Tiện ích
Cẩm nang
“Cái răng cái tóc là góc con người”. Đây là câu nói rất quen thuộc với chúng ta khi việc hiểu rõ vấn đề sức khỏe răng miệng chính là nền tảng để con người có thể phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế thì có tới gần 70% trẻ em trong độ tuổi từ 15 - 17 bị sâu răng. Vậy, nguyên nhân sâu răng là gì? Làm cách nào để khắc phục và hạn chế tình trạng sâu răng? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Sâu răng là tình trạng răng xuất hiện các lỗ li ti trên bề mặt răng hay nói cách khác chính là việc răng bị tổn thương, mất đi lớp mô cứng ở bên ngoài. Nặng hơn thì sâu răng sẽ dẫn tới việc răng bị đau, bị viêm nhiễm và thậm chí có thể là mất răng do đã bị bào mòn và phân hủy.
Vậy, nguyên nhân sâu răng là gì?
Thực chất thì sâu răng là do rất nhiều nguyên nhân cấu tạo nên và trải qua một quá trình tích lũy, phát triển và dẫn tới tình trạng sâu răng.
Cụ thể hơn thì nguyên nhân sâu răng chính là sự kết hợp của các yếu tố sau: Mảng bám - Vi khuẩn - Vệ sinh răng miệng chưa kỹ. Đây là 3 yếu tố cơ bản cấu thành nên tình trạng sâu răng và là điều kiện thuận lợi để sâu răng có thể diễn ra một cách thuận lợi.
Về các loại vi khuẩn gây sâu răng thì theo nghiên cứu, một số vi khuẩn có thể dẫn tới tình trạng sâu răng như sau:
- Streptococcus mutans: Được biết đến là loại vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất ở con người dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành.
- Một số chủng vi khuẩn khác cũng cho thấy khả năng gây sâu răng như Actinomyces, Lactobacillus,….
Sự phát triển của sâu răng có thể được mô tả như sau:
Mảng bám chính là lớp màng mỏng bao phủ ở quanh răng được hình thành bởi các thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột nhưng không được làm sạch triệt để trong quá trình vệ sinh răng miệng.
Sự tích tụ của đường và tinh bột đã trở thành thức ăn của các loại vi khuẩn và hình thành nên các mảng bám. Những mảng bám này có thể cứng lại và xuất hiện ở trên hoặc dưới của đường viền nướu và tạo thành cao răng. Lớp vôi răng này trở thành một tấm bảo vệ cho các loại vi khuẩn khi mảng bám có mức độ bám chặt hơn và không dễ để có thể tự loại bỏ bằng cách vệ sinh thông thường.
Khi mảng bám được hình thành, các axit có trong mảng bám sẽ bào mòn bề mặt răng và loại bỏ đi các khoáng chất có trong men răng. Điều này dẫn tới sự hình thành của các lỗ li ti trên bề mặt của men răng. Đây được xem là giai đoạn đầu tiên của sâu răng.
Tiếp theo, khi lớp men răng đã bị loại bỏ thì các axit và các vi khuẩn sẽ tiếp tục hành trình đến với lớp thứ 2 của răng, đó là ngà răng. Ở lớp này, ngà răng có phần mềm hơn và có tính kháng axit yếu. Do vậy mà vi khuẩn và axit có thể tấn công một cách dễ dàng. Đặc điểm của lớp ngà răng chính có các lỗ nhỏ tiếp xúc trực tiếp với dân thần kinh của răng và dẫn tới sự nhạy cảm rất lớn. Đó là lý do vì sao mà chúng ta cảm thấy buốt răng, đau răng và đau lên tận đỉnh đầu.
Với những lợi thế sẵn có, sâu răng ngày càng phát triển nhanh hơn. Vi khuẩn và các axit bắt đầu tiến đến phần tủy răng, nơi chứa các dây thần kinh cùng với mạch máu. Sự xâm nhập và kích thích từ các axit cũng như vi khuẩn đã khiến cho tủy bị sưng, đồng thời, các dây thần kinh cũng bị chèn ép do không có chỗ cho vết thương mở rộng hơn. Điều này dẫn tới tình trạng đau nhức ở răng khi sâu răng.
Khi mức độ sâu răng đến với giai đoạn này thì đây chính là giai đoạn nặng nhất của răng. Và trong trường hợp này thì việc cứu vãn chiếc răng là điều không thể, thay vào đó bạn sẽ có thể phải sử dụng răng giả để lấp chỗ trống cho chiếc răng sâu khi nó bị tàn phá và hư hại một cách nặng nề.
