close
cách
cách cách cách

Hướng dẫn bạn làm hộp bánh trung thu sắc màu tràn đầy ý nghĩa

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Một mùa trung thu nữa lại đến mang theo nét truyền thống muôn đời của người dân Việt Nam. Nào là phá cỗ đêm rằm, nào là rước đèn trung thu, nào là gia đình quây quần tụ họp,… thật nhiều những truyền thống tốt đẹp cho một ngày lễ ý nghĩa trong năm. Nhưng trong đó không thể không nhắc đến một nét truyền thống đặc sắc không thể thiếu của ngày hội đêm rằm đó là bánh trung thu. Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc sẽ tự tay làm một chiếc bánh trung thu thật đặc sắc để kính tặng ông bà, cha mẹ chưa? Hãy cùng vieclam123 làm một chiếc bánh trung thu vừa đơn giản lại mang trọn vẹn ý nghĩa và phong vị của người Việt nào.

1. Cách làm nhân thập cẩm cho bánh trung thu truyền thống

Bánh trung thu là món quà quen thuộc mỗi dịp trăng rằng tháng 8 mà mỗi gia đình đều sẽ chuẩn bị những vị bánh yêu thích để dâng lên bàn thờ tổ tiên và cùng cả nhà phá cỗ. Mỗi chiếc bánh ra lò đều là tâm huyết của người làm bánh bằng cả tình yêu nghề và mong muốn người thưởng thức sẽ luôn cảm thấy ngon miệng. Chiếc bánh trung thu truyền thống đầu tiên gói trọn hương vị truyền thống với đủ mọi thành phần trong một chiếc bánh thập cẩm. Ngày nay bánh trung thu được cải tiến với nhiều hương vị mới đặc sắc hơn nữa đáp ứng thị hiếu của khách hàng cả về hương vị và hình thức. Tuy nhiên mọi chiếc bánh đều sẽ đến từ những điều căn bản. Hãy cùng đến với chiếc bánh nướng và bánh dẻo truyền thống đầu tiên để biết chiếc bánh trung thu cổ truyền được làm như thế nào.

Chiếc bánh trung thu thập cẩm ngày nay không còn nhận được nhiều tình cảm của người tiêu dùng nữa do sự ra đời của quá nhiều các loại bánh trung thu mới. Đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay còn rất ít những bạn yêu thích hương vị truyền thống này. Chỉ có những người lớn tuổi là còn vương vấn vương vị của chiếc bánh ngày xưa thường xuất hiện trong những mâm cỗ trung thu ngày trước. Cái thú của người già đêm rằm là được quây quần bên con cháu cùng thưởng thức một miếng bánh trung thu thập cẩm, nhâm nhi ly trà để cảm nhận cái không khí vui vẻ ấm áp của ngày rằng tháng 8.

Bánh trung thu truyền thống hương vị thập cẩm là món bánh đặc trưng của Tết trung thu

Bạn có muốn tự tay mình làm một chiếc bánh như vậy để biết về hương vị truyền thống và gửi gắm tình yêu thương qua chiếc bánh đến với các đấng sinh thành? Vậy thì hãy cùng vieclam123 bắt tay vào làm chiếc bánh trung thu nướng thập cẩm nào. Bánh truyền thống quan trọng và khó làm nhất là phần nhân thập cẩm với đủ mọi thành phần cho chiếc bánh thơm ngon đậm vị mà khó có loại bánh trung thu mới nào để lại được dư vị khó quên đến vậy. Cùng chuẩn bị nguyên liệu cho chiếc bánh để biết điều gì đã làm nên hương vị đó.

Nguyên liệu dành cho nhân bánh nướng trung thu thập cẩm:

- Mỡ đường (80g): đây chắc sẽ là nguyên liệu khiến nhiều bạn ngạc nhiên tựu hỏi nó là gì. Nếu muốn làm bánh truyền thống hãy chuẩn bị phần mỡ đường này trước từ 1 – 3 ngày.

  • Mỡ đường hay chính là mỡ heo được sơ chế bằng gia vị. Để làm mỡ đường bạn sẽ cần có mỡ heo (500gr), gừng (10gr), muối (1 thìa), đường (250gr).
  • Đối với mỡ hãy chọn thịt sạch lọc riêng rẽ phần bì và phần nạc thậm chí không để màng trắng dính lại trên phần mỡ. Sau đó chuẩn bị một nồi nước cho muối và gừng vào đun sôi nước để làm giảm bớt mùi tanh của mỡ. Khi nước sôi thì cho mỡ vào trần trong khoảng từ 10 – 15 phút, bạn thấy mỡ chuyển màu trắng trong hơn một chút thì dùng đũa xiên qua miếng mỡ, nếu thủng thì là mỡ đã chín.
  • Sau khi mỡ chín bạn vớt mỡ ra một thau nước lạnh cho mỡ giòn, đến khi nước và mỡ nguội thì bỏ mỡ ra thấm khô, sau đó sắt khúc, thái hạt lựu cho vào tô rồi trộn đều với đường đã chuẩn bị. Mỡ sau khi ngấm đường bạn đậy kín để nơi khô ráo hoặc nếu có nắng thì hãy mang ra phơi là chỉ một ngày sau có thể dùng được. Muốn biết mỡ đã đạt và dùng được hay chưa hãy sờ xem mỡ đã cứng lại chưa, mùi có thơm không và thử mỡ xem đã giòn chưa, đủ ba tiêu chí là mỡ đã dùng được.

- Mứt hạt sen (100gr): bạn có thể tự làm mứt sen hoặc mua sẵn nhưng lưu ý là mứt sen mua ngoài sẽ khá ngọt bạn không nên cho vào nhân bánh nhiều. còn nếu muốn tự làm mứt sen thì cũng không khó, vừa sạch, vừa tiết kiệm, lại có độ ngọt vừa phải đúng ý bạn.

