Tiện ích
Cẩm nang
Điệp ngữ hẳn đã là một từ ngữ không còn có xa lạ với chúng ta. Thế nhưng bên cạnh khái niệm điệp ngữ là gì, phép tu từ này còn có nhiều điều đặc biệt mà không phải ai cũng nắm rõ. Chính vì vậy mà trong bài viết sau đây, vieclam123.vn sẽ bật mí cho bạn những điều vô cùng thú vị về phép tu từ này nhé!
MỤC LỤC
Theo sách giáo khoa Ngữ văn 7, điệp ngữ là một biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại của một từ hoặc cụm từ nhiều lần một cách có chủ ý trong một câu nói, một đoạn văn hoặc đoạn thơ. Mục đích của việc này đó là tác giả muốn gây sự chú ý, nhấn mạnh, khẳng định, hay liệt kê một vấn đề nào đó.
Là một phép tu từ đem lại hiệu ứng tốt trong việc giúp tác giả biểu lộ cảm xúc cũng như cách diễn đạt, thế nhưng không giống như các dạng từ khác như đồng âm hay trái nghĩa, điệp ngữ ít được sử dụng trong văn học và chủ yếu được sử dụng nhiều hơn trong thơ ca. Sử dụng điệp ngữ một cách khéo léo không chỉ giúp tác giả thể hiện được trọn vẹn cảm xúc của mình mà còn giúp bài thơ hay câu văn có vần điệu, có tính nhạc khi đọc lên sẽ nghe hay hơn rất nhiều.
Một dạng điệp khác tương tự như điệp ngữ đó là điệp cấu trúc cú pháp. Nếu điệp từ điệp ngữ là sự sự lặp lại của các từ hoặc các cụm từ thì trong thi ca, việc lặp lại một câu hay một cấu trúc câu trong những câu thơ đứng cạnh nhau hay xen kẽ được xem gọi là điệp cấu trúc ngữ pháp. Điệp cấu trúc ngữ pháp được dùng nhiều trong thơ ca và có tác dụng nhấn mạnh hoặc liệt kê là chủ yếu.
Trong văn nói thường ngày, chúng ta thường sử dụng điệp ngữ để liệt kê những sự vật, sự việc cũng như nhấn mạnh cảm xúc tại thời điểm nói. Thậm chí hoàn toàn có thể nói rằng, điệp ngữ đã đi vào văn nói và cuộc sống hàng ngày của chúng ta như một lẽ thường. Giống như cách mà chúng ta sử dụng so sánh, ẩn dụ hay nhân hóa, điệp ngữ giúp văn phong của người nói trở nên phong phú và duyên dáng hơn, cách thể hiện cảm xúc khi giao tiếp cũng nhờ đó mà tự nhiên mượt mà chứ không hề khô khan hay cộc lốc.
Một trong những hiệu quả mà hầu hết tất cả các phép tu từ đều có đó là giúp cho câu văn có tính liên tưởng, gợi hình. Hãy xem ví dụ: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, dễ dàng nhận thấy điệp từ “dốc” đã khiến câu văn giàu tính tượng hình hơn, giúp người đọc liên tưởng đến những đồi núi chông chênh, hiểm trở.
Ngoài khả năng tăng sức gợi hình gợi cảm, điệp ngữ còn có tác dụng khẳng định. Ví dụ như trong câu thơ: “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh/ lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng” có thể thấy rằng, cụng từ được điệp lại ở hai câu thơ đã có tác dụng khẳng định vẻ đẹp đơn thuần mà tinh khiết của hoa sen, khẳng định vẻ đẹp ấy chính là tượng trưng cho Quốc hồn của dân tộc Việt.
Không chỉ trong văn nói thường ngày mà cả trong văn viết, điệp ngữ cũng có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc. Ví dụ như trong câu thơ là: “Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua” thì điệp từ “mấy’ đã nhấn mạnh những khó khăn gian truân mà một tình yêu đôi lứa phải trải qua, đồng thời nhấn mạnh về tình cảm sâu đậm của nhân vật đã mà tác giả đã gửi gắm vào câu thơ.
