Tiện ích
Cẩm nang
Tết 10 tháng 10 là tết gì? Đây là câu hỏi gắn liền với truyền thống văn hóa dân gian của người Việt do đó mỗi con dân đất Việt không thể không biết đến ngày Tết này: nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục, … Tuy nhiên có rất nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ còn mơ hồ về nhiều ngày lễ trong phong tục của người Việt, trong đó có ngày tết 10 tháng 10. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về ngày lễ này nhé.
Có rất nhiều tên gọi cho ngày Tết 10 tháng 10, ở trên chúng ta vừa nhắc tới một cái tên quen thuộc theo tiếng Hán Việt là Trùng Thập. Nhưng nếu bạn nghe ai đó nói về cái tết Song thập, Tết thầy thuốc, tết cơm mới thì tất cả đều chỉ về ngày tết 10 tháng 10 đấy nhé.
Trong Phật giáo, người ta còn gọi 10 tháng 10 là Tết Hạ Nguyên để chiếu với Tết Thượng Nguyên vào ngày rằm tháng Giêng 15-1 âm lịch. Dựa vào câu hỏi tết 10 tháng 10 là tết gì, ai cũng biết ngày ngày chính thức diễn ra lễ tết này chính là nhằm ngày 10 tháng 10 theo âm lịch.
Có nhiều tài liệu nói về nguồn gốc của ngày lễ tết này, mỗi tài liệu lại nêu ra cơ sở khác nhau. Dựa trên ghi chép của cuốn Dược lễ thì ngày 10/10 âm lịch được xác định là ngày Tết Thầy thuốc. Vào ngày này, những cây thuốc quý có thể hội tụ được toàn vẹn khí âm dương, kết nối tứ thời xuân sắc để trở nên tốt nhất.
Còn theo nhà nghiên cứu văn hóa Phan Kế Bính nhận định tết 10/10 không chỉ là tết của thầy thuốc mà còn là cái Tết ông đồng bà cốt. Tuy nhiên ở một số làng quê người ta cũng ăn tết 10/10.
Những quan niệm dân dã hơn đến từ người nông dân ở thôn quê, họ hiểu Tết mùng 10 tháng 10 là tết gì ở góc nhìn mùa vụ và gọi đây là ngày tết cơm mới. Lý do bởi vì thời điểm tháng 10 âm lịch là lúc nông dân đã thu hoạch mùa màng tươm tất. Thường thì sau đó họ sẽ tổ chức ngày hội để mừng cho thành quả lao động trồng trọt, vun xới vất vả những tháng qua. Họ sẽ nấu chè kho, làm bánh dày coi như lễ vật từ thành quả lao động để dâng lên cúng lễ cảm tạ trời đất, tổ tiên, thần linh độ cho họ thu hoạch mùa màng bội thu.
Còn với những ông Đồng bà Cốt, 10/10 là ngày lễ đặc biệt quan trọng. Họ sẽ làm lễ cúng rất linh đình, đồng thời cũng để thiết đãi con nhang đệ tử.
Theo tập tục canh tác, hàng năm, người nông dân Việt Nam sẽ trồng hai vụ lúa. Vụ mùa đầu tiên của năm sẽ được diễn ra vào khi lập xuân. Còn mùa vụ thứ hai sẽ làm vào khi mùa hạ. Mỗi mùa vụ sẽ kéo dài 3 tháng. Vì thế, mùa vụ thứ hai sẽ diễn ra vào tháng 9 Âm lịch vì vậy cho nên phong tục sẽ lấy ngày 10/10 để biết ơn vị Thần Nông (vị tiên đồng ruộng) đã phù hộ để mùa màng tươi tốt. Người nông dân cũng nhân dịp này mà tổ chức ăn mừng được mùa màng bội thu. Thế nên cách gọi Tết cơm mới được đặt ra khá phù hợp với ý nghĩa này.
Còn dựa trên hành trình lịch sử của Y học cổ truyền của dân tộc ta thì vào tháng 10 âm lịch mỗi năm là dịp trời đất thuận hòa, thời tiết thuận lợi để, thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của các cây thuốc, nhất là những loài thuốc quý. Thời tiết giao hòa, thuận lợi đem đến cho cây thuốc khả năng hội tụ sắc tứ thời, tích tụ khí âm dương để tạo nên giá trị tốt nhất. Vậy nên, ngày 10/10 âm cũng là ngày của các vị thầy thuốc.
Vào ngày này tháng 10, ở nhiều cùng thôn quê, người dân đều làm nhiều loại bánh từ gạo mới được thu hoạch. Các món bánh đặc trưng được làm vào 10/10 gồm có bánh giầy, bánh bột lọc, bánh dẻo, xôi chè các loại, … Con người cũng đợi đến đúng giờ hoàng đạo để tổ chức cúng lễ với những món ăn đã được làm sẵn.