  • Để làm mứt sen bạn sẽ cần chuẩn bị : 500gr sen tươi hoặc khô tùy bạn, 300gr đường phèn (nếu không mua được đường phèn có thể dùng đường cát trắng), 1 thìa vani hoặc nước hoa bưởi để làm dậy mùi thơm và một chút muối.
  • Đầu tiên là sơ chế hạt sen, nếu là hạt sen tươi thì bóc vỏ bỏ tâm sen cho đỡ đắng, còn là hạt sen khô đã bỏ tâm thì chỉ cần ngâm nước 4 tiếng đợi cho hạt sen nở đều và mềm.
  • Tiếp theo là xay đường phèn thành bột nếu bạn sử dụng đường cát thì không cần xay. Nhưng nếu có thể bạn nên dùng đường phèn để mứt sen có vị  ngọt thanh mát, không bị gắt.
  • Chuẩn bị nồi nước để luộc sen, bạn nhớ cho vào một chút muối và chỉ luộc sen chín tới thôi nhé, luộc kĩ quá sẽ khiến hạt sen bị nát không giữ được vẻ đẹp của nguyên hạt. Nếu bạn dùng sen khô thì có thể đun lâu hơn một chút vì sen khô lâu chín hơn sen tươi. Và sau khi sen chín thì vớt ra thau nước lạnh ngâm 10 phút cho hạt sen săn lại và nguội bớt.
  • Sau khi hạt sen nguội thì vớt ra để ráo rồi mới trộn đường phèn (đường cát) để trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tiếng rồi mang đi sên (đảo cho ngấm). Sau đó cho sen đã ướp đường vào chảo đảo đều trong lửa nhỏ, khi thấy bọt sủi lăn tăn thì tiếp tục đảo cho đến khi bắt đầu thấy nặng tay thì cho vani vào rồi đảo thêm vài phút cho ráo dần là có thể tắt bếp. Lưu ý khi đảo với đường cát sẽ nhiều nước và phải đảo lâu hơn mới có thể ráo hạt. Sau khi hạt ráo có thể lắc đều trong chảo cho hạt tơi ra không bị dính vào nhau, vậy là món mứt sen đã hoàn thành.

Gọi là bánh trung thu thập thập vì nhân bánh bao gồm rất nhiều nguyên liệu

- Lạp xưởng (100gr): bạn lưu ý là lạp xưởng khô không phải lạp xưởng tươi nhé, loại có màu đỏ có đóng gói bán sẵn tại các siêu thị.

- Hạt điều (100gr): hạt điều khô đã qua sơ chế bạn có thể mua tại tạp hóa hoặc siêu thị đều có.

- Hạt bí (100gr): bạn tự mình rang hạt bí hay mua đều được vì lượng hạt sử dụng cũng không nhiều.

- Hạt dưa (100gr): tương tự như hạt bí bạn có thể tự rang hạt hoặc mua nhưng nếu có thể thì tự rang lấy một ít cả hai loại hạt vừa tiết kiệm chi phí lại không cần phải mua cả gói lớn tại cửa hàng.

- Vừng trắng (80gr): loại vừng này bạn có thể mua lẻ tại các chợ nhỏ và lưu ý là vừng trắng nhé vì còn có vừng đen nữa và vừng chưa đảo nhé.

- Mứt bí (100gr): loại mứt này ngoài các dịp lễ tết cũng khó để tìm mua được nên vieclam123 cũng sẽ hướng dẫn bạn cả cách làm loại mứt này.

  • Bạn sẽ cần chuẩn bị một trái bí đao, không cần to, nhỏ thôi vừa đủ để dùng làm mứt cho nhân bánh trung thu còn nếu gia đình yêu thích loại rau quả này thì có thể mua trái to và phần còn lại dùng cho nấu ăn. Tiếp theo là chuẩn bị đường, phèn chua, nước vôi trong, vani và tỷ lệ giữa bí đao và đường sẽ là cứ 0,5kg đường thì tương ứng với 1kg bí đao.
  • Đầu tiên bạn cần sơ chế bí đao trước, bí mua về sẽ gọt sạch vỏ chỉ lấy phần cùi trắng, rửa lại với nước rồi cắt khúc dài 5cm. Hòa một chậu nước vôi trong rồi thả phần bí đã cắt khúc vào ngân qua đêm (khoảng 5 – 7 tiếng) rồi vớt ra rửa lại nhiều lần nước cho đi hết mùi vôi.
  • Đun một nồi nước phèn chua đến khi sôi thì bỏ bí vào trần khoảng 1 – 2 phút rồi lại vớt ra rửa sạch để ráo nước rồi mang đi ướp đường. Thời gian ướp sẽ vào khoảng 4 – 5 tiếng thì miếng bí mới có thể ngấm đường.
  • Cuối cùng là mang bí đã ngấm đường đảo đều trên bếp lửa nhỏ đến khi khô lại thì thêm vani vào đảo 1 -2 phút là tắt bếp và bạn đã có thành phẩm là món mứt bí tự làm ngon tuyệt.

- Lá chanh (hơn chục lá là được): lưu ý chọn là không quá non cũng không quá già và chọn cây không có thuốc, lá không có trứng sâu.

- Vụn vỏ chanh: bạn lấy vỏ của 3 – 4 trái chanh rồi bào vụn ra là đủ.

- Ngũ vị hương: để tăng thêm mùi vị hấp dẫn cho nhân bánh và bạn chỉ cần đến một chút thôi, không đến một thìa cà phê bột ngũ vị hương.

- Rượu Mai Quế Lộ (40 – 60ml): một loại rượu để tăng mùi thơm dùng cho nấu ăn còn nếu bạn không thể kiếm được loại rượu này thì cũng không sao.

- Bột bánh dẻo (40 – 80ml): nguyên liệu này bạn không được phép thiếu vì đây sẽ là chất kết dính khiến các thành phần trong nhân bánh quyện lại không bị vụn ra.

- Nước lọc: nguyên liệu sẵn có và bắt buộc phải có.

Vậy là phần nguyên liệu đã chuẩn bị xong rồi cùng bắt tay làm nhân bánh thôi nào.


