close
cách
cách cách cách

Những thông tin thú vị về Tết Trung thu bạn không thể không biết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Tết trung thu là một ngày lễ rất đặc biệt ở Việt Nam, được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 hàng năm. Đây là một ngày tết của trẻ em vì vào ngày này trẻ em sẽ được đi rước đèn, tặng quà.

1. Tìm hiểu về Tết Trung thu

Tết trung thu năm 2020 được tổ chức vào thứ 5 ngày 1/10/2020.

Trung thu hay Tết Trung thu là ngày Tết Thiếu nhi dành cho trẻ em  diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Trung Thu còn được gọi với các tên như Tết hoa đăng, Tết trông Trăng. Có rất nhiều hoạt động hấp dẫn, sôi động, thu hút trẻ em trong ngày Tết này được tổ chức. Ở Việt Nam, Tết Trung Thu diễn ra với cỗ gia tiên được làm vào ban ngày còn cỗ ngắm trăng tổ chức vào buổi tối.

Tết Trung thu là tết dành cho trẻ em

Trong ngày Tết, khung cảnh sinh động, vui vẻ diễn ra khắp nơi. Các thiếu nữ có dịp trổ tài khéo tay hay làm của mình bằng cách gọt thành hình các bông hoa, lặn các hình con cá, con tôm để bày mâm cỗ. Trong khi trẻ em vào tối trăng rằm sẽ rủ nhau đi ra đường chơi dưới trăng với đủ các trò như kéo co, nhảy ô hay rước đèn, đánh trống, rước sư tử với tiếng cười đùa, reo hò khắp nơi. Có nhiều hoạt động náo nhiệt, vui vẻ và đầy màu sắc diễn ra không chỉ hấp dẫn trẻ em mà cả người lớn. Đó thật sự là ngày hội của mọi người dưới ánh trăng rằm.

Trẻ em thường được tặng quà vào dịp Tết Thiếu nhi như đèn kéo, đèn ông sao, mặt nạ, tò he và đặc biệt là bánh dẻo, bánh nướng.

Tết Trung thu diễn ra ở các nước Đông Á, các nước Đông Nam Á. Tết trông Trăng sẽ diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, đúng vào ngày trăng lên tròn và sáng nhất. Các quốc gia tổ chức Tết Thiếu nhi cho trẻ em như Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên. Trong đó, Trung Quốc, Đài Loan và Bắc Triều Tiên có ngày nghỉ lễ.

Tết trung thu năm 2020 sẽ được tổ chúc vào thứ 5 ngày 1 tháng 10 năm 2020 (15/08/2020 âm lịch). Vào ngày này các em thiếu nhi sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động vui chơi khác nhau.

2. Những hoạt động trong ngày Tết Trung thu

Trẻ em nào cũng rất mong đợi ngày Tết Trung thu hàng năm. Vào ngày Tết có nhiều hoạt động hấp dẫn được tổ chức cho các em vô cùng sôi động, hấp dẫn và náo nhiệt. Vào đêm trăng rằm, trẻ em sẽ vừa ngắm trăng, múa hát và phá cỗ. Nhiều nơi còn có tiết mục múa sư tử, múa lân, múa rồng náo nhiệt, chung vui với trẻ em. Dưới đây là các hoạt động trong ngày Tết Thiếu nhi có thể được tổ chức.

2.1. Tục ngắm trăng

Vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, buổi tối trăng lên trời rất sáng. Lúc này, trăng đạt độ tròn nhất, sáng nhất. Mọi người đi ra đường để ngắm trăng. Dưới ánh trăng, người ta sum họp, vui vẻ bên nhau. Đêm trăng rằm trăng thanh, gió mát soi tỏ mọi cảnh vật trong đêm trở nên lung linh hơn bao giờ hết. Thời điểm này, việc đồng áng đã xong xuôi chuẩn bị cho một vụ mùa mới bắt đầu, người ta có những giây phút nhàn rỗi để ngắm trăng và cảnh đẹp thanh bình.

Thông thường, mỗi gia đình sẽ có một mâm cỗ và cả nhà sum vầy để cùng ngắm trăng và phá cỗ với nhau. Người lớn thường kể cho các con nghe về chuyện Chú Cuội ngồi gốc đa.

2.2. Tục chơi đèn lồng

Chiếc đèn lồng là hình ảnh quen thuộc trong ngày Tết Trung thu, đặc biệt ở Trung Quốc. Trước cửa mỗi nhà đều có treo đèn lồng. Theo quan niệm dân gian, màu đỏ của chiếc đèn lồng tượng trưng cho sự may mắn sẽ đến với mọi thành viên trong gia đình.

