Bạn có từng nghe đến những cụm từ như đông chí, tiết đông chí mà không hiểu ý nghĩa của những cụm từ này? Ngày đông chí sẽ rơi vào ngày nào trong năm? Tại sao người ta lại mang đến một cái tên đặc biệt cho ngày này. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu xem ngày đông chí là gì và ngày đông chí có gì đặc biệt.
Một năm chúng ta có 4 mùa xuân , hạ, thu, đông là 4 mùa này sẽ chia thành 8 tiết đó là Xuân Lập, Xuân Phân, Lập Hè, Hè Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông và Đông Chí. 8 tiết này ra đời theo lịch cổ đại trung quốc và tên gọi của chúng biểu trưng cho thời điểm khởi đầu một mùa và thời điểm kết thúc một mùa. Đông Chí là tiết cuối cùng trong năm và Ngày Đông chí là mốc thời gian trong tiết cuối năm giúp người Trung Quốc xác định ngày Tết Nguyên Đán của họ.
Ngày đông chí không cố định nhưng thường rơi vào ngày 21 - 22/12 dương lịch hàng năm, ngày Đông chí của bất kỳ năm âm lịch nào cũng phải rơi vào tháng 11 của âm lịch. Đây là ngày mà tại Bắc bán cầu sẽ có thời gian ban ngày ngắn nhất và ban đêm dài nhất, ngược lại Nam bán cầu là ngày có thời gian ban ngày dài nhất ban đêm ngắn nhất.
Từ thời xa xưa Ngày Đông Chí đã được xem là một thời điểm quan trọng và là một ngày ý nghĩa nên vua chúa Trung Quốc vào thời phong kiến đã bắt đầu có những hoạt động và tập tục ý nghĩa cho ngày này. Bắt đầu bằng việc mở tiệc ăn mừng cuối năm để chúc mừng thành quả của một năm lao động vất vả, tự thưởng cho mình 5 ngày nghỉ ngơi, dừng hết các hoạt động lao động sản xuất để quây quần bên gia đình cùng thưởng thức các bữa tiệc và nhảy múa hát ca.
Tại Việt Nam vào thời kỳ phong kiến nước ta bị ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Quốc khi nước ta bắt đầu bị đô hộ. Từ thời kỳ đó đến nay phong tục của nước ta vẫn còn lưu giữ lại rất nhiều những nét văn hóa có sự ảnh hưởng từ Trung Quốc như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu,… Những ngày lễ này đều được tính dựa theo một loại lịch mà ta vẫn sử dụng đến tận ngày nay và có nguồn gốc từ Trung Quốc đó là âm lịch hay còn gọi là nông lịch.
Ngày Đông Chí năm 2023 này theo lịch sẽ vào ngày ngày 22 tháng 12 dương lịch tức ngày 10 tháng 11 âm lịch.
Ngày Đông Chí là ngày được biết đến với đặc điểm là đêm dài hơn ngày nhất trong năm. Nhưng vào ngày này chỉ có các quốc gia ở bán cầu Bắc mới cảm nhận được đêm dài hơn ngày còn với các quốc gia ở bán cầu Nam thì ngày lại dài hơn đêm. Tuy nhiên theo khoa học Phương Tây thì vào Ngày Đông Chí thì mùa đông sẽ bắt đầu tại bán cầu Bắc và mùa hè sẽ bắt đầu tại bán cầu Nam do tại thời điểm này mặt trời xuống tới điểm thấp nhất về phía Nam trên bầu trời và bắt đầu quay trở lại phía Bắc. Lúc này Trái Đất sẽ nghiêng 23,5 độ so với mặt phẳng hoàng đạo và bán cầu nam của Trái Đất nghiêng về mặt trời nhiều nhất.
Ngày Đông Chí bắt nguồn từ Trung Quốc nên ngày này đặc biệt có ý nghĩa với người dân ở đây. Ngày Đông Chí đến người dân Trung Quốc xem đây là một cái tết và có những hoạt động văn hóa vô cùng đặc sắc trong ngày này. Kể từ triều Đường và Triều Tống thì Ngày Đông Chí được chọn là ngày để thờ cúng tổ tiên và nhà vua sẽ tiến hành một lễ tế lớn để tỏ lòng thành kính với Thiên Thượng. Đó là hoạt động về tín ngưỡng còn người dân thì sẽ mang những nét ẩm thực nào đến với mâm lễ cúng tổ tiên?