Nguyên liệu của phần nhân thập cẩm rất dân dã và quen thuộc

Bước 1: Cùng sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị nào

  • Lạp xưởng bạn có thể hấp chín hoặc luộc chín tùy ý rồi mang ra để nguội, cắt hạt lựu, lưu ý đừng cắt quá to vì nguyên liệu cho nhân bánh rất nhiều mà nhân bánh thì không thể quá to được.
  • Hạt bí, hạt điều, hạt dưa sau khi rang vàng thơm thì giã nhỏ, lưu ý giã nhẹ tay không để hạt quá vụn.
  • Hạt vừng trắng rang chín đến khi ngả màu vàng óng, khi rang bạn có thể ngâm nước trước một lúc rồi vớt ra để ráo. Sau đó mang rang trên lửa nhỏ thì hạt vừng sẽ nóng đều, vàng ươm, không lo đảo không đều tay sẽ bị cháy.
  • Lá chanh mang ra rửa sạch, ngâm muối loãng rồi để ráo nước, thái chỉ.

Tất cả các nguyên liệu để sẽ có kích cỡ hạt lựu hoặc nhỏ hơn để phần nhân bánh không quá to, nếu định làm bánh lớn thì tăng kích cỡ các hạt lựu.

Bước 2: Cùng bắt tay vào làm phần nhân bánh trung thu thập cẩm nào

  • Trộn tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào một tô lớn, đảo đều tay cho các nguyên liệu quyện đều vào với nhau. Nếm một chút đường bột nếu muốn thêm vị ngọt, còn muốn tăng vị mặn thì có thể thêm một chút dầu hào hoặc nước tương.
  • Sau đó đổ một nửa thìa ngũ vị hương đã chuẩn bị vào cùng với vỏ chanh bào vụn, rượu mai quế lộ thêm vào nửa chén, rắc phần bột bánh dẻo đã chuẩn bị vào rồi thêm nước để trộn đều. Lưu ý khi trộn nhân, nếu thấy hỗn hợp bị khô thì cho thêm nước, còn nếu hỗn hợp bị ướt thì cho thêm bột bánh dẻo. Cứ thế đảo đều cho đến khi hỗn hợp săn lại và bạn dùng thìa ép nhân vào thành bát thì thấy hỗn hợp bết dính.
  • Bạn cần ghi nhớ rượu mai quế lộ không nên cho nhiều dễ khiến nhân có mùi nồng, cả bột bánh dẻo cũng vậy, cần thêm bột vào nước cân đối ngay từ ban đầu để tránh không phải thêm nhiều về sau. Như vậy khi bánh chín phần nhân bánh trung thu sẽ bị khô chứ không mềm dẻo. Và cuối cùng là phần bột bánh dẻo sẽ không thể thay thế bằng bột ngô hay bột mì được.

Bước 3: sau khi trộn nhân thành công thì bước còn lại chỉ là chia đều nhân cho số lượng bánh định làm rồi vo viên nén chặt đợi bọc vỏ bánh thôi

2. Cách làm vỏ bánh trung thu

Khi bắt đầu bài viết này vieclam123 cũng đã nghĩ đến việc sẽ chia công thức theo từng loại bánh riêng cho các bạn dễ tìm dễ làm. Nhưng trên thực tế thì với các loại vỏ bánh và nhân bánh tách biệt này các bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra một loại bánh mới theo công thức của riêng mình mà không cần phải theo công thức hay khuôn mẫu của ai cả. hãy cùng tham khảo các loại vỏ bánh cơ bản dưới đây để chọn ra một công thức của riêng mình nào.

2.1. Vỏ bánh trung thu nướng

Nhìn thì ai cũng nghĩ rằng việc làm một chiếc vỏ bánh mỏng chắc chỉ cần bột mì và một số hương liệu đơn giản là có thể hoàn thành một chiếc vỏ bánh rồi. Nhưng không nhé chiếc vỏ bánh đơn giản mà bạn nhìn thấy thật ra lại được làm rất kỳ công và nếu muốn chiếc bánh của bạn trở nên đặc biệt thì bạn sẽ phải bỏ cả thời gian ra cho những nguyên liệu đặc biệt. Dưới đây sẽ là những nguyên liệu để bạn làm được một chiếc vỏ bánh trung thu nướng không chỉ thơm ngon mà còn đẹp mắt.

Bánh nướng thập cảm là một trong nhưng loại bánh trung làm phức tạp nhất

Có 6 nguyên liệu chính mà bạn cần chuẩn bị cho vỏ bánh nướng:

- Bột mì (240gr): nếu có thể thì hãy trộn bột để vỏ bánh thêm phần thơm ngon bằng cách sử dụng cả bột làm bánh ngọt (120gr) và nửa còn lại là bột mì.

- Dầu đậu phộng (30gr): loại dầu này hiện tại bán cũng khá phổ biến nếu không tìm mua được ở tạp hóa bạn có thể đến các siêu thị còn không thì sử dụng dầu ăn thông thường cũng được.

- Trứng gà (1 quả): bạn sẽ chỉ cần lòng đỏ trứng thôi để tạo màu vỏ bánh trông thật bắt mắt.

- Bơ đậu phộng (10gr): loại bơ này rất phổ biến tại các siêu thị nên sẽ không khó kiếm đâu bạn nên mua đủ nguyên liệu để vỏ bánh được như ý.

- Ngũ vị hương (1/4 thìa cà phê): đối với loại hương liệu này thì sẽ sử dụng nhiều trong vỏ bánh trung thu nướng thập cẩm truyền thống còn nếu bạn định làm nhân ngọt thì có thể không cho hương liệu này vào vỏ bánh.

- Nước đường bánh nướng (160gr): đây chính là vũ khí bí mật cho chiếc bánh độc nhất của bạn nhưng sẽ tốn khá nhiều thời gian để bạn chuẩn bị nó đấy.

  • Nguyên liệu cần có để làm nước đường bánh nướng đó là: đường trắng, chanh vàng, mạch nha, nước tro tàu và nước lọc.