Thực tế thì bất cứ ai cũng có thể bị sâu răng, từ người lớn, trẻ em, thanh thiếu niên cho tới người già. Và những điều sau đây sẽ có thể làm tăng khả năng dẫn đến tình trạng sâu răng mà bạn có thể mắc phải.
- Vị trí của răng sâu
Thông thường, răng hàm, sẽ là răng có khả năng sâu răng cao nhất. Bởi ở vị trí răng này thì việc làm sạch thường khó hơn do có khá nhiều rãnh nhỏ và việc vệ sinh thường gặp nhiều khó khăn. Vì vậy mà đây sẽ là vị trí răng có thể hình thành nhiều các mảng bám cũng như tích tụ thức ăn thừa bên trong răng miệng.
- Thực phẩm
Có một số loại thức ăn sẽ dễ dàng bị cuốn trôi bởi nước, nhưng, cũng có một số loại mà việc loại bỏ bằng nước cũng không hề dễ dàng.
Những thực phẩm thuộc trường hợp này có thể kể đến như: khoai tây, ngũ cốc, socola, bánh quy, kem, sữa, đường, trái cây khô,... Các loại thực phẩm này có khả năng bám dính cao, vì thế mà việc sử dụng nước sẽ không thể làm sạch hiệu quả và 100%. Vì vậy mà đây được xem là những thực phẩm có nguy cơ gây sâu răng cực lớn.
- Thói quen ăn vặt
Việc ăn vặt thường xuyên sẽ khiến cho các vi khuẩn và các loại axit có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để sinh sối và phát triển. Bởi khi ăn vặt thì chúng ta sẽ chỉ sử dụng nước để vệ sinh qua là chính và đây chính là điều kiện rất tốt mà vi khuẩn và các axit sâu răng có thể thực hiện hành trình công phá những chiếc răng mà chúng muốn.
- Đánh răng không đầy đủ
Trung bình, một ngày, chúng ta cần đánh răng ít nhất 2 lần sau ăn để làm sạch răng một cách tốt nhất. Loại bỏ các thức ăn thừa và mảng bám có trên răng, cùng với đó là giảm thiểu nguy cơ sâu răng một cách tốt nhất.
- Thiếu fluoride
Fluoride được biết đến là một khoáng chất tự nhiên và có công dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và giảm sự tiến triển của sâu răng. Đó là lý do vì sao mà trong các loại kem đánh răng hiện nay đều chứa fluoride để hạn chế tối đa sự phát triển của căn bệnh này.
Thực tế thì cũng còn kha khá các nguyên nhân khác dẫn tới sự phát triển nhanh của sâu răng. Ví dụ như trám răng hay sử dụng các thiết bị nha khoa khác, trào ngược dạ dày,... Nhưng, nhìn chung, đây sẽ là các nguyên nhân sâu răng phổ biến và rất dễ gặp. Vì thế mà việc tìm hiểu nguyên nhân sâu răng là gì sẽ giúp ích rất lớn trong công cuộc chữa trị của bạn.
Để có thể phòng ngừa cũng như giảm thiểu được các nguyên nhân sâu răng thì bạn có thể làm như sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Khi đánh răng, bạn nên lựa chọn kem đánh răng chứa fluoride để răng được bổ sung khoáng chất, giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng diễn ra. Đồng thời, bạn cũng nên vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày để loại bỏ thức ăn thừa tốt nhất.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm như tăm nước và bàn chải điện để nâng cao quá trình làm sạch răng miệng.
- Kiểm tra răng định kỳ
Việc gặp nha sĩ và tiến hành khám răng định kỳ cũng sẽ là cách để bạn hạn chế được sự tác động từ các nguyên nhân sâu răng. Các nha sĩ sẽ đánh giá chính xác nhất tình hình sức khỏe răng miệng của bạn và đưa ra những lời khuyên hiệu quả để bạn có một quá trình chăm sóc răng miệng phù hợp hơn.
- Hạn chế việc ăn vặt thường xuyên
Thói quen ăn vặt nhiều và vệ sinh răng không hiệu quả sẽ khiến nguyên nhân sâu răng có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó mà bạn nên hạn chế thói quen này để răng có thể được sạch sẽ và luôn đảm bảo vệ sinh một cách tối đa.
Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân sâu răng. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu nguyên nhân sâu răng là gì cũng như cách để phòng ngừa sâu răng hiệu quả.
Răng sứ là răng gì? Làm răng sứ có thực sự tốt hay không? Có những loại răng sứ nào hiện nay? Cùng khám phá ngay sau đây nhé!
Chia sẻ