close
cách
cách cách cách cách cách

Trám răng sâu là gì? Tác dụng của trám răng sâu là gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong suốt quá trình phát triển của con người, chỉ cần không chú ý, chúng ta dễ dàng để răng bị tổn thương hay răng bị sâu. Tuy nhiên, với khoa học công nghệ ngày nay, chúng ta dễ dàng khắc phục tình trạng này bằng kỹ thuật trám răng sâu. Đây là một giải pháp nhanh gọn mà lại tiết kiệm chi phí. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu phương pháp trám răng sâu trong bài viết sau!

1. Hiểu về trám răng sâu

1.1. Định nghĩa về trám răng sâu

Trám răng sâu là một kỹ thuật nha khoa mới được sáng tạo trong những năm gần đây. Trám răng sâu chính là một phương pháp sử dụng các vật liệu nha khoa để lấp đầy các khoảng trống nơi răng bị tổn thương, đồng thời phương pháp này còn giúp ức chế quá trình tiến triển của sâu răng.

Mục đích chính của phương pháp này chính là khôi phục cấu trúc tự nhiên của răng, điều này sẽ mang lại tính thấm mỹ, đồng thời phục hồi chức năng nhai, nghiền, cắn thức ăn của răng.

Phương pháp chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp răng bị sâu từ nhẹ đến trung bình. Trước khi sử dụng vật liệu nha khoa để trám đầy lỗ kín, họ sẽ cần làm sạch, loại bỏ các vi khuẩn có hại gây nên hiện tượng sâu răng. Điều đặc biệt phương pháp này ở chỗ, trám răng sẽ hoạt động như một loại mặt nạ, bảo vệ răng trước sự tấn công của mọi loại vi khuẩn, từ đó sẽ giảm khả năng bị tái nhiễm sâu răng.

Trám răng sâu là gì
Trám răng sâu là gì?

1.2. Tác dụng của trám răng sâu là gì?

Trám răng sâu là một phương pháp vô cùng hiệu quả và sử dụng phổ biến trong những năm gần đây. Nó không chỉ giúp tạo thành một lớp bảo vệ răng, mà còn có thể khôi phục cấu trúc bình thường của răng.

Ngoài ra, khi răng bị sâu nặng, rất có thể ăn sâu vào bên trong tủy, gây nên hiện tượng viêm tủy, mẻ răng hay thậm chí khiến răng bị lung lay, điều này dễ dàng khiến cho bạn bị mất răng. Do vậy, chúng ta cần phải trám răng sâu một cách kịp để mau chóng khôi phục, giữ lại chiếc răng bị sâu, không cần phải mất công nhổ bỏ.

Không chỉ vậy, trám răng sâu còn giúp giảm các nguy cơ bệnh lý về răng. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, khi vi khuẩn gây sâu răng sẽ tấn công vào lớp men răng, gây phá hủy lớp ngà răng, tủy răng và các cấu trúc xung quanh răng. Khi bạn sử dụng phương pháp trám răng sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn có thể gây hại cho răng, từ ngăn ngừa các biến chứng có thể xuất hiện xung quanh chiếc răng sâu của bạn.

Sau khi trám răng sâu, cấu trúc chiếc răng sâu của bạn sẽ phục hồi hoàn toàn. Điều này sẽ giúp bạn có thể cắn nhai thoải mái, ăn những món ăn mà mình yêu thích. Không chỉ vậy, chất liệu trám răng có màu sắc khá tương đồng với những chiếc răng thật. Điều này sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ, tạo sự hài hòa, cân đối giữa răng thật và răng bị trám.

Trám răng sâu giúp bảo vệ răng khỏi vi khuẩn
Trám răng sâu giúp bảo vệ răng khỏi vi khuẩn

2. Các bước cần làm khi thực hiện trám răng sâu

2.1. Chấn đoán trước khi trám răng

Trước khi trám răng, những người bị sâu răng sẽ được các bác sĩ xem xét, chẩn đoán tình trạng bệnh của răng bị sâu, đồng thời tư vấn các phương pháp để có thể trám răng phù hợp nhất với từng người bị bệnh sâu răng.