Đối với đường thì có thể dùng đường cát( đường trắng) là phổ biến nhưng nếu có thể dùng đường vàng hoặc đường nâu thì màu sắc sẽ càng đẹp. Không nên sử dụng đường thốt nốt do mùi thơm ngọt đặc trưng của loại đường này sẽ lấn át các hương liệu khác.

Đối với chanh thì đây là loại nguyên liệu cần thiết để tạo mùi thơm mát, bạn có thể dùng chanh vàng hoặc chanh xanh đều được nhưng không thể thiếu chanh nếu bạn không muốn đường sau khi nấu xong vẫn bị vón cục tạo gợn.

Đối với mạch nha thì là nguyên liệu có cũng được không có cũng không sao vì bạn sẽ cần mua mạch nha đúng loại mạch nha trắng để làm nước đường sánh mịn hơn còn không có thì cũng không sao.

Nước tro tàu cũng vậy tác dụng của loại nước này là làm mịn nước đường và giúp vỏ bánh mềm hơn nhưng tuy nhiên nếu nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc không thể kiếm được loại nước này thì bỏ chúng ra khỏi khâu chuẩn bị cũng không sao.

  • Trước tiên bạn rửa sạch chanh đã mua rồi vắt lấy nước, lưu ý loại bỏ hạt chanh để nước không bị đắng và chanh yêu cầu rửa sạch do sẽ giữ lại vỏ để sử dụng.
  • Bắc nồi lên bếp đổ đường vào cùng một ít nước sôi đảo đều cho đường tan bớt rồi mới đun lửa nhỏ đến khi sủi bọt lăn tăn thì vớt hết bọt trắng ra.
  • Sau khi vớt bọt thì cho cốt chanh và phần vỏ chanh đã chuẩn bị vào và đun tiếp lửa nhỏ trong khoảng 50 – 60 phút.

Nước đường bánh nướng rất dễ làm lại làm hương vị vỏ bánh thêm thơm ngon

Lưu ý trong toàn bộ quá trình đun bạn sẽ không được khoắng nước kể cả lúc cho chanh vào. Hãy cứ để nước sủi tự lan tỏa chanh đều ra và tiếp tục vớt bọt nhẹ nhàng trong quá trình đun. Nếu bạn có sử dụng mạch nha và nước tro tàu thì thời điểm cho vào nồi sẽ là khoảng từ 30 – 40 phút kể từ lúc bắt đầu cho chanh vào và lưu ý hòa loãng nước tro tàu trước khi cho vào. Khi nấu nước đường quan trọng nhất là bạn phải đạt độ sánh vừa phải bởi nếu nước đường loãng quá sẽ làm bột bánh chảy xệ còn nếu để nước sánh quá thì bột bánh sẽ khô và dễ nứt trong quá trình nướng bánh.

Muốn biết nước đường của bạn có đạt hay không hãy thử bằng cách sau: bạn chuẩn bị một bát nước rồi lấy một thìa nước đường ra thử, nhỏ giọt nước đường vào bát. Nếu giọt đường lập tức tan ra thì có nghĩa nước đường quá loãng, nếu giọt đường cô lại thành viên thì tức là bạn nấu nước quá đặc, còn nếu nước đường chạm đáy bát rồi mới tỏa đều ra đáy thì nghĩa là nước đường của bạn đã đạt. Vậy là bạn có thể cho nước đường vào lọ sạch đợi nguội rồi cất đi đến một tuần sau là có thể sử dụng. Nhớ là khi múc nước vào lọ hãy dùng thìa múc không đổ cả nồi để tránh hạt đường li ti bám ở cạnh nồi rơi vào sẽ làm hỏng cả nồi nước đường của bạn. 

Vậy là phần nguyên liệu đã chuẩn bị xong cùng bắt tay vào làm vỏ bánh thôi nào.

Bước 1: Bạn chuẩn bị một tô lớn và một cái rây bột để rây thật mịn phần bột đã chuẩn bị vào tô.

Bước 2: Dùng một chiếc thìa để đẩy bột ở giữa bát tạo một lỗ hổng rồi cho lần lượt các nguyên liệu đã chuẩn bị vào lỗ hổng đó. Việc này giúp việc trộn bột với nguyên liệu dễ dàng hơn không bị vón cục hay không đều do dính ra thành tô.

Bước 3: Dùng thìa khoắng đều tay từ giữa bát ra ngoài theo một chiều hình xoáy ốc để bột và nguyên liệu được hòa quyện thật đều.

Bước 4: Tiếp tục khuấy đều bột trong bát cho đến khi quyện thành một khối mềm mịn. Trong quá trình đảo bạn sẽ thấy được bột của mình có đạt hay không. Nếu bột quá khô thì khi đảo bột sẽ vỡ vụn dần ra không quyện lại được với nhau. Lúc này bạn có thể thêm nước đường hoặc dầu ăn để nhào lại bột cho bớt khô. Còn bột đạt sau khi quấy sẽ hơi ướt rồi khô dần thành khối mịn.

Bước 5: Sau khi làm bột xong bạn bọc bột trong màng bọc thực phẩm để bột nghỉ từ 30 – 45 phút rồi mới tiến hành chia bột, cán bột, bọc nhân.

Vậy là quá trình làm vỏ bánh trung thu nướng đã hoàn thành rồi. Bạn chỉ cần bọc nhân bánh rồi ép khuôn và nướng thôi. Nướng bánh cũng cần khá nhiều kỹ thuật nên làm bánh trung thu nướng phức tạp hơn làm bánh trung thu dẻo khá nhiều. Hãy làm đúng các bước sau cùng để có chiếc bánh trung thu nướng hoàn hảo nhé.

Phần quyết trứng giúp màu bánh thêm sáng đẹp

Bước 1: Chuẩn bị lò nướng, hãy để lò nóng ở nhiệt độ 180 – 190 độ trong vòng 10 – 15 phút để nhiệt độ trong lò bao trọn bánh giúp bánh chín đều.

