close
cách
cách cách cách cách cách

Trà đạo Nhật Bản là gì? Nghệ thuật thưởng trà tinh tế của người Nhật

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Người Nhật có thú vui thưởng trà hết sức tao nhã. Trà đạo Nhật Bản không chỉ được người Nhật yêu thích mà còn được cả thế giới yêu thích. Trà đạo không chỉ là thưởng thức trà, mà còn là môn nghệ thuật tu tâm dưỡng tính và thể hiện tinh thần hiếu khách của người Nhật. Vậy trà đạo Nhật Bản là gì? Thưởng thức trà như thế nào là đúng cách? Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về nghệ thuật trà đạo trong văn hóa Nhật Bản.

1. Trà đạo Nhật Bản là gì? Tìm hiểu về nghệ thuật thưởng trà của người Nhật

1.1. Trà đạo Nhật Bản là gì?

Trà đạo Nhật Bản là tên gọi của nghệ thuật thưởng trà trong tinh hoa văn hóa Nhật Bản. Đây cũng là một bộ phận trong Omotenashi truyền thống của người Nhật.

Nghệ thuật thưởng trà độc đáo của người Nhật
Nghệ thuật thưởng trà độc đáo của người Nhật

Omotenashi có thể hiểu là hết lòng chăm sóc khách, chính là thuật ngữ để chỉ lễ nghĩa và sự hiếu khách của người Nhật. Trà đạo có nguồn gốc từ việc chuẩn bị độ uống để mời khách. Dần dần, người Nhật đã phát triển và nâng tầm hoạt động này lên mức trở thành nghệ thuật trong ẩm thực, sau này gọi là trà đạo.

Nghệ thuật trà đạo bao gồm rất nhiều thao tác và quy tắc phức tạp, cần phải được thực hiện chuẩn và đúng thứ tự. Trong tiếng Nhật, trà đạo gọi là sado hoặc chanoyu. Otemae là tên gọi của nghệ thuật pha matcha, bao gồm công đoạn chuẩn bị và công đoạn pha trộn bột trà.

Những buổi tụ họp cùng nhau thưởng thức trà được gọi là chakai, trong những dịp có tính chất trang trọng hơn thì người ta sử dụng tên gọi chaji. Ngoài ra, trà đạo cũng có một phiên bản khác thay vì sử dụng bột matcha thì người ta sử dụng lá trà. Phiên bản này được gọi là senchado.

Cùng với nghệ thuật cắm hoa kado và nghệ thuật thưởng hương kodo thì nghệ thuật trà đạo sado cũng được xem như một môn nghệ thuật cổ điển thể hiện tinh hoa trong văn hóa Nhật Bản.

Trà đạo được xem như một môn nghệ thuật cổ điển
Trà đạo được xem như một môn nghệ thuật cổ điển

1.2. Nguồn gốc của trà đạo Nhật Bản

Người ta cho rằng trà đạo có nguồn gốc từ Thiền tông Phật giáo. Năm 815, khi nhà sư Eichu từ Trung Quốc trở về Nhật đã mang theo bí quyết thưởng trà của người Trung Quốc. Nhà sư đã dâng lên Thiên hoàng Saga một loại đồ uống có tên gọi là sencha. Thiên hoàng Saga ngay lập tức ưa thích món trà này và ra lệnh xây dựng các đồn điền trồng trà tại vùng Kinki. Sau này, trà được sử dụng phổ biến hơn bởi cả giới quý tộc Nhật Bản. Dần dần, pha trà và thưởng trà ngày càng được hoàn thiện hơn và trở một thói quen tao nhã trong giới quý tộc.

Những năm 1336 – 1573 thời kỳ Muromachi, nhận thức thẩm mỹ được nâng lên tầm cao mới và trà đạo cũng trở thành một môn nghệ thuật. Nói đến trà đạo thì công lao lớn nhất có lẽ thuộc về Senno Rikyu với triết lý thưởng trà là để trân trọng mọi cơ duyên gặp gỡ bởi khi trôi qua rồi thì sẽ không thể lấy lại được nữa. Sen no Rikyu cũng là người đóng góp công lớn trong hoàn thiện nghệ thuật trà đạo Nhật Bản với tư tưởng đưa 4 nguyên tắc hòa, kính, thanh, tịnh vào trong trà đạo.

1.3. Nghệ thuật thưởng thức trà trong trà đạo Nhật Bản

Như vậy, trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu trà đạo Nhật Bản là gì và nguồn gốc của nghệ thuật thưởng trà. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về cách thưởng trà khi tham gia một buổi tiệc trà tại Nhật Bản nhé!

Nghệ thuật thưởng thức trà trong trà đạo Nhật Bản
Nghệ thuật thưởng thức trà trong trà đạo Nhật Bản

1.3.1. Cách ngồi trong phòng trà

Khi bước vào phòng trà đạo thì bạn cần thay đôi tất chân mình đang sử dụng bằng một đôi tất trắng mới tinh, sạch sẽ được gọi là tabi. Sau khi thay tất xong thì bạn cần dựa theo vai trò của mình để ngồi vào vị trí thích hợp. Nếu bạn là khách mời thì hãy ngồi ở phần rìa của căn phòng và để trống khoảng giữa. Vị trí của người biểu diễn trà đạo là ở hướng đối diện với khách mời gần cửa ra vào.

Tất cả những người tham gia tiệc trà (chakai) đều phải ngồi theo tư thế ngồi thiền hoặc ngồi như quỳ. Tư thế này trong tiếng Nhật được gọi là seiza. Nếu như bạn chưa quen với tư thế này và đang tham gia tiệc trà dành cho người mới bắt đầu thì có thể ngồi xếp bằng cho thoải mái.

Trong khi chờ đợi người biểu diễn pha trà thì những phần bánh kẹo ngọt (wagashi) sẽ được những cô gái mặc kimono mang ra để mời khách. Lưu ý là không thể vừa ăn bánh vừa uống trà đâu nhé! Bánh và trà sẽ được thưởng thức ở những thời điểm khác nhau. Người đầu tiên sẽ được mời bánh trước, sau đó lần lượt đến những người tiếp theo.

Bánh được để trên một chiếc đĩa to, khi được mời thì mỗi vị khác sẽ gặp một miếng ra và để lên một miếng giấy trắng được gọi là kaishi. Kaishi sử dụng như miếng giấy lót bánh chứ không phải giấy lau miệng đâu nhé. Sau khi lấy bánh từ đĩa thì cần ăn nhanh chóng và ăn hết chứ không để chừa lại. Ăn xong thì gấp gọn giấy lại rồi cho vào túi.

Người Nhật sẽ ăn một miếng bánh trước khi thưởng trà
Người Nhật sẽ ăn một miếng bánh trước khi thưởng trà

Sau khi khách trà ăn bánh xong, các cô phục vụ mặc kimono sẽ mang trà đến mời từng vị khách. Trà sử dụng trong tiệc trà là trà xanh. Người pha trà sẽ sử dụng chổi chuyên dụng để đánh tan bột match trong nước. Sau đó trà sẽ được phục vụ cho từng vị khách.

1.3.2. Cách uống trà trong tiệc trà

Khách tham gia tiệc trà nhận trà từ các cô phục vụ mặc kimono. Khi nhận trà cần phải kính cẩn cúi đầu để cảm ơn. Tiếp theo, khách sẽ quay sang phía người ngồi bên tay phải của mình (người đã được mời trà trước đó) và nói “Xin mời ông dùng thêm một tách nữa” (tất nhiên là nói bằng tiếng Nhật nhé). Sau đó khách tiếp tục quay sang người ngồi bên tay phải của mình và nói “Tôi xin phép uống trà trước”. Sau đó mới uống trà.

Có một điểm khá thú vị đó là trước khi uống trà bạn cần phải xoay tách trà một vòng để tránh chạm môi vào phần chính diện của tách trà và đặt môi vào vị trí không có hoa văn trang trí để uống. Nguyên nhân là vì khi mời trà thì những cô phục vụ mặc kimono đã quay phần chính diện của tách trà về phía bạn. Sau khi uống xong bạn cũng cần lau nhẹ vành của cốc trà tại vị trí uống.

Trước khi uống trà cần xoay một vòng tách trà
Trước khi uống trà cần xoay một vòng tách trà

2. Tìm hiểu về các bước pha trà trong trà đạo Nhật Bản

Các bước pha trà trong trà đạo Nhật Bản khá cầu kỳ, tuy nhiên chính điều đó lại làm nên hương vị tuyệt vời của chén trà xanh.

- Bước 1: Chuẩn bị nước pha trà

Nước pha trà phải là nước tinh khiết, giữ ở nhiệt độ 80 – 90 độ C. Người Nhật không sử dụng nước sôi 100 độ C vì cho rằng nước sẽ làm mất đi hương vị nguyên bản của trà.

- Bước 2: Làm ấm các dụng cụ pha trà bằng cách tráng tất cả các dụng cụ qua nước sôi, vừa giúp đảm bảo vệ sinh vừa giúp trà thấm vị hơn.

- Bước 3: Bỏ trà vào ấm

Người ta sử dụng một dụng cụ có dạng thanh tre gọi là chashaku để lấy trà cho vào ấm. Không được lấy trà ở giữ hũ đựng mà phải lấy trà ở sát vách hũ.

- Bước 4: Pha trà

Nước trà nhiều hay ít tùy thuộc vào từng loại trà và sự am hiểu về từng loại trà của người pha trà. Chỉ cần làm sai lệch đi một chút thì sẽ không có được hương vị chuẩn của loại trà đó.

- Bước 5: Hòa tan

Người pha trà sử dụng một dụng cụ có tên là chasen để khuấy đều nước và bột trà theo một chiều. Cần chú ý giữ tiết tấu khuấy và lực tay đều đặn từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.

Nước trà phải là nước tinh khiết và giữ ở nhiệt độ khoảng 90 độ C
Nước trà phải là nước tinh khiết và giữ ở nhiệt độ khoảng 90 độ C

Sau khi pha trà xong thì có thể bắt đầu thưởng trà. Người Nhật thường ăn một miếng bánh hoặc một viên kẹo trước khi thưởng trà để giúp tăng thêm hương vị cho trà.

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu trà đạo Nhật Bản là gì và nghệ thuật thưởng trà của người Nhật. Để có được một buổi thưởng trà trọn vẹn và đúng nghĩa thì cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ, từ bộ dụng cụ pha trà, bột trà, trà thất, trà viên cũng như là bài trí không gian thưởng trà. Chính sự cầu kỳ này đã tạo nên nét đặc sắc và đặc trưng riêng biệt của nghệ thuật trà đạo Nhật Bản.

Cafe rang mộc là gì?

Cafe rang mộc là gì? Làm thế nào để nhận biết cafe rang mộc? Tham khảo quy trình làm cafe rang mộc trong bài viết sau đây.

Cafe rang mộc là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.