Tiện ích
Cẩm nang
Ngữ pháp của Việt Nam luôn luôn đa dạng và phong phú, như một yếu tố bổ sung ngữ nghĩa, trạng ngữ được sinh ra và sử dụng vô cùng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Mặc dù khá thông dụng trong thường nhật tuy nhiên không có nhiều người hiểu rõ thực sự trạng ngữ là gì cũng như bản chất khác nhau của từng loại trạng ngữ riêng biệt.
MỤC LỤC
Trạng ngữ hay còn được gọi là trạng từ, đây là một hình thể ngữ pháp nằm trong nhóm bổ sung ý nghĩa và xác định hoàn cảnh cho câu văn. Trạng ngữ được định nghĩa là thành phần phụ, bổ sung ý nghĩa cho thành phần, nội dung chính của câu văn. Từ trạng có nghĩa là trạng thái, tính chất, nguyên nhân của sự việc, do đó trạng ngữ là những từ ngữ bổ xung thông tin về các yếu tố liên quan đã được kể bên trên.
Như đã nói ở phía trên, trạng ngữ phục vụ cho mục đích làm sáng tỏ ngữ nghĩa của câu văn. Thu hẹp chủ thể và phổ quát nghĩa nhằm tránh cho những hiểu lầm đáng tiếc, sự sai lệch thông tin giữa người nói và người nghe
Trạng ngữ có thể được xác định qua 5 câu hỏi: ở đâu, khi nào, vì sao, bằng cách nào, vì mục đích gì?
Mỗi một câu hỏi được đưa ra đều sẽ xác định một loại trạng ngữ, có thể kể đến như
Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Trạng ngữ chỉ thời gian
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Trạng ngữ chỉ phương tiện
Trạng ngữ chỉ mục đích
Trạng ngữ đã từng được cho là một trong những ngữ pháp phổ biến và dễ nhầm lẫn đặc biệt là với các học sinh tiểu học. Chính vì vậy khi bắt đầu tiếp xúc với trạng ngữ, học sinh sẽ được dạy trước 3 hình thái trạng ngữ cơ bản đó chính là: trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn và trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Trạng ngữ chỉ phương tiện và trạng ngữ chỉ mục đích sau khi học sinh đã nắm rõ được nền tảng mới tiến hành truyền đạt kiến thức.
Nhận xét chung về trạng ngữ nguyên nhân và trạng ngữ mục đích khá giống nhau. Chính vì điều này mà khi bắt đầu tiếp xúc thêm với khái niệm trạng ngữ chỉ mục đích có khá nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc nhận diện và phân loại. Tất nhiên chỉ là giai đoạn khởi đầu, sau khi đã hiểu rõ về bản chất thì việc hoàn thành các bài tập trạng ngữ trở nên khá dễ dàng.
vậy cuối cùng trạng ngữ có được coi là một ngữ pháp có hay không? câu trả lời là có trong giai đoạn đầu tiếp xúc, theo thời gian thì đây lại trở thành ngữ pháp dễ hiểu và phổ thông.
Có khá nhiều bạn trả nhầm lẫn về trạng ngữ kết quả trong tiếng Việt, thật ra không hề tồn tại khái niệm trạng ngữ hay trạng từ chỉ kết quả trong tiếng việt. Có lẽ sau khi tiếp xúc với các ngôn ngữ khác như tiếng anh hoặc tiếng trung. Nơi sở hữu các mệnh đề quan hệ, hoặc trạng từ chỉ kết quả thì sẽ xảy ra đôi chút nhầm lẫn ngôn ngữ.
Kết quả trong tiếng việt thường được xác định bởi trạng từ chỉ nguyên nhân, mục đích kết hợp với một vài liên từ và mệnh đề để tạo thành.
Ví dụ như: vì hôm qua ngủ sớm nên tôi dậy sớm.
Lúc này vì hôm qua ngủ sớm chính là mệnh đề nguyên nhân được tạo thành từ trạng ngữ chỉ nguyên nhân, và mệnh đề chỉ kết quả được xác định bởi cụm từ chỉ kết quả và liên từ nên.
Câu trả lời là có, hoàn toàn có thể. Mỗi một câu văn sẽ được xác định bởi 2 yếu tố chính đó chính là không gian và thời gian. Chỉ cần có 1 trong 2 yếu tố cũng đủ khiến cho câu trở nên xác thực, cụ thể và rõ ràng. Chính vì vậy việc có 2 hoặc thậm chí là nhiều hơn sẽ càng khiến cho bối cảnh của câu nói sáng tỏ, thông tin đưa tới phía người nhận nhanh và tốt hơn.
Ví dụ cụ thể cho câu văn sử dụng 2 hoặc nhiều hơn trạng ngữ
Với câu sử dụng 2 trạng ngữ: Mùa thu, quê tôi, hoa sữa rơi đầy
Có thể thấy được sự kết hợp của trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn
Với câu sử dụng nhiều hơn 2 trạng ngữ: Để tìm lấy con đường cứu nước mà vào ngày 5/6/1911, tại bến cảng nhà rồng, người thanh niên với đôi bàn tay trắng chọn theo xứ người chen chúc.
ở đây chúng ta thấy có tận 4 trạng ngữ được sử dụng trong đó có thể kể đến như trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân và cách thức.
Có tất cả 5 loại trạng ngữ tất cả trong đó bao gồm
Trạng ngữ chỉ thời gian được sử dụng nhằm mục đích bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian đối với câu nói. Trạng ngữ chỉ thời gian được xếp vào nhóm có tần suất sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày nhờ vào tính thông dụng.
Trạng ngữ chỉ thời gian có thể được xác định bằng cách đặt ra những câu hỏi như: lúc nào? Khi nào? Vào thời điểm nào?
Ví dụ: mùa thu, cây bàng lá rụng
Lúc này, mùa thu chính là trạng ngữ chỉ nơi chốn được nhắc tới.
Trạng ngữ chỉ nơi chốn được sử dụng để xác định hoàn cảnh địa lí của sự vật, sự việc diễn ra. Cũng giống như trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn được xếp vào nhóm trạng ngữ được sử dụng nhiều nhất trong thường nhật.
Các câu hỏi có thể được sử dụng để xác định các trạng ngữ chỉ nơi chốn có thể kể đến như: ở đâu? ở nơi nào? ở chỗ nào?
Ví dụ: em để quên vở bài tập ở nhà
lúc này ở nhà chính là trạng ngữ chỉ nơi chốn được nhắc tới.
Không phổ quát và thông dụng như trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân được sử dụng để xác định nguyên nhân xảy ra, lí do cho hành động của chủ thể, sự vật, sự việc được đề cập tới trong câu văn, câu nói.
Các câu hỏi thường chỉ ra vị trí của trạng ngữ chỉ nguyên nhân bao gồm: tại sao, do đâu, bởi vì,..
Ví dụ: Vì hôm qua em bị mất ngủ nên nay em đi học muộn
Mất ngủ tại thời điểm hôm qua là lí do khiến cho chủ thể trong câu nói là em hôm nay bị đi muộn.
Trạng ngữ chỉ mục đích nhằm xác định mục đích và đối tượng chủ thể quyết định thực hiện hành động của mình. Như đã đề cập bên trên, trạng ngữ chỉ mục đích khá dễ bị nhầm lẫn đối với trạng ngữ chỉ nguyên nhân vì vậy cần phải chú ý khi xác định 2 trạng ngữ này.
Các câu hỏi xác định trạng từ mục đích: vì mục đích gì, bởi vì, vì để,...
Ví dụ: Vì để có kết quả thi tốt nên em học hành rất chăm chỉ
Vì để có kết quả thi tốt mệnh đề chỉ mục đích được xác định bởi trạng ngữ trong câu
Trạng ngữ chỉ phương tiện nhằm xác định phương thức mà hành động diễn ra
Các câu hỏi có thể được sử dụng để xác định trạng từ chỉ phương tiện có thể kể đến như: bằng cách nào, với cách, bằng việc
Ví dụ: tôi đi lên Hà Nội bằng xe máy
Bằng xe máy ở đây chính là trạng từ chỉ phương tiện
Vừa rồi là tất cả những chia sẻ về trạng ngữ là gì, đặc điểm của trạng ngữ cũng như cách để dùng trạng ngữ hiệu quả. Mong rằng bài viết này có thể sẽ giúp ích các bạn trong tương lai.
Cùng nằm trong trường ngữ pháp của Việt Nam, điệp từ, điệp ngữ được đánh giá là một trong những phép tu từ được sử dụng phổ biến nhất. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem điệp ngữ là gì ngay tại đây
MỤC LỤC
Chia sẻ