Bước 2: Trong lúc đợi lò nóng bạn sẽ chia bột và bán bột bọc nhân. Vo viên bột tròn, cán dẹt rộng gấp 2 – 3 làn nhân là vừa đủ để bao kín nhân bánh.

Bước 3: Quét một lớp dầu ăn mỏng vào khuôn rồi mới cho bánh vào nén thành hình.

Bước 4: Đưa bánh vào lò nướng ( thời gian nướng sẽ phụ thuộc vào trọng lượng bánh, nếu bánh khoảng 50 – 75gram thì nướng trong khoảng 5 – 7 phút, nếu bánh khoảng 100 – 125gram thì nướng trong khoảng 8 – 10 phút) nướng đến khi thấy bánh chuyển màu trắng đục thì đưa bánh ra để xịt nước rồi đợi nguội trong 5 – 10 phút thì quét sốt trứng để nướng tiếp.

Bước 5: Trong lúc đợi bánh nguội ta tiến hành làm sốt trứng để quét mặt bánh tạo màu. Nguyên liệu cần cho sốt trứng sẽ bao gồm:

  • 1 lòng đỏ trứng gà và ½ lòng trắng trứng
  • 2 thìa sữa tươi không đường
  • 1 thìa cà phê dầu vừng
  • 1 - 2 giọt màu thực phẩm (màu đỏ) – nếu không mua được thì cũng không sao lòng đỏ trứng và sữa tươi vẫn đủ để lên màu chỉ là không được đậm.

Bạn trộn đều tất cả các nguyên liệu trên sẽ được sốt trứng để quét vỏ bánh và nhớ là lọc hỗn hợp qua rây để không bị gợn.

Bước 6: Quét sốt trứng đã chuẩn bị lên mặt bánh đã để nguội rồi cho vào lò nướng tiếp ở nhiệt độ cao hơn từ 190 – 200 độ trong thời gian từ 5 – 7 phút. Sốt trứng chỉ quét vửa bao bọc lấy bánh không quét quá nhiều sẽ làm bánh bị ướt.

Bước 7: Lạp lại bước 4 đến bước 6 từ 2 – 3 lần là chiếc bánh trung thu nướng của bạn đã hòa thành. Không lặp lại thao tác nướng bánh quá ba lần sẽ khiến bánh bị khô và tạo hình kém sắc nét.

Không quyết trứng và nướng bánh trung thu quá 3 lần

2.2. Vỏ bánh trung thu dẻo

Ngoài chiếc bánh trung thu nướng thì bánh trung thu còn một loại nữa đó là bánh trung thu dẻo. Hai loại bánh này đi thành cặp không thể thiếu trên mâm cỗ trung thu. Nếu bánh nướng khiến giới trẻ thích thú thì bánh dẻo lại là sở thích của nhiều người lớn tuổi. Vỏ của loại bánh này không phức tạp như bánh nướng lại rất dễ làm hãy cùng vieclam123 tìm hiểu nhé.

Nguyên liệu để làm vỏ bánh dẻo cho bánh trung thu bao gồm:

  • Nước hoa bưởi: hoặc vani để làm dậy mùi thơm của vỏ bánh
  • Dầu ăn (3ml): để nhào bột vỏ bánh
  • Bột áo (50g): đây cũng là bột làm bánh dẻo, xay từ gạo nếp nhưng không trộn với đường và để bột khô.
  • Bột bánh dẻo (250g): bột này bạn có thể mua sẵn hoặc tự làm với công thức rất đơn giản đó là gạo nếp rang lên, xay mịn thành bột, sau đó trộn đều với nước đường và nước hoa bưởi là có được thành phẩm rồi.
  • Nước đường bánh dẻo (500g): Nước đường này rất dễ làm bạn nên tự làm để tự điều chỉnh độ ngọt vừa phải phù hợp với bản thân. Bạn chỉ cần bắc bếp lên cho đường và nước vào đun sôi ở lửa nhỏ trong 20 phút thì cho một ít nước cốt chanh vào đun tiếp trong 5 phút là được. Lưu ý không khuấy đảo trong quá trình đun dù ở bất cứ bước nào.

Nguyên liệu cho vỏ bánh dẻo thật đơn giản đúng không và các bước làm vỏ bánh cũng hết sức đơn giản như vậy.

Bước 1: Chuẩn bị một âu thật to để hòa tan nước đường, dầu ăn và nước hoa bưởi vào.

Bước 2: Chia bột bánh dẻo đã chuẩn bị ra làm 3 phần rồi cho từ từ từng phần một vào nước đường trong tô đã chuẩn bị để khuấy đều. Đầu tiên cho phần thứ nhất vào tô để khuấy đều tay cho bột hòa đều trong nước rồi mới tiếp tục cho tiếp phần bột thứ hai vào khuấy đến khi bột nở đều trong nước.

Bước 3: Sau khi bột nở thì đổ từng chút một ra nhào đều với số bột khô còn lại cho đến khi ta được một khối bột mềm mịn và không dính tay nữa là được. Lưu ý nếu sau khi dùng hết số bột khô đã chuẩn bị mà bột vẫn ướt thì có thể dùng thêm bột khô nhưng không được quá 20g.

Bước 4: Chia bột đều theo số lượng nhân đã chuẩn bị rồi cán bột rộng gấp đôi nhân là vừa phải để bao trọn được hết phần nhân. Rắc một chút bột khô vào khuôn bánh trước khi nén bánh để bánh không bị dính.

Bước 5: Sau khi đóng khuôn xong là bạn đã có một chiếc bánh trung thu dẻo thành phẩm có thể sử dụng được ngay rồi. Tuy nhiên nếu như để bánh nghỉ thêm một ngày thì bánh sẽ nở đều, bột vỏ bánh sẽ trong hơn, ngon mắt hơn.

Vỏ bánh dẻo làm rất đơn giản không phức tạp như bánh nướng

2.3. Vỏ bánh trung thu tinh than tre

Màu sắc của loại vỏ bánh này đang xuất hiện trên khá nhiều các món ăn và được giới trẻ khá ưa chuộng. Hãy cùng xem bạn sẽ cần chuẩn bị những nguyên liệu gì để làm được vỏ bánh trung thu từ tinh than tre.

