Tiện ích
Cẩm nang
Pháp luật mang đến một hệ thống những quy tắc ứng xử chung để con người tuân theo. Pháp luật do cơ quan quyền lực tối cao là Nhà nước ban hành, được kiểm soát dưới quyền lực Nhà nước. Quá trình thực thi pháp luật có rất nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Một trong số đó là tiền lệ pháp. Khám phá tiền lệ pháp là gì để củng cố cho mình kiến thức pháp lý đầy đủ.
Thoạt nghe nhiều người sẽ lầm tưởng cho rằng tiền lệ pháp là quy định nào đó của pháp luật liên quan đến tiền bạc nhưng hãy thật kỹ trong cách nhận diện khái niệm. Bạn hãy tách ý trong thuật ngữ này thành hai vế: “tiền lệ” - “pháp”, từ đó phân tích giá trị mỗi vế biểu thị là gì và qua đó nhanh chóng khai thác được chính xác khái niệm tiền lệ pháp là gì.
Trong cụm từ trên, tiền lệ là những luật lệ đã có trước, pháp trong từ pháp luật. Ghép chung cả hai vế nội dung này lại chúng ta có được một ý nghĩa hoàn chỉnh về tiền lệ pháp như sau:
Tiền lệ pháp còn được gọi theo cách khác đó là phép xét xử theo tiền lệ. Đây chính là một hình thức đặc thù của pháp luật. Bản chất của hình thức này được thể hiện qua việc Nhà nước thừa nhận cách giải quyết của tòa án đối với một vụ việc cụ thể. Các vụ việc được xử lý đó nằm bên trong tập san án lệ.
Những quyết định, bản án đã được xử lý, giải quyết này sẽ được dùng làm cơ sở, khuôn mẫu để áp dụng xử lý đối với những trường hợp tương tự.
Ngoài ra, khái niệm tiền lệ pháp là gì còn được hiểu là tòa án làm luật trong quá trình xét xử dựa trên việc công nhận, áp dụng nguyên tắc mới. Có thể là những điều phát sinh ngay trong thực tế xét xử để giải quyết vụ án hiện tại một cách hợp lý nhưng vẫn trong khuôn khổ pháp luật.
Thông thường các quy định pháp luật thường được hình thành bởi cơ quan lập pháp. Nhưng sự hình thành tiền lệ pháp lại không như vậy mà nó ra đời từ chính quá trình hoạt động, của cơ quan tư pháp và hành pháp.
Với nguyên nhân hình thành như vậy, việc áp dụng tiền lệ pháp vào giải quyết các vấn đề pháp lý phải hết sức cân nhắc và có cách ứng dụng phù hợp để tránh gây ra sự tùy tiện cũng như trở nên “lạc quẻ”, không phù hợp với pháp chế. Quá trình đưa tiền lệ pháp vào sử ứng dụng thực tế rất dễ bị chồng chéo giữa cơ quan hành pháp và tư pháp.
Vì vậy, tiền lệ pháp để phát huy hiệu quả và hợp lý của nó thì nên được hình thành tự trong hoạt động giải quyết vấn đề (xét xử) tại cơ quan tư pháp, không phải do phía lập pháp hay hành pháp xây dựng lên. Khi tiền lệ pháp được tạo bởi cơ quan tư pháp thì sẽ gọi là án lệ.
Tiền lệ pháp vốn là hình thức pháp lý được áp dụng trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ với vai trò vô cùng quan trọng. Nó cũng được lan rộng khắp mọi quốc gia trên thế giới. Đặc biệt trở thành một hình thức được áp dụng chủ yếu tại các nước thuộc khối Thịnh Vượng chung Anh.
Thu hẹp phạm vi tồn tại của nó hơn nữa, bạn có tò mò tiền lệ pháp ở nước ta thì được áp dụng hay không? Nếu có sẽ áp dụng như thế nào?
Tiền lệ pháp tại Việt Nam có tồn tại. Sự tồn tại này được thông qua các hình thức nghị quyết hướng dẫn thực hiện xét xử hay trao đổi nghiệp vụ. Dễ nhận thấy sự xuất hiện của hình thức tiền lệ pháp nhất có lẽ chính là phát hành quyết định giám đốc thẩm. Từ đó, mọi vướng mắc của tòa án cấp dưới sẽ được giải đáp bởi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Mặc dù được hình thành bởi cơ quan tư pháp nhưng không phải mọi văn bản, quyết định, nghị quyết mà cơ quan này đưa ra cũng đều là tiền lệ pháp. Để được công nhận là tiền lệ pháp thì một đối tượng đó phải mang những đặc điểm sau đây.