Khi chấn đoán, các bác sĩ sẽ xem các triệu chứng điển hình của sâu răng như xuất hiện các đốm đen, răng đã xuất hiện các lỗ thủng, đồng thời đã có cảm giác bị đau nhức bất thường. Tuy nhiên, sự quan sát của các bác sĩ mới chỉ là chẩn đoán bước đầu, để có thể xem xét kỹ lưỡng tình trạng của bệnh, đồng thời có những kế hoạch để xử lý một cách hiệu quả, họ sẽ có các kỹ thuật như sau:

2.1.1. Gõ và thăm dò răng bị sâu

Khi thực hiện kỹ thuật này, đầu tiên các bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ nha khoa chuyên dụng, gõ nhẹ vào bề mặt răng bị sâu. Từ cảm giác và âm thanh phát ra ở những chiếc răng bị sâu, các bác sĩ sẽ xác định mức độ răng sâu hay nhẹ. Sau đó, các bác sĩ sẽ sử dụng thám trâm nha kha để thăm dò vị trí, xem xét răng bị sâu, để từ đó có thể xác định vết sâu và đường của lỗ sâu răng.

Gõ và thăm dò răng bị sâu
Gõ và thăm dò răng bị sâu

2.1.2. Chụp X-quang cho răng sâu

Trong một số trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đề nghị các bạn chụp X-quang để có thể nhìn thấy rõ hình ảnh chiếc răng bị sâu. Việc chụp X-quang này không chỉ giúp chúng ta nhìn thấy bên ngoài, mà còn cả cấu trúc bên trong của răng, để từ đó có thể nhìn thấy dễ dàng mức độ nặng nhẹ của vết sâu.

Điều này là vô cùng quan trọng, việc nhìn thấy cấu trúc bên trong chiếc răng sẽ giúp các bác sĩ xác định phạm vị ảnh hưởng thực sự của bệnh. Để từ đó có các quyết định như trám răng, nhổ bỏ hay chữa tủy.

2.1.3. Kết luận và lên kế hoạch

Tất cả những kỹ thuật được đề cập ở trên sẽ giúp các bác sĩ liệt kê được dữ liệu chính xác, để từ đó xây dựng được một phác đồ điều trị phù hợp cho từng căn bệnh.

Không phải tất cả trường hợp sâu răng là có thể sử dụng phương pháp trám. Điều này phù thuộc rất nhiều vào tình trạng vết thương. Khi sâu răng mới chỉ phát triển, những vùng ảnh hưởng còn rất nhỏ, chưa ảnh hưởng đến ngà răng, rất có thể bạn sẽ được chữa trị bằng phương pháp tái khoáng, thay vì sử dụng kỹ thuật trám răng không cần thiết.

2.2. Trám răng sâu sẽ có quy trình như thế nào?

Sau khi khám tổng quát tình trạng của bệnh răng, các bạn sẽ được trám răng sâu bằng các bước sau:

2.2.1. Cần vệ sinh răng miệng

Điều này là rất quan trọng, trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào, đầu tiên, bạn cần làm sạch vết thương. Phương pháp trám răng cũng vậy, đầu tiên, bạn sẽ dùng nước súc miệng do bác sĩ chỉ định, làm sạch toàn bộ hàm răng. Sau đó, các bác sĩ sẻ sử dụng thuốc sát trùng, bôi lên vùng răng bị tổn thương để loại bỏ vi khuẩn, tránh tính trạng tái nhiễm trùng trong khi điều trị.

Cần vệ sinh trước khi trám răng sâu
Cần vệ sinh trước khi trám răng sâu

2.2.2. Gây tê răng bị sâu

Đối với những trường hợp bị sâu răng ở mức độ nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ xịt thuốc hoặc tiêm thuốc gây tê vào chân răng. Điều này sẽ giúp chúng ta giảm cảm giác đau đớn, giảm cảm giác khó chịu trong suốt quá trình chữa răng. Đồng thời, các bác sĩ sẽ dùng các bộ phận chuyên dụng, loại bỏ ngà sâu và các vết thức ăn còn xót lại trên chiếc răng bị sâu.