Nguyên liệu để làm vỏ bánh trung thu tinh than tre bao gồm:

  • 175gr nước đường bánh nướng (tham khảo phần vỏ bánh nướng truyền thống)
  • 60gr dầu lạc
  • 5ml nước kiềm
  • 1/7 thìa bột baking soda
  • 250g bột mì
  • 15ml tinh than tre

Bước 1: Trộn hỗn hợp tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào một tô lớn, đảo đều tay theo một hướng đến khi hỗn hợp đều.

Bước 2: Khi hỗn hợp đã cô lại thành khối mịn thì bọc vào màng thực phẩm, để bột nghỉ trong khoảng 25 – 30 phút trước khi chia bột nặn bánh.

Bước 3: Khâu chia bột, tạo hình và nướng bánh tương tự như phần vỏ bánh nướng truyền thống.

Vỏ bánh trung thu tinh than tre rất độc đáo và tinh tế

2.4. Vỏ bánh trung thu trà xanh

Nguyên liệu để làm vỏ bánh trung thu trà xanh bao gồm:

  • Bột mì 250g
  • Nước đường bánh nướng 150g (tham khảo phần vỏ bánh nướng truyền thống)
  • Dầu ăn 30g
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • Bơ đậu phộng 10g
  • Bột trà xanh 10g

Bước 1: Rây đều bột mì và bột trà xanh vào một tô lớn

Bước 2: Trộn đều hỗn hợp nước đường bánh nướng, dầu ăn, lòng đỏ trứng gà và bơ đậu phộng với nhau.

Bước 3: Đổ từ từ hỗn hợp vào phần bột trong tô đã rây mịn đảo đều tay theo một chiều đến khi bột quánh mịn lại thì dùng tay nhào đều.

Bước 4: Bọc bột đã nhào bằng màng bọc thực phẩm rồi để bột nghỉ từ 25 – 30 phút.

Bước 5: Khâu chia bột, tạo hình và nướng bánh tương tự như phần vỏ bánh nướng truyền thống.

Lưu ý nếu muốn bánh đậm màu bạn có thể tăng thêm một chút bột trà xanh hoặc chọn loại bột trà xanh bạn muốn. Vì bột trà xanh của Nhật sẽ khá thơm nhưng lên màu không đậm còn bột trà xanh của Đài Loan thì chắc chắn sẽ cho bạn màu xanh ưng ý.

Vỏ bánh trung thu trà xanh rất được các bạn trẻ ưa chuộng

2.5. Vỏ bánh trung thu socola

Nguyên liệu để làm vỏ bánh trung thu socola bao gồm:

  • Bột mì 250g
  • Nước đường bánh nướng 150g (tham khảo phần vỏ bánh nướng truyền thống)
  • Dầu ăn 30g
  • Sữa bột 10g
  • Bột cacao 40g
  • 1 lòng đỏ trứng
  • Sữa tươi không đường 3 thìa

Bước 1: Rây bột mì và bột cacao vào một tô lớn rồi trộn đều

Bước 2: Trộn đều lòng đỏ trứng với 3 thìa sữa tươi không đường

Bước 3: Trộn đều sữa bột, dầu ăn, nước đường bánh nướng đến khi hỗn hợp sánh mịn.

Bước 4: Đổ các hỗn hợp trên vào phần bột đã trộn đều rồi nhào đến khi được một khối bột mịn dẻo.

Bước 5: Bọc bột đã nhào bằng màng bọc thực phẩm rồi để bột nghỉ từ 25 – 30 phút.

Bước 6: Khâu chia bột, tạo hình và nướng bánh tương tự như phần vỏ bánh nướng truyền thống.

Vỏ bánh trung thu socola chắc chắn rất thu hút các bạn nhỏ

3. Cách làm nhân bánh trung thu

3.1. Cách làm trứng muối cho nhân bánh trung thu

Trứng muối là một trong những điểm thu hút nhất khi ai đó chọn mua bánh trung thu. Từ trứng muối người ta có thể sáng tạo thêm rất nhiều loại sốt và nhân khác cho vị bánh trung thu thêm phần phong phú. Nghe thì có vẻ khó nhưng thật ra bạn hoàn toàn có thể tự làm trứng muối vô cùng đơn giản với công thức dưới đây của vieclam123. Nguyên liệu cần có để làm trứng muối sẽ bao gồm:

  • Bình thủy tinh
  • Nan tre chặn trứng
  • Trứng vịt tươi
  • Muối tinh
  • Nước
  • Rượu trắng
  • Đường vàng
  • Quế, hồi, thảo quả

Bước 1: Rửa trứng thật nhẹ nhàng để không làm vỡ trứng sau đó xếp vào bình thủy tinh.

Bước 2: Chuẩn bị một nồi nước để đun sôi muối tinh, đường, quế, hồi, thảo quả. Trong quá trình đun lưu ý vớt bọt liên tục rồi đổ nước ra để nguội, sau đó mới cho rượu trắng vào.

Bước 3: Rót phần nước vừa đun vào bình sao cho ngập trứng khoảng 3cm rồi xếp phần quế, hồi, thảo quả vừa đun vào cùng.

Bước 4: Dùng nan che đã chuẩn bị để nẹn trứng rồi đậy kín nắp đợi 40 ngày sau là món trứng muối của bạn đã sẵn sàng.

Một số lưu ý bạn cần biết để trứng muối được hoàn hảo đó là tỷ lệ muối và nước sẽ là 1kg muối/ 1lít nước. Nước muối sau khi đun phải để nguội hẳn thì mới ngâm trứng. Các thành phần như rượu trắng, quế, hồi, thảo quả không được làm dụng để tránh trưng bị chín nhanh trước ngày và bị hỏng. Trong quá trình bảo quản trứng không nên di chuyển bình nhiều để tránh trứng bị vỡ là mẻ trứng của bạn coi như xong. Trứng muối muốn sử dụng làm nhân bánh trung thu thì nên tách lòng đỏ rồi hấp chín hoặc đun cách thủy.