Tục chơi đèn lồng trong Tết Trung Thu

Hoặc sẽ làm những chiếc đèn hoa đăng có ghi những mong ước vào và thả trôi sông để mang lời cầu nguyện đi xa. Còn một loại đèn trời thả lên gọi là đèn Khổng Minh. Loại đèn lớn có giấy dán xung quanh, có nến thắp ở giữa. Người ta sẽ viết ước nguyện của mình và thả lên trời như gửi lời thỉnh cầu tới các vị thần linh.

Còn ở Việt Nam, đèn lồng là quà dành cho trẻ em là chính. Đèn lồng được trang trí nhiều hình thù, màu sắc hấp dẫn trẻ làm cho đêm trung thu trở nên nhiều màu sắc, vui vẻ hơn bao giờ hết. Những chiếc đèn này làm từ giấy gió và tre, có nhiều hình vẽ màu sắc bên ngoài.

2.3. Tục phá cỗ

Ngày Tết Thiếu nhi không thể thiếu một mâm cỗ được bày cẩn thận. Trên mâm cỗ có nhiều loại khác nhau từ bánh kẹo, hoa quả như dưa hấu, bưởi, thị, mía và không thể thiếu bánh trung thu gồm bánh nướng và bánh dẻo. Mâm cỗ dùng để tế trăng và trời đất với mong ước mùa màng bội thu, gia đình đoàn viên và những điều tốt lành sẽ tới.

Mâm cỗ được bày biện đầy màu sắc và đẹp mắt sẽ được phá cỗ vào đúng thời điểm trăng rằm lên tới đỉnh đầu. Mọi người sẽ cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị, không khí đầm ấm, thanh bình của đêm trung thu.

2.4. Tục múa lân

Múa Lân là hoạt động phổ biến vào dịp Tết Thiếu nhi ở Việt Nam, trong khi đó ở Trung Quốc thường vào dịp Tết Nguyên Đán. Múa lân cần có một đội gồm nhiều người gồm một người đội đầu lân dẫn đầu và một đoàn theo sau thành đuôi lân. Lân sẽ múa theo từng nhịp trống đánh. Hoạt động này thường diễn ra vào đêm 14 và 15 âm lịch. Theo quan niệm truyền thống, con lân biểu trưng cho điềm lành nên múa lân nhằm mong những điềm lành sẽ tới với mọi người, mọi nhà.

2.5. Tục cắt bánh trung thu

Có thể nói, bánh Trung thu gắn liền với ngày tết này. Đây là loại bánh chỉ có trong Tết Trung thu. Vào dịp Tết này, dù thiếu gì thì thiếu, không thể thiếu bánh Trung thu. Bánh sẽ gồm bánh nướng và bánh dẻo mới đầy đủ. Bánh Trung thu làm từ bột mì và hết sức đa dạng hiện nay. Bánh Trung thu biểu trưng cho sự hòa thuận và đoàn tụ của gia đình.

Tục cắt bánh trung thu trong Tết Thiếu Nhi.

Tục cắt bánh Trung thu sẽ cắt chiếc bánh thành đúng số người trong gia đình. Người ta quan niệm, cắt các phần bánh càng đều, gia đình sẽ càng hòa thuận, hạnh phúc.

2.6. Hát trống quân

Tục hát trống quân có ở miền Bắc trong dịp Tết Trung thu. Sẽ có hai bên nam và nữ hát đối đáp và đánh tạo nhịp cho câu hát. Đó là sợi dây gai hay dây thép căng trên chiếc thùng rỗng có tiếng kêu thình thùng thình.

Hát trống quân sẽ hát theo vần, hát đố hoặc hát theo ý diễn ra rất sôi nổi và vui vẻ, nhiều khi có kịch tính vì những câu đố khó giải.

2.7. Tục tặng quà

Tục tặng quà vào dịp Tết Trung thu vẫn còn tới ngày nay. Người ta sẽ tặng quà cho nhau khi là lồng đèn, hộp bánh Trung thu, áo quần hay tiền. Họ hàng tặng quà nhau, các doanh nghiệp, cơ quan tặng quá cho khách, nhân viên trong công ty được tặng bánh Trung thu… Trong đó, bánh Trung thu được tiêu thụ và là quà phổ biến nhất trong dịp Tết này.

Những tục có trong ngày Tết Trung thu không phải ở đâu cũng đầy đủ và giống nhau. Tùy vào từng địa phương, khu vực mà người ta tổ chức tương ứng. Nhưng dù thế nào, hàng năm cứ vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, mọi người lại tổ chức vui tết  Trung thu. Ở Việt Nam, đây là ngày tết dành cho trẻ em rất được mong đợi, háo hức.