Cuối cùng, các bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan để tạo hình xoang trám trên bề mặt răng. Kích thước hình lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào chất liệu, cũng như kỹ thuật trám mà đã được chọn lựa cẩn thận.

2.2.3. Bắt đầu trám răng sâu

Trước khi tiến hành trám răng sâu, các bác sĩ sẽ bôi một lớp axit nhẹ lên bề mặt chiếc răng bị tổn thương. Sau đó, họ sẽ xịt lớp kep nha khoa chuyên dụng có khả năng kết dính cao lên bề mặt chỗ cần điều trị.

Không những vậy, họ còn sử dụng đèn quang trùng hợp để khiến lớp keo mau chóng khô. Sau đó, họ sẽ sử dụng chất liệu trám bịt kín các lỗ hở và sẽ chỉnh hình sao cho đúng với hình dạng của chiếc răng. Họ lại tiếp tục dùng chiếc đèn quang trùng hợp để miếng nám và chiếc răng tạo thành một hình khối thống nhất.

Bác sĩ sẽ bôi lớp axit nhẹ để diệt khuẩn
Bác sĩ sẽ bôi lớp axit nhẹ để diệt khuẩn

2.2.4. Kiểm tra lại toàn bộ quy trình

Lúc này, các bác sĩ sẽ cần hỏi cảm giác bệnh nhân, xem có cảm thấy khó chịu, cộm, cấn ở vết vừa được trám. Nếu có xảy ra tình trạng như vậy, họ sẽ mài để căn chỉnh cho phù hợp. Cuối cùng, để cho miếng trám có tính thẩm mỹ, họ sẽ làm sạch, đánh nhẵn bóng bề mặt.

3. Có bị đau khi trám răng sâu không?

Đây là một phương pháp cực kỳ an toàn, theo thống kê của các trung tâm nha khoa, hầu hết các bệnh nhân đều không có cảm giác đau hay ê buốt sau khi sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phương pháp trám, bạn vẫn sẽ có cảm giác khó chịu trong quá trình sử dụng dụng cụ mài răng và lấy đi ngà sâu. Quá trình này diễn ra vô cùng nhanh chóng, do vậy bạn sẽ không có khó chịu trong thời gian dài.

Thông thường, những người bị đau răng thường có một hàm răng nhạy cảm. Trong suốt quá trình thực hiện, nếu xảy ra tình trạng đau hay ê buốt, bạn cần kịp thời ra hiệu để các bác sĩ hiểu và điều chỉnh cách làm sao cho hợp lý.

Mặc dù, đây là phương pháp được đánh giá cực kỳ an toàn, nhưng bạn vẫn hoàn toàn xảy ra tình trạng cộm vướng khi đóng hàm hay miếng trám bị ăn món, vỡ. Không chỉ vậy, bạn vẫn có thể bị dị ứng với chất liệu trám răng. Hoặc sự kết dính giữa miếng trám và men kém, có thể khiến thức ăn lọt vào và gây sâu răng.

Khi gặp các trường hợp như trên, các bạn cần báo ngay kịp thời với các bác sĩ để có hướng giải pháp thích hợp.

Trám răng sâu không gây đau đớn
Trám răng sâu không gây đau đớn

Bài viết trên đã giải thích một cách đơn giản trám răng sâu là gì. Mong rằng, sau khi đọc bài viết, các bạn đã hiểu và có giải pháp cho riêng mình khi bị sâu răng. Chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ về các phương pháp chữa răng trong các bài viết lần sau.

Nguyên nhân sâu răng là gì? Tìm hiểu để bảo vệ răng tốt hơn mỗi ngày

Sâu răng là hiện tượng phổ biến mà hầu hết những đứa trẻ có độ tuổi từ 3 đến 10 tuổi đều từng gặp phải. Vậy thì tại sao chúng ta lại sâu răng? Chúng ta hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về điều này nhé!

Nguyên nhân sâu răng là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.