Tiện ích
Cẩm nang
Chúng ta thường nghe thấy những tin tức nói về thị trường chung châu Âu (ECM) trên các bản tin tài chính hoặc thời sự. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc thị trường chung là gì chưa? Tại sao cần phải có thị trường chung, hay nói cách khác thị trường chung mang lại những lợi ích gì? Có hạn chế nào khi tham gia thị trường chung không? Theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn về thị trường chung nhé!
MỤC LỤC
Thị trường chung, hay common market, là một biểu hiện cụ thể hóa của liên kết kinh tế giữa các quốc gia trong đó các quốc gia tham giao vào thị trường chung có mối quan hệ thương mại chặt chẽ với nhau. Bên cạnh đó, thị trường chung cho phép tư bản và lao động được di chuyển tự do giữa các nước thành viên.
Có thể hiểu thị trường chung là một thị trường thống nhất giữa các quốc gia và một số khái niệm như biên giới hay hàng rào thuế quan không còn có nhiều ý nghĩa. Thị trường chung có tính chất tương tự như liên minh thuế quan.
Một ví dụ tiêu biểu và thành công nhất của thị trường chung đó là thị trường chung châu Âu được thành lập năm 1993. Ngoài ra, hiện nay còn có nhiều khối thị trường chung khác vẫn đang tồn tại như: Thị trường chung của các nước phía Nam, cộng đồng Đông Phi…
Thị trường chung có thể được thiết lập nhằm mục đích mở cửa trao đổi và lưu thông hàng hóa, đồng vốn hoặc con người (như thị trường chung châu Âu – ECM). Thị trường chung cũng có thể được thành lập nhằm xúc tiến hợp tác kinh tế, đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, giáo dục (như MERCOSUR).
Có 3 điều kiện để một công đồng được công nhận là thị trường chung, trong đó nếu chỉ cần thiếu đi 1 điều kiện bất kỳ thì thị trường đó sẽ không được công nhận là thị trường chung.
Điều kiện thứ nhất, tất cả các nước khi tham gia vào thị trường chung phải đồng loạt dỡ bỏ hàng rào thuế quan. Điều này cũng áp dụng tương tự đối với hạn ngạch xuất – nhập khẩu.
Điều kiện thứ hai cũng có liên quan đến hàng rào thuế quan. Các nước tham gia khối thị trường chung sẽ áp dụng chính sách thuế quan như nhau đối với các nước khác. Nghĩa là các nước trong thị trường chung sẽ cùng nhau họp bàn, thảo luận để đề xuất một chính sách thuế được áp dụng chung cho tất cả các nước. Điều này đôi khi có thể mất rất nhiều thời gian bởi đặc điểm kinh tế của các nước là khác nhau.
Điều kiện thứ ba, các quốc gia trong khối thị trường chung không được phép đặt ra bất cứ hạn chế nào đối với việc di chuyển các yếu tố sản xuất. Phạm vi áp dụng là trong khối thị trường chung. Các yếu tố sản xuất bao gồm nguồn nguyên vật liệu, lao động, đồng vốn…
Khi tìm hiểu về thị trường chung, chúng ta đã biết rằng thị trường chung mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia tham gia, dễ thấy nhất là lợi ích từ việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan hay cho phép các yếu tế sản xuất được di chuyển tự do.
Tuy vậy, thị trường chung vẫn chưa phải là mô hình hoàn hảo và vẫn có hạn chế nhất định. Tiếp theo sau đây, chúng ra sẽ tìm hiểu về những lợi ích và hạn chế của thị trường chung nhé!
Tham gia vào thị trường chung nghĩa là các khái niệm về biên giới, quốc gia trong kinh tế và thương mại sẽ không còn nhiều ý nghĩa. Điều này dẫn đến một hệ quả tốt đẹp đó là hàng chi phí và giá thành của nguyên liệu sản xuất và lao động cũng giảm xuống, từ đó giá thành bán ra của sản phẩm cũng sẽ giảm xuống và ngày càng có nhiều người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với sản phẩm hơn.