3. Nguồn gốc của Tết Trung thu đến từ đâu

Tết Trung Thu ra đời từ lâu ở Việt Nam, là một nét văn hóa cổ truyền, một ngày hội cho trẻ em và cả người lớn. Vậy ngày Tết này ra đời từ khi nào, có nguồn gốc từ đâu.

Tết Trung Thu ra đời khi nào?

3.1. Tết Trung Thu ra đời từ đâu?

Về nguồn gốc, Tết Trung thu vẫn chưa xác định chính xác về nguồn gốc có phải tiếp nhận từ Trung Quốc hay không hay từ văn minh nông nghiệp nhưng đã có từ xa xưa. Từ năm 1211 vào thời nhà Lý, Tết Trung thu đã có và được ghi rõ trên văn bia chùa Đọi. Tết Trung thu cũng được ghi trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Tết này được tổ chức chính thức ở kinh thành Thăng Long cùng múa rối nước, đua thuyền, rước đèn. Tết Thiếu Nhi được tổ chức xa hoa trong phủ chúa thời Lê – Trịnh.

Còn ở Trung Quốc, người ta cổ đại cho rằng, Tết Trung thu có từ thời Xuân – Thu để mừng thu hoạch được mùa vào thời điểm nông nhàn để vui chơi sau khi mùa màng đã xong.

3.2. Sự tích Tết Trung thu

Về sự tích ra đời của Tết Trung thu có nhiều loại. Một trong những tích về Tết Trung thu được kể như sau: Trong đêm trăng rằm tháng 08, khi ánh trăng vằng vặc soi tỏ cả không gian trở nên huyền ảo lung linh, nhà vua đi dạo giữa cảnh đêm trăng và ngước lên ngắm trăng tròn sáng trong. Thấy trăng đẹp huyền ảo, vua muốn lên thăm Cung Trăng.

Để hiện thực hóa ước mong của nhà vua, vị pháp sư đã ném cây gậy lên trời để biến thành một chiếc cầu bạc dẫn nhà vua lên Cung Trăng thăm thú cảnh đẹp. Lên cung trăng, họ vào Phủ thanh hư Quảng Hàn. Một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga tiếp đón nhà vua và pháp sư rất chu đáo và nồng hậu. Họ được mời ăn bánh Tiên do Hằng Nga sai tiên nữ mang tới. Hai người vừa thưởng thức bánh và xem các tiên nữ múa hát trong khung cảnh đẹp huyền ảo.

Về trần gian, vua nhớ mãi đêm trăng thưởng thức bánh ngon và ca hát tuyệt đẹp đó. Cho nên cứ vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, rằm Trung Thu, vua sai người làm bánh Tiên để tưởng nhớ ngày đó. Bánh có hình tròn như mặt trăng nên gọi là bánh Trăng. Vào ngày rằm trăng thanh gió mát, cả triều định cùng ăn bánh ngắm trăng. Từ đó, có ngày Tết Trung Thu như ngày nay. Vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, tiết trời thường mát mẻ, trong xanh, cảnh vật thanh bình rất lý tưởng để thưởng trăng trong năm.

Như vậy, dù chưa có tài liệu nào nói về nguồn gốc chính xác của ngày Tết Trung Thu ngày nay nhưng đây là lễ hội đã theo cùng đời sống của người dân Việt từ lâu, đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu hàng năm.  

4. Ý nghĩa của Tết Trung thu

Về ý nghĩa, giống như tên gọi, Tết Trung Thu hay Tết Thiếu nhi, Tết trông Trăng. Đây là ngày hội đêm trăng rằm, chủ yếu dành cho trẻ em, cho sự đoàn tụ gia đình sum họp, hòa thuận và hạnh phúc cùng ngắm trăng rằm.

Ý nghĩa của Tết Trung Thu

Vào ngày Tết Trung Thu, các gia đình sẽ sắm sửa để bày mâm cỗ mừng Trung thu cùng nhiều loại đồ vật  kèm theo như bánh Trung thu là không thể thiếu kèm theo các loại hoa quả, bánh kẹo theo mùa, mua đèn lồng treo trong nhà. Trẻ em thì háo hức được chơi Trung thu, được ăn bánh kẹo, hoa quả thỏa thích, được tặng quà. Người lớn vui chung niềm vui với trẻ, là dịp để mua cho con những thứ chúng thích, thể hiện tình yêu thương với con mình. Trung thu cũng là dịp để gia đình đoàn tụ, sum vầy và gắn bó hơn.

Cùng với bánh Trung Thu, các gia đình còn mua thêm trà, rượu cúng trên bàn thờ tổ tiên góp phần làm cỗ Trung Thu thêm thịnh soạn, đủ đầy hơn.