Do Ngày Đông Chí tiết trời còn rất lạnh nên những thực phẩm làm ấm cơ thể sẽ được chọn để mang lên bàn thờ cúng bái tổ tiên rồi cả nhà sẽ cùng thưởng thức những món ăn nóng hổi này trong mâm cơm gia đình. Tại mỗi vùng miền của Trung Quốc người dân sẽ có những món ăn đặc trưng khác nhau vừa mang ý nghĩa biểu tượng lại vẫn đáp ứng đúng tiêu chí là nóng hổi và làm ấm cơ thể. Tại vùng phía Bắc lạnh lẽo của Trung Quốc thì các món thịt và rượu chính là các thực phẩm sẽ giúp làm ấm cơ thể và món ăn phổ biến tại đây vào Ngày Đông Chí sẽ là bánh bao hấp và hoành thánh.
Còn tại phương Nam thì vào Ngày Đông Chí sẽ có một món bánh đặc biệt đó là thang viên (một loại bánh gần giống bánh trôi nước). Những món ăn này đều có vỏ bột và nhân phong phú mang ý nghĩa đủ đầy, viên mãn và hạnh phúc. Đây là lời cầu chúc cho năm mới ăn khang thịnh vượng của người Trung Quốc và tục lệ văn hóa thờ cúng và tổ chức lễ hội là để tiến năm cũ đi, đón những điều may mắn, hạnh phúc đến trong năm mới. Và thời gian của lễ hội chính là thời gian để nghỉ ngơi sau khi kết thúc một năm làm việc đầy vất vả.
Tại Việt Nam thì Ngày Đông chí chỉ là một mốc thời gian chứ không mang ý nghĩa đặc sắc gì nên không có lễ hội hay truyền thống nào được diễn ra trong ngày này. Nếu muốn biết người Trung Quốc sẽ làm gì vào ngày này bạn có thể thăm quan khu phố người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh vào Ngày Đông Chí. Và giống như Trung Quốc thì một số quốc gia khác cũng xem Ngày Đông Chí là một ngày đặc biệt và có những lễ hội dành riêng cho ngày này. Tại Mỹ thì ngày bắt đầu của mùa đông là Ngày Đông Chí và một số lễ hội được diễn ra vào ngày này như lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, lễ Giáng Sinh.
Ngày Đông Chí năm nay ngày sẽ kéo dài gần 11 tiếng và đêm sẽ kéo dài gần 12 tiếng và theo phong thủy thì Ngày Đông Chí ứng với quẻ Phục trong Kinh Dịch mang ý nghĩa về sự phục hồi và phát triển thịnh vượng. Đặc biệt là với những người mệnh Thủy thì vào ngày này mọi sự đều rất tốt và hướng đến sự thành công nên những người có mệnh này sẽ có sự phát triển về sự nghiệp vào Ngày Đông Chí. Ngoài ra có một số việc cần lưu ý bạn không nên làm vào ngày này đó là Cầu phúc, cầu tự, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, giải trừ, thẩm mỹ, chữa bệnh, động thổ, đổ mái, sửa bếp, khai trương, ký kết, giao dịch, nạp tài, mở kho, xuất hàng, đào đất, an táng, cải táng. Còn cúng tế và san đường thì vẫn có thể thích hợp làm vào ngày này.
Những chia sẻ về Ngày Đông Chí của vieclam123.vn có giúp bạn mở mang thêm những cái nhìn mới mẻ về ngày này. Ngày Đông Chí có thể không mang ý nghĩa đặc biệt tại Việt Nam nhưng lại mang nhiều ý nghĩa lớn lao tại nhiều quốc gia khác đặc biệt là tại quê hương của ngày này đó là Trung Quốc. Biết về Ngày Đông Chí không chỉ cho bạn thêm hiểu biết về văn hóa các quốc gia mà còn cho bạn thêm kiến thức về thiên văn và địa lí. Hãy luôn đồng hành cũng vieclam123.vn để có thêm nhiều những kiến thức mới mẻ và bổ ích hơn nữa nhé.
>> Xem thêm:
Chia sẻ