Nguyên vật liệu và lao động hạ giá có lợi ích trực tiếp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đa quốc gia hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Không chỉ thế, việc đồng vốn có thể di chuyển dễ dàng hơn cũng mở ra không ít cơ hội đầu tư mới hoặc tăng cường đầu tư.
Mặt khác, các yếu tố sản xuất được phép tự do di chuyển cũng giúp cho việc phân bố các yếu tố này được thực hiện một cách dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Kết quả là những doanh nghiệp đang trên đà phát triển sẽ ngày càng phát triển hơn, các doanh nghiệp nhỏ cũng có thêm cơ hội để mở rộng sản xuất và quy mô, vươn mình lên trở thành doanh nghiệp lớn.
Tất nhiên sức cạnh tranh cũng là “tàn khốc” hơn rất nhiều, tuy nhiên đó là quy luật tất yếu, doanh nghiệp quá yếu kém sẽ bị đào thải. Nhìn chung, kinh tế của các quốc gian chắc chắn sẽ có dấu hiệu khởi sắc. Điều này cũng đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của khối thị trường chung.
Mặt trái đầu tiên phải kể đến khi tham gia thị trường chung đó là sự chết yểu của những doanh nghiệp yếu kém. Sức cạnh tranh khi tham gia thị trường chung trở nên lớn hơn bao giờ hết bởi các yếu tố sản xuất có thể tự do di chuyển mà hầu như không gặp cản trở nào cả.
Quy luật cá lớn nuốt cá bé được áp dụng một cách triệt để. Những doanh nghiệp quá yếu kém hoặc những doanh nghiệp mới hình thành nếu không tìm ra cách để sinh tồn thì sẽ bị đào thải. Hệ quả là số người thất nghiệp gia tăng ở nhiều nơi.
Mặt trái thứ hai của thị trường chung chính là xu thế chuyển hướng dòng chảy thương mại. Xu thế chuyển hướng dòng chảy thương mại ở đây có thể hiểu một cách đơn giản hơn đó là xu thế thoát ly khỏi khối thị trường chung của những tập đoàn lớn.
Không còn rào cản, các yếu tố sản xuất được phép di chuyển tự do khiến cho những “con cá lớn” càng “khuếch đại” được nhiều hơn. Đến khi hoạt động của các tập đoàn, doanh nghiệp phát triển đến một trình độ nhất định thì thị trường chung không còn phù hợp với họ nữa, nếu như không muốn nói là phần nào đó sẽ cản trở họ.
Những con “hùng ưng” có “đôi cánh” sải rộng sẽ không muốn bị bó hẹp trong môi trường thị trường chung và chịu những quy luật hay sự ràng buộc trong đó. Do đó, họ lựa chọn thoát ly thị trường chung để có thể “sải cánh” rộng hơn và “bay” xa hơn. Chính vì thế mà khi mất đi những “trụ cột” thì nền kinh tế thị trường chung có thể gặp biến cố bất cứ lúc nào.
Chưa kể đến việc quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước trong khối thị trường chung và các nước bên ngoài sẽ gặp những trở ngại hoặc tồn tại những lỗ hổng nhất định bởi các nước này phải áp dụng chung một chính sách thuế quan. Mặc dù được suy tính để phù hợp nhất với tất cả các thành viên, tuy nhiên điều kiện của mỗi nước là không giống nhau và những lỗ hổng chắc chắn sẽ xuất hiện.
Qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết, tin rằng bạn đã hiểu được thị trường chung là gì và những đặc điểm của thị trường chung. Thị trường chung đích thực mang đến nhiều lợi ích trực tiếp cho mỗi quốc gia thành viên. Tuy vậy, những mặt trái là vẫn tồn tại như những ung nhọt. Không hiếm trường hợp một số quốc gia đã phải tuyên bố rời khỏi khối thị trường chung để cứu vãn và ổn định lại nền kinh tế quốc gia.
Market share là gì? Tầm quan trọng của Market share là gì? Marketshare có ảnh hưởng như thế nào? Làm thế nào để gia tăng thị phần? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