Trứng muối cho nhân bánh trung thu không khó làm nhưng tốn nhiều thời gian

3.2. Nhân bánh trung thu vị đậu xanh

Các nguyên liệu cần có để làm nhân đậu xanh cho bánh trung thu:

  • Đậu xanh không vỏ 200g 
  • Đường cát 100g
  • Dầu ăn 30ml
  • Bột bánh dẻo 2 thìa (tham khảo phần làm vỏ bánh dẻo)

Bước 1: Ngâm đậu xanh vào nước trong khoảng 5 - 6 tiếng cho hạt nở ra rồi đem hấp chín và giã nhuyễn.

Bước 2: Trộn đều phần đậu xanh đã giã với đường và dầu ăn.

Bước 3: Cho phần đậu xanh vừa trộn vào chảo chống dính đảo đều trên lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp sánh dần lại.

Bước 4: Khi hỗn hợp đậu xanh chuyển màu nhạt dần thì cho từ từ bột bánh dẻo vào đảo đều tay trong 5 phút rồi tắt bếp.

Sau khi hỗn hợp nguội là bạn đã có phần nhân đậu xanh cho bánh trung thu rồi.

Hương vị bánh trung thu đậu xanh rất hợp để thưởng thức cùng một li trà

3.3. Nhân bánh trung thu vị đậu đỏ

Các nguyên liệu cần có để làm nhân đậu đỏ cho bánh trung thu:

  • Đậu đỏ 200g
  • Đường cát 100g
  • 2,5g bơ (nếu không có thì thay bằng dầu ăn)
  • Một chút muối

Bước 1: Đậu đỏ rửa sạch chọn hạt to mẩy đẹp rồi ngâm qua đêm cho hạt nở.

Bước 2: Đậu sau khi ngâm sẽ mang đi đun sôi, vớt bọt đều tay, nếu muốn đậu nhanh chín thì có thể cho vào nồi áp suất sau khi minh đậu và vớt bọt. Khi ninh đậu bằng nồi áp suất thì đợi nước sôi khoảng 3 – 4 thì bắt đầu nhỏ lửa đun tiếp khoảng 15 – 30 phút là đậu chín.

Bước 3: Vớt đậu vừa ninh ra dùng thìa nghiền nhuyễn hoặc cho vào máy xay đều được.

Bước 4: Cho một chút muối, đường , bơ (dầu ăn) vào trộn đều với phần đậu vừa nghiền nhuyễn. Đun hỗn hợp trên bếp nhỏ lửa và lưu ý đảo đều tay nếu không muốn phân bị cháy, nếu có vani bạn có thể thêm một ít cho phần nhân thêm thơm.

Bước 5: Đảo hỗn hợp đến khi quánh mịn lại thì để nguội là bạn đã có phần nhân đậu đỏ cho bánh trung thu rồi.

Nếu bảo quản ngăn mát thì phần nhân này có thể để được đến 2 tuần. Nhân đậu đỏ có thể dùng được cả cho bánh nướng và bánh dẻo tùy bạn lựa chọn. Đối với các loại bánh đều có thể thêm nhân trứng muối thì sẽ để trứng vào giữa rồi bọc lại bằng nhân là được.

Bánh trung thu đậu đỏ rất đơn giản và dễ làm

3.4. Nhân bánh trung thu vị khoai môn

Các nguyên liệu cần có để làm nhân khoai môn cho bánh trung thu:

  • Khoai môn 400g
  • Đường tinh 200g
  • Dầu ăn 50ml
  • Bột bánh dẻo 20g
  • Bột mì 10g

Bước 1: Khoai chọn củ to đều sau đó rửa sạch là sắt khúc để hấp cho nhanh chín.

Bước 2: Khoai chín bỏ ra xay nhuyễn luôn lúc khoai còn nóng cho bở, dễ làm.

Bước 3: Bắc chảo đổ thêm một ít dầu cho chảo nóng một lúc thì đổ phần khoai đã xay vào chảo cùng với đường. Đảo đều trong 15 phút thì tiếp tục cho bột mì và dầu ăn vào rồi đảo đến khi hỗn hợp quánh mịn lại thành một khối.

Bước 4: Bọc thành phẩm trong màng bọc thực phẩm để trong ngăn mát thực phẩm 30 phút là có thể mang sử dụng.

Bánh trung thu khoai môn có màu sắc rất đẹp mắt

3.5. Nhân bánh trung thu vị trà xanh

Các nguyên liệu cần có để làm nhân trà xanh cho bánh trung thu:

  • 400g đậu xanh đã bỏ vỏ
  • 200g đường cát trắng
  • 80g dầu ăn
  • 160g bột kem
  • 15g sữa bột
  • 20g bột trà xanh

Bước 1: Rửa sạch đậu xanh rồi mang ngâm từ 5 – 7 tiếng (ngâm qua đêm)

Bước 2: Mang đậu xanh đã ngâm đi hấp hoặc có thể mang đi đun với 400ml nước sôi, vớt bọt liên tục và để lửa nhỏ từ lúc sủi cho đến khi cạn dần là vừa.

Bước 3: Mang đậu xanh đã chín đi xay nhuyễn rồi lọc qua rây cho mịn

Bước 4: Cho hỗn hợp đậu xanh, bột trà xanh, bột kem, sữa bột, đường cát vào chảo chống dính đảo đều. Chia đều dầu ăn ra bổ sung vào chảo cứ mỗi 5 phút một lần đến khi hỗn hợp quánh mịn lại.

Bước 5: Hỗn hợp thành khối không dính chảo nữa là thành phẩm, bạn chỉ cần đợi nguội bớt rồi chia ra theo lượng bánh định làm và vo viên thành nhân bánh là xong.