Thứ nhất, nội dung trong văn bản phải liên quan tới pháp lý và là các vấn đề mới chưa được pháp luật giải đáp. Phải tới khi cơ quan tư pháp ở trong thực tế xử lý sự việc đã tìm ra hướng xử lý đúng đắn. Khi đó, hướng giải quyết đó sẽ được công nhận là tiền lệ và nó sẽ được ứng dụng để xử lý cho các vụ việc tiếp sau có tính chất, tình tiết tương tự.
Thứ hai tiền lệ pháp cần thể hiện rõ quan điểm, thái độ của Hội đồng xét xử, đặc biệt là của Thẩm phán. Tuy nhiên, tiền lệ pháp chỉ được chấp nhận khi Thẩm phán có lập luận logic, hợp lý, hợp quy với pháp lý hiện hành.
Thứ ba, tiền lệ pháp chỉ được tạo nên từ cơ quan Tòa án thẩm quyền. Không phải bất cứ tòa án nào cũng có thể thực hiện. Sau khi được nảy sinh, tiền lệ pháp sẽ được cập nhật vào hệ thống pháp luật chung của quốc gia đó. Đồng thời, cơ quan phụ trách tiền lệ pháp cũng phải công bố sự ra đời, tiếp đến là hệ thống hóa nó vào trong hệ thống pháp luật chung.
Trong quá trình đưa thuật ngữ tiền lệ pháp vào thực tế, nó tồn tại song song cùng với thuật ngữ án lệ. Nhiều người đã không thể phân biệt được hai thuật ngữ này. Thậm chí khồng ít người đã nhận định rằng chúng là một. Vậy rốt cuộc tiền lệ pháp có phải là án lệ hay không? Tiếp tục đọc nội dung bên dưới đây để được giải đáp nhé.
Án lệ hay Tiền lệ pháp không phải là một mặc dù chúng đều chung cùng một điểm xuất phát là tòa án và hình thành từ trong chính thực tế xét xử. Để khẳng định chúng khác biệt, chúng ta cần dựa vào những căn cứ rõ ràng.
Dưới đây sẽ là những điểm khác nhau cơ bản giữa tiền lệ pháp và án lệ.
Thứ nhất, căn cứ vào định nghĩa tiền lệ pháp là gì nhận thấy đó là hình thức pháp luật. Trong khi đó án lệ lại chỉ về nguồn pháp luật.
Thứ hai, bởi tiền lệ pháp là hình thức pháp luật cho nên nó thể hiện rõ quá trình làm luật của cơ quan tòa án. Án lệ dường như là bước sau đó, khi nó đã là văn bản quyết định, bản án của Tòa án ban hàng nhằm phục vụ cho việc áp dụng đối với các vụ án tương tự.
Thứ ba, trong khi án lệ đã trở thành luật bất di bất dịch vì thực thi thông qua văn bản pháp lý thì tiền lệ pháp lại biểu thị trực tiếp quá trình làm luật với sự xuất hiện của nguyên tắc mới, vừa lấy đó để áp dụng cho sự việc hiện tại đang xét xử lại vừa dùng để làm án lệ, phục vụ cho các sự việc, vụ án tương tự xảy ra sau này.
Tiền lệ pháp chính là loại hình vốn thoát thai từ trong chính thực tiễn cuộc sống hay phổ biến hơn, nó được nảy sinh để trở thành một quá trình làm luật ngay trong chính hoạt động xét xử. Bởi vậy cho nên tiền lệ pháp cũng chứa đựng những giá trị lớn.
Tiền lệ pháp với nguồn gốc như vậy, nó đem tới cho hệ thống pháp luật đậm hơi thở cuộc sống. Tức nó gắn liền với đời sống, phản ánh đúng thực tiễn nhân dân mà không độc đoán, chủ quan, áp đặt theo lý thuyết xa rời thực tế. Thậm chí là những quy định bất chấp cả những đặc điểm vốn có của truyền thống trong tập quán, trong phong tục của cộng đồng.
Nói đúng bản chất của tiền lệ pháp thì nó là pháp luật của thực tế. Nhờ vậy nên nó có đóng góp to lớn trong việc vá lấp lỗ hổng pháp lý.
Như vậy, tiền lệ pháp là gì cần được khai thác rõ ràng, đi sâu vào bản chất để hiểu được nguồn gốc hình thành, giá trị, ý nghĩa của nó. Qua bài viết này, vieclam123.vn đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin của bạn. Chúc bạn có được sự thông thái đối với luật lệ để thực thi đúng, tuân thủ và thượng tôn pháp luật.
Bạn có biết thương nhân là gì? Những quy định dành cho thương nhân như thế nào? Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể khái niệm này nhé.
Chia sẻ