Tiện ích
Cẩm nang
Hoạt động thương mại phát triển, giao lưu buôn bán ngày càng trở nên sôi động đã làm xuất hiện nhiều thành phần phụ trách các hoạt động đó như thương nhân, doanh nghiệp, thương gia, … Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về khái niệm thương nhân. Qua hiểu biết thương nhân là gì, bạn sẽ dễ xác định mục tiêu theo đuổi của mình.
MỤC LỤC
Thương nhân là gì được lý giải trong Luật Thương mại Việt Nam, cụ thể ở tại Điều 6, Khoản 1. Theo đó, thương nhân là các chủ thể kinh tế được thành lập hợp pháp và cũng bao gồm cả những cá nhân độc lập trong quá trình hoạt động thương mại.
Thương nhân sẽ tiến hành hoạt động thương mại bằng những cách thức đa dạng tại lĩnh vực, ngành nghề không bị cấm. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại hợp pháp, dưới sự bảo hộ của Nhà nước.
Từ khái niệm thương nhân là gì được làm rõ trong nội dung trên, dễ nhận thấy được các thuộc tính cơ bản của thương nhân như sau:
- Đã là thương nhân thì phải làm thương mại, hoạt động trong lĩnh vực thương mại với hình thức hoàn toàn độc lập.
- Các hoạt động thương mại của thương nhân cần làm thường xuyên.
- Phải có đăng ký kinh doanh.
Thương nhân sẽ gồm có tổ chức kinh tế hợp pháp và những cá nhân hoàn toàn độc lập trong hoạt động thương mại. Họ đã đăng ký kinh doanh và hoạt động một cách thường xuyên.
Khi thương nhân cụ thể là cá nhân, họ có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đều được nhưng phải có đủ năng lực hành vi dân sự. Cùng với đó, khi hoạt động kinh doanh thương mại, họ phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh một cách đầy đủ, tuân thủ đúng quy định về thương nhân.
Đối với các tổ chức kinh tế trở thành thương nhân cần phải được thành lập dưới sự công nhận của pháp luật.
Từ cá nhân cho tới tổ chức kinh tế, muốn trở thành thương nhân thì buộc phải làm thương mại. Có nghĩa là tạo ra và thực hiện hành vi mua bán, cung ứng dịch vụ, hàng hóa, xúc tiến thương mại và tất cả những hoạt động nào khác có thể sinh lời.
Một thương nhân phải tham gia hoạt động thương mại, làm các giao dịch thương mại nhưng hoàn toàn với tư cách chủ thể độc lập trên phương diện pháp luật. Họ sẽ trực tiếp tham gia vào những mối quan hệ pháp luật cũng như chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm thông qua nhân danh chính mình mà không phải cho bất cứ đơn vị, tổ chức nào khác.
Doanh nghiệp, tổ chức nếu đáp ứng được điều kiện mà định nghĩa thương nhân là gì đã trình bày thì sẽ trở thành thương nhân. Thế nhưng văn phòng đại diện, chi nhánh của họ lại không được tính là thương nhân. Lý do bởi vì tổ chức này không có khả năng độc lập trong việc tham gia, chịu trách nhiệm với những mối quan hệ pháp luật. Chỉ đơn giản, các cấp tổ chức bên dưới phụ thuộc vào thương nhân, nhân danh thương nhân mà hoạt động.
Mọi hoạt động thương mại sẽ phải được diễn ra thường xuyên, liên tục. Tuyệt đối không để xảy ra sự gián đoạn trong suốt quá trình hoạt động hay mang tính chất tạm thời. Thương nhân lấy nguồn thu nhập chính đó là từ chính trong hoạt động thương mại của mình.
Pháp luật Thương mại nói chung đã thừa nhận rằng tư cách thương nhân được hình thành khi có hai yếu tố đó là sự thường xuyên và tính chất nghề nghiệp. Tức là, chủ thể đó cần phải thực hiện hành vi thương mại một cách thường xuyên, lặp lại và phải thể hiện được tính nghề nghiệp.
Nếu như thực hiện hành vi riêng lẻ thì cũng có nghĩa sẽ không mang tư cách của một người thương nhân. Chẳng hạn, thi thoảng bạn mới mua chứng khoán, dù cho xuất phát từ mục đích kiếm lời song cũng không đủ để biến bạn trở thành một thương nhân được. Lý do thì quá rõ ràng.
Thực tế có vô số nghề nghiệp khác nhau. Nếu ai đó hoạt động trong nghề thương mại thì đương nhiên họ mang tư cách của người thương nhân. Nhưng nếu làm thương mại nhưng bản chất đó lại chỉ là một nghề phụ thì sẽ không được gọi là thương nhân.
Đây là đặc điểm quan trọng để quyết định một chủ thể kinh tế có phải là thương nhân hay không. Vì thủ tục hành chính về việc đăng ký kinh doanh sẽ là cứ cứ công nhận tính hợp pháp của thương nhân.
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh đúng theo pháp lý thì thương nhân sẽ được cấp cho:
- Giấy phép kinh doanh (nếu thương nhân là doanh nghiệp)
- Giấy chứng nhận về việc đã đăng ký hộ kinh doanh (đối với thương nhân là cá nhân, hộ gia đình, các nhóm kinh doanh thực hiện hoạt động thương mại một cách thường xuyên).
Pháp luật hiện hành đang phân loại thương nhân theo hai cách sau đây.
Cá nhân là thương nhân chính là đối tượng cụ thể. Ở họ có tư cách pháp lý đầy đủ, mang đầy đủ dấu hiệu của một thương nhân theo đúng sự quy định của pháp luật.
Khi hoạt động với tư cách thương nhân, cá nhân sẽ tự chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trong quá trình hoạt động. Sự đánh đổi sẽ là tất cả tài sản của mình đầu tư vào hoạt động thương mại. Trong Luật thương mại cũng nêu ra độ tuổi bắt đầu một cá nhân có thể trở thành thương nhân đó là đủ từ 18 tuổi, kinh doanh thương mại các lĩnh vực không bị cấm.
Loại hình thương nhân này chính là những tổ chức kinh tế có sự thành lập phải tuân thủ như quy định thành lập các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hay thành lập các hợp tác xã, …
Thương nhân là pháp nhân đương nhiên buộc phải đáp ứng đặc điểm cơ bản của thương nhân nhưng bên cạnh đó cũng cần có trách nhiệm đối với mọi phát sinh khác ở khuôn khổ tài sản, nguồn vốn.
Ở nhiều quốc gia, pháp luật thương mại mới chỉ công nhân thương nhân là hai đối tượng: cá thể, pháp nhân. Nhưng điều đó lại có chút khác biệt trong luật thương mại tại Việt Nam.
Ở nước ta, cùng với việc thương nhân là cá nhân, là pháp nhân thì còn có hộ gia đình và tổ hợp tác. Hai thành phần được luật thương mại bổ sung thêm này cũng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, nhất là đối với hoạt động kinh doanh ở các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ - thương mại, tiểu thủ công, …
Với bài viết này, bạn đã nắm rõ khái niệm thương nhân là gì hay chưa? Trong tương lai, bạn có muốn trở thành thương nhân hay không? Và những người đã là thương nhân, hy vọng với bài viết này cũng sẽ biết được những quy định pháp lý thương mại cần tuân thủ.
Bạn hiểu thế nào là phát triển kinh tế? Qua bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cập nhật rõ ý nghĩa của khái niệm này. Truy cập và đọc ngay nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