Ngoài việc cúng lễ tại nhà, người ta cũng sẽ đi ra chùa chiền để làm lễ, cảm tạ cho một mùa bội thu. Mọi nghi lễ sau khi đã thực hiện xong thì mọi nhà đều mang bánh của nhà mình đến biếu người thân, bạn bè và biếu hàng xóm láng giềng.
Còn những gia đình hành nghề y lâu đời, họ sẽ khoản đãi đệ tử, mở tiệc mời các đối tác, khách hàng để tăng cường quan hệ xã giao. Nếu trở về quá khứ cổ xưa thì 10/10 chính là ngày để dược đồng lên núi hái thuốc. Lý do thời điểm này, cây thuốc phát triển rất tốt, có nhiều loài thuốc quý sinh sôi nảy nở. Khi thuốc được hái về, mọi người sẽ tổ chức tiệc để ăn mừng.
Ý nghĩa thứ ba, chúng ta dành những lời lẽ để bàn luận sâu hơn về giá trị của ngày này khi được biết tới là Tết Đồng Cốt. Không tài liệu nào nói về lý do cho điều này song ngày này được mặc định được coi là ngày Tết của người làm Đồng Cốt và được tổ chức chức vô cùng trọng đại, linh đình.
Tại những vùng núi cao Việt Bắc, Tây Nguyên, xuất phát từ đời sống của người dân vô cùng nghèo khó, lương thực vì thế trở thành nguồn tài sản vô cùng trân quý. Mùa vụ được hay mất đều có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn tới đời sống người dân.
Lễ hội mừng lúa mới thể hiện niềm vui của những người vùng cao thu được thành quả từ mùa vụ, vừa mừng cho bao công chăm sóc, tưới bón lại vừa thể hiện rằng họ đã có được nguồn lương thực để phục vụ cho cuộc sống, tránh đói nghèo. Ý nghĩa cao cả hơn đó là tôn vinh từng hạt thóc mà “Giàng” đã ban. Giàng chính là một biểu tượng tâm linh muôn đời của những người dân tộc miền núi. Nói một cách chính xác hơn thì phong tục cơm mới là một lời cảm tạ Giàng và thần linh đã giúp cho dân làng có được mùa màng bội thu, đồng thời cũng bày tỏ niềm vui của cả dân làng.
Lễ được tổ chức lớn nhỏ ra sao còn phụ thuộc vào thu hoạch năm đó tốt tươi như thế nào. Gia chủ làm tiệc đón tết 10/10 sẽ mời họ hàng làng xóm, bạn bè gần xa ở những buôn làng cạnh bên đến với gia đình để chung niềm vui cơm mới. Tất cả sẽ tụ họp để ăn uống vui vẻ, linh đình và sau đó cùng nhau nhảy múa, hát hò.
Các gia đình sẽ dựa vào số lượng khách khứa tới với gia đình để so sánh với những nhà khác trong buôn làng. Gia đình càng đông người tham dự lễ cúng cơm mới thì coi như đó là một niềm vinh dự lớn, gia chủ rất mát mặt và có thể khoe với hàng xóm láng giềng.
Khi việc cúng lễ kết thúc thì mọi gia đình sẽ cùng nhau tụ hội để tiếp tục vui chơi, nhảy múa, đánh trống khua chiêng.
Mỗi dân tộc khác nhau lại tổ chức lễ tết 10/10 theo cách thức riêng biệt. Chẳng hạn như đối với dân tộc Bahnar và J’rai thì họ mừng tết cơm mới trong khoảng thời gian kéo dài từ tháng 11 dương lịch đến tận ngoài tháng Giêng của năm sau.
Dân tộc Ê Đê thì sẽ tổ chức cúng lễ ở mỗi hộ nhà. Trong đó, các công việc cũng được giao rõ ràng tới từng người. Người phụ nữ sẽ lo toan phần bếp núc còn người đàn ông thì sẽ làm thịt heo, gà và lo rượu cần. Người Mạ mừng lễ cơm mới hàng năm với phong tục mổ trâu.
Như vậy, khi tìm hiểu tết 10 tháng 10 là tết gì đã giúp chúng ta khám phá được rất nhiều kiến thức thú vị xoay quanh phong tục tập quán của nước ta khi tổ chức ngày tết này. Cùng một ngày nhưng có nhiều lễ được tổ chức. Dù là ăn mừng cho mục đích nào theo phong tục nơi chúng ta sinh sống thì điều quan trọng nhất vẫn là dùng cả tấm lòng thành tâm để bày tỏ sự cảm tạ đối với thần linh.
Trung thu cũng được coi là ngày lễ Tết quan trọng tại Việt Nam. Đó là ngày dành riêng cho đối tượng là trẻ em thiếu nhi. Vậy ngày lễ này là gì? Vì sao ra đời và mang ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu cụ thể mọi thông tin về ngày tết trung thu nhé.
Chia sẻ