Tác dụng của điệp ngữ trong việc liệt kê các sự vật sẽ giúp ta hiểu hơn về ý nghĩa của nó qua ví dụ sau: “Còn trời, còn nước, còn non/Còn cô bán rượu anh còn say sưa” một trong những hiệu quả của phép điệp ngữ mang lại đó là nó vừa giúp chúng ta liệt kê những sự vật, hiện tượng để bổ sung cho hiệu quả nhấn mạnh vừa giúp câu văn trở trên duyên dáng hơn mà không hề bị lủng củng như cách liệt kê thường dễ gặp phải. Điển hình trong ví dụ trên đó là điệp từ “còn” đã giúp liệt kê những sự vật có sự liên kết với nhau qua đó bổ sung cho hiệu ứng nhấn mạnh tình cảm dành cho cô gái bán rượu đã được tác giả nhắc đến trong câu thơ.
Có 3 dạng điệp ngữ là là điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ vòng và điệp ngữ nối tiếp.
Điệp ngữ nối tiếp là loại điệp ngữ mà các từ ngữ lặp lại nối tiếp nhau để tạo điểm nhấn về cảm xúc hay các ý nghĩa quan trọng mà tác giả muốn đề cập. Khi sử dụng loại điệp ngữ này bạn cần chú ý về ngữ điệu để tránh bị lủng củng cũng như dễ biến điệp ngữ trở thành lặp từ nhé.
Điệp ngữ chuyển tiếp hay còn được gọi với một cái tên khác là điệp ngữ vòng. Loại điệp ngữ này thường được dùng phổ biến trong thể thơ lục bát, thất ngôn bát cú hay thể thơ tứ tuyệt. Với tính đặc trưng của điệp ngữ cũng như tùy vào cách sử dụng, biến tấu khéo léo của tác giả mà điệp ngữ chuyển tiếp giúp cho câu thơ trở nên uyển chuyển, mượt mà hơn nhưng vẫn đảm bảo ý nghĩa được thể hiện trọn vẹn.
Trái ngược với điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ ngắt quãng thường sẽ cách nhau một vài từ hoặc một câu rồi mới lặp lại. Dạng điệp ngữ này vẫn có tác dụng nhấn mạnh và bổ sung ý nghĩa, ngoài ra vì cấu trúc lặp lại của nó không liên tục nên trong thi ca, tùy vào âm điệu và cách sử dụng của tác giả mà điệp ngữ sẽ phát huy tác dụng giúp câu thơ mượt mà và có tính nhạc.
Điệp ngữ là một phép tu từ được sử dụng phổ biến và gắn liền trong thơ ca cũng như trong văn nói hàng ngày, nhưng đôi lúc chúng ta vẫn vấp phải những lỗi diễn đạt khiến phép điệp ngữ trở thành lỗi lặp từ. Thế nên bên cạnh việc am hiểu về khái niệm điệp ngữ là gì thì người đọc cần ghi nhớ thêm những lưu ý để có thể sử dụng phép tu từ này hiệu quả nhất.
Khi sử dụng phép điệp ngữ người dùng cần xác định rõ mục đích sử dụng, phép điệp ngữ mang lại hiệu quả cao trong cách diễn đạt nhưng như vậy không có nghĩa là chúng ta có thể tùy ý lạm dụng nó trong văn nói cũng như văn viết. Phép điệp chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi chúng ta biết sử dụng nó đúng lúc đúng chỗ, lựa chọn đúng từ ngữ, với âm sắc và ý nghĩa phù hợp, nếu không việc cố ý sử dụng điệp ngữ bằng cách lặp lại các cụm từ sẽ khiến tổng thể cả đoạn văn, đoạn thơ hoặc câu nói trở thành một tổ hợp lặp từ lủng củng với ý nghĩa không rõ ràng. Khi viết một bài văn, bài thơ ta có thể kết hợp nhiều biện pháp tu từ khác nhau như điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ,...để nâng cao hiệu quả diễn đạt. Thế nhưng để tránh những lỗi sai khiến cho văn phong không hay, ta cần chú ý chọn lọc từ ngữ cũng như bối cảnh của câu văn, câu thơ để sử dụng những phép tu từ sao cho phù hợp, hạn chế việc lạm dụng quá nhiều nhưng ý nghĩa của câu không được làm rõ và nhấn mạnh.
Trên đây là một số thông tin xoay quanh khái niệm điệp ngữ là gì cũng như hiệu quả mà nó mang lại trong văn nói và văn viết. Hi vọng những chia sẻ vừa rồi của vieclam123.vn đã cung cấp cho độc giả những kiến thức bổ ích.
Bản vẽ shop drawing là gì? Bản vẽ shop drawing có vai trò như thế nào trong thi công công trình xây dựng? Bạn hãy cùng tìm hiểu về loại bản vẽ này trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