai thác được trung gian phân phối là gì một cách rõ ràng, bên cạnh đó còn nhận diện được 4 nhóm trung gian phổ biến và đặc điểm của từng nhóm, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy những giá trị được tỏa sáng trong vai trò của họ.
Từ trong thực tế, chúng ta dường như không thấy một đơn vị chuyên sản xuất nào tự tổ chức mạng lưới phân phối riêng bởi lẽ nguồn chi phí phải đầu tư sẽ rất lớn. Thậm chí đến cả những tập đoàn quy mô lớn, tập đoàn đa quốc gia như Coca Cola, Vinamilk, Unilever, … cũng cho rằng đó là việc mạo hiểm và họ không lựa chọn để tiến hành.
Họ lựa chọn một con đường thông minh hơn và đem đến sự an toàn đó chính là dựa vào các đại lý, nhà phân phối. Những đối tượng này dù là đại diện cho cách phân phối truyền thống nhưng vẫn luôn mang tới sự hiệu quả lớn vì họ tiếp cận thị trường ở chiều sâu hơn nên giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa thị trường.
Nói rõ ràng hơn cho vai trò này thì việc tăng ở đây chính là tăng khả năng tiếp cận khách hàng ở phạm vi mở rộng hơn và giảm đầu mối phải tiếp xúc cho nhà sản xuất và cả khách hàng. Sở dĩ đạt được điều này là bởi vì mạng lưới phân phối có đặc điểm hoạt động “phủ sóng” khắp nơi, từ phạm vi rộng lớn cho tới các ngóc ngách nhỏ hẹp nhất, phủ từ thành thị đến khu vực nông thôn.
Chỉ cần một vài điểm bán lẻ đủ để phục vụ lượng khách hàng nhất định, và nhiều điểm bán lẻ như thế được nhân lên sẽ tiếp xúc với vô số khách hàng không đếm xuể. Từ nhà sản xuất, họ cũng chỉ cần tiếp xúc với một vài nhà phân phối thì đã có thể thành công trong việc phân phối sản phẩm.
Trung gian phân phối thể hiện rõ mô hình mua đứt bán đoạn. Nhưng điều đó cũng cho thấy việc họ gián tiếp chia sẻ hiệu quả các rủi ro với nhà sản xuất về hàng hóa. Vậy nên nhà sản xuất có thể an tâm hơn về đầu ra cho sản phẩm. Cùng với đó họ còn có thể thu về một số vốn lớn để xoay vòng nhịp sản xuất. Đó là quy trình tái đầu tư diễn ra theo chu kỳ.
Với vai trò nó, chúng ta nhận thấy rõ từ khái niệm trung gian phân phối là gì? Trung gian phân phối luôn là những người ở gần sát thị trường, sinh hoạt của họ hòa nhịp với thị trường cho nên hơn ai hết, họ hiểu rất rõ tập quán, phong tục, thói quen mua hàng của người dân, thậm chí là có sự phân chia theo khu vực.
Nếu không có sự kết nối, bên mua và bên bán sẽ chẳng thể biết đến nhau. Vậy sự có mặt của trung gian phân phối chính là làm bà mối dẫn hai đối tượng có cung và có cầu này tìm đến nhau. Lúc này, nhà phân phối trung gian sẽ đảm đương vai trò chuyên gia bán hàng của đơn vị sản xuất, cũng là cả đại lý mua hàng để đưa hàng hóa tới cho người tiêu dùng.
Sản phẩm được phân phối vào trong thị trường thông qua trung gian phân phối sẽ phải được thực hiện trên bản hợp đồng kết nối. Trong hợp đồng chứa đựng những điều khoản để đảm bảo sự an toàn cho cả đôi bên: nhà sản xuất và nhà phân phối trung gian. Do đó, khi ở khu vực nào đó không thuận lợi kinh doanh thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể xử lý nhanh, kịp thời bằng cách rút khỏi thị trường mà không phải lo các rủi ro trên nhiều phương diện khác.
Nhìn chung, qua bài chia sẻ về trung gian phân phối là gì, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định, đó là một mắt xích vô cùng quan trọng giúp cho sản phẩm dễ dàng tới được khách hàng cuối cũng như cơ hội để nhà sản xuất bán được hàng. Bạn nghĩ sao về công việc này nếu là một người tìm việc và bạn sẽ tận dụng trung gian phân phối như thế nào khi là nhà sản xuất. Hãy chia sẻ để vieclam123.vn được biết nhé!
GT là một loại hình phân phối hàng hóa mà nếu ai làm trong mảng kinh doanh, sản xuất không biết rõ bản chất GT là gì sẽ khó nắm bắt và thâm nhập vào thị trường. Để hoạt động có hiệu quả, vieclam123.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình GT trong kinh doanh nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