5. Những địa điểm ở Việt Nam tổ chức Đêm trăng Rằm lớn nhất

Ngày nay, Tết Trung Thu được tổ chức nhiều màu sắc, hấp dẫn hơn so với trước kia vì đời sống xã hội khá giả, được nâng cao hơn, hàng hóa dồi dào hơn giúp người dân có điều kiện mua sắm những thứ cần thiết cho ngày Tết thêm màu sắc và đủ đầy hơn. Tết này không chỉ được tổ chức ở những quốc gia nói trên mà ở khắp nơi trên thế giới, nơi nào có cộng động người Việt, người đến từ các quốc gia này. Họ cũng sắm sửa đầy đủ mọi thứ cơ bản nhất cho ngày Tết trông Trăng được vui vẻ, an lành và hạnh phúc.

Riêng ở Việt Nam, có một số nơi tổ chức Tết Trung Thu rầm rộ, đầy màu sắc cùng nhiều màn biểu diễn hấp dẫn như:

5.1. Trung thu phố cổ ở thủ đô Hà Nội

Vào dịp Tết Trung Thu, phố cổ Hà Nội trở nên lung linh, đầy màu sắc với rất nhiều mặt hàng về chủ đề này như đèn ngôi sao, đèn lồng, mặt nạ. Cả không gian phố cổ đầy màu sắc, hấp dẫn giúp không khí trung thu thêm đặc sắc.

5.2. Lễ hội đèn lồng ở phố cổ Hội An

Lễ hội đèn lồng được tổ chức trong không gian phố cổ Hội An tạo nên nét đặc sắc cho nơi đây. Các con phố treo đầy đèn lồng với đủ màu sắc khác nhau vào mỗi dịp Tết Trung Thu.

Lễ hội đèn lồng ở phố cổ Hội An lung linh

Ngoài ra, lễ hội đèn lồng vẫn được tổ chức vào ngày rằm hàng tháng trong năm, là trải nghiệm không thể thiếu khi tới Hội An.

5.3. Trung Thu ở Thành Tuyên, tỉnh Tuyên Quang

Đêm Trung Thu được tổ chức hoành tráng ở thành phố Tuyên Quang trong những năm gần đây thu hút nhiều du khách tới trải nghiệm. Toàn bộ những con phố lớn ở trung tâm thành phố đều được treo đèn lồng đỏ. Lễ hội rước đèn lồng, múa Lân trong ánh trăng rằm lung linh thực sự tạo nên một ngày hội khó quên.

5.4. Tết thiếu nhi ở Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh)

Thành phố mang tên Bác cũng không thua kém các tỉnh thành khác trên cả nước. Bạn có thể vui chơi trung thu ở Sài Gòn hoa lệ với nhiều hoạt động khác nhau. Trung thu được tổ chức ở nhiều nơi trong thành phố, kể cả ở các trung tâm thương mại.

5.5. Lễ hội múa Lân ở Huế

Huế là nơi tổ chức Tết Thiếu Nhi hấp dẫn qua những con phố khiến không khí thành phố trở nên lung linh hơn khác hẳn với vẻ trầm mặc, dịu dàng ở nơi đây. Màn biểu diễn múa Lân thu hút rất nhiều người tham gia.

5.6. Trung Thu ở Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng xinh đẹp tổ chức Tết Trung Thu đầy màu sắc và náo nhiệt với nhiều hoạt động phong phú. Cầu Rồng là trung tâm của ngày Tết thu hút nhiều người dân và du khách nhất. Biểu diễn múa lân hấp dẫn, vui nhộn bên cây cầu lung linh bắc qua sông. Con rồng Vàng ở bên cầu sẽ được phun lửa sáng chói vào không gian.

5.7. Rước đèn Trung Thu ở Phan Thiết

Thành phố của tỉnh Bình Thuận vào đêm rằm Trung Thu cũng lung linh, náo nhiệt với hoạt động của ngày Tết Thiếu nhi này. Hình ảnh những chiếc đèn lồng và các hoạt động hưởng ứng ngày Tết trông Trăng tạo nên một không khí tuyệt vời để ngắm trăng, phá cỗ.

Bạn sẽ có một Tết Trung Thu như nào với gia đình, bạn bè và người thân. Hãy lên kế hoạch để có một ngày Tết Trung Thu đoàn viên, hạnh phúc nhất cho mình.

Ngày Tết Trung Thu sắp tới gần rồi các bạn ơi. Hãy cùng Vieclam123.vn tạo cho mình dịp Tết tuyệt vời nhất, ý nghĩa nhất nhé.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.