Bánh trung thu vị trà xanh không ngọt gắt lại thơn hương trà

3.6. Nhân bánh trung thu vị socola tiramisu

Các nguyên liệu cần có để làm nhân socola tiramisu cho bánh trung thu:

  • 20g bột bánh dẻo đã nấu chín (tham khảo phần vỏ bánh dẻo)
  • 100g đường cát
  • 30ml rượu rum
  • 30g bột cacao
  • 100g cream cheese
  • 80ml dầu ăn
  • 200g hạt sen khô

Bước 1: Mang hạt sen đi rửa sạch rồi ngâm trong chậu muối loãng qua đêm. Hôm sau mang sen ra rửa lại bằng nước sạch rồi bắc nồi nước đun hạt sen đến khi nhừ với lửa vừa. Chú ý vớt bọt liên tục trong lúc đun sen.

Bước 2: Sen chín thì mang đi xay nhuyễn cùng 200ml nước rồi lọc qua rây cho mịn.

Bước 3: Cho cacao đã chuẩn bị vào một chén hòa với nước sôi để được hỗn hợp sền sệt rồi thêm rượu rum vào đảo đều.

Bước 4: Bắc nồi đun sen vừa lọc rồi cho từ từ ¼ lượng dầu ăn đã chuẩn bị vào khuấy đều. Trong khi khuấy thì cho hỗn hợp rượu rum và cacao vào đảo đều tay và liên tục thì sen mới không bị vón cục.

Bước 5: Khi hỗn hợp trong chảo đặc dần lại thì bắt đầu cho bột bánh dẻo vào đảo đến khi hỗn hợp quánh mịn lại thành khối và không dính chảo nữa là được.

Bước 6: Cho phần nhân vừa đảo vào màng bọc thực phẩm rồi để ngăn mát trong 30 phút.

Bước 7: Chia đều phần cream cheese và nhân trong tủ lạnh ra đều nhau rồi bọc cream cheese trong phần nhân đã nấu là bạn đã có  nhân socola tiramisu cho bánh trung thu rồi.

Bánh trung thu vị socola tiramisu đang rất được thị trường ưa chuộng

3.7. Nhân bánh trung thu vị lava trứng muối

Các nguyên liệu cần có để làm nhân lava trứng muối cho bánh trung thu sẽ bao gồm nhân trứng muối và nhân custard.

Nguyên liệu cho nhân trứng muối:

  • 10g đường cát trắng
  • 3g sữa bột
  • 2 lòng đỏ trứng muối đã hấp chín (tham khảo phần làm trứng muối)
  • 4g whipping cream
  • 1 lát phomai cheddar ( nếu không có thì thay bằng phomai khác nhưng không nên thay bằng phomai con bò cười)

Nguyên liệu cho nhân custard:

  • 2 quả trứng gà
  • 20g đường cát
  • 30g bột mì
  • 20g sữa bột
  • 15g bơ chảy (bơ lạt)
  • 100g whipping cream
  • 2 lòng đỏ trứng muối đã hấp chín (tham khảo phần làm trứng muối)

Làm bánh trung thu lava trứng muối đơn giản tại nhà

Làm nhân trứng muối:

Bước 1: Mang phần lòng đỏ trứng muối ra nghiền mịn rồi trộn đều với đường cát và sữa bột.

Bước 2: Mang whipping cream đun cách thủy hoặc cho vào lò vi sóng để whipping cream ấm lên rồi cho phomai vào đảo đều đến khi tan chảy hết.

Bước 3: Đổ hỗn hợp whipping cream và trứng muối vào đảo đều với nhau rồi lọc qua rây cho mịn.

Bước 4: Sử dụng khay đá tròn rồi đỏ hỗn hợp vừa rây vào để lên ngăn đá cho đông lại thành viên.

Làm nhân custard:

Bước 1: Đập trứng gà vào tô lớn rồi đánh mịn. Sau đó cho bột mì, sữa, đường, whipping cream, bơ chảy vào đảo đều đến khi hỗn hợp sánh mịn mới tán nhuyễn trứng muối ra rồi cho vào đảo tiếp.

Bước 2: Cho hỗn hợp vào chảo đảo đều trên lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp quánh mịn lại và không còn dính chảo nữa thì bỏ ra bọc màng thực phẩm, cất tủ lạnh ngăn mát khoảng 30 phút.

Bước 3: Chia đều phần custard ra bằng số viên trứng muối rồi bọc custard bên ngoài trứng muối vậy là phần nhân lava trứng muối cho bánh trung thu đã hoàn thành.

3.8. Nhân bánh trung thu vị sữa dừa

Các nguyên liệu cần có để làm nhân sữa dừa cho bánh trung thu:

  • 350g dừa nạo
  • 150g sữa đặc
  • 180g cốt dừa
  • 50g mè rang
  • 50g bột bánh dẻo (tham khảo phần vỏ bánh dẻo)
  • Nước hoa bưởi
  • 1 quả trứng gà

Bánh trung thu vị sữa dừa thơm ngon phù hợp với mọi lứa tuổi

Bước 1: Trộn dừa nạo với sữa đặc rồi để dừa ngấm sữa trong khoảng 45 phút, bạn cho sữa nhiều hay ít tùy thuộc bạn ăn ngọt nhiều hay ít.

Bước 2: Đổ nước cốt dừa vào chảo bắc bếp đun đến khi nước bắt đầu bốc hơi thì cho phần dừa nạo vào đảo đều.

Bước 3: Khi nước trong chảo bay hơi gần hết thì vừa đảo vừa cho bột bánh dẻo, mè rang, nước hoa bưởi vào đảo từ từ cho đến khi hỗn hợp quánh lại dẻo mịn thì tắt bếp. Nước hoa bưởi cho khoảng 1 thìa ăn cơm thôi để không làm át đi mùi dừa.

Bước 4: Để nhân nghỉ 30 phút cho nguội bớt rồi vo viên chia đều theo lượng bánh định là bạn đã có phần nhân sữa dừa hoàn hảo cho bánh trung thu rồi.

4. Có thể bạn chưa biết ý nghĩa thật sự của bánh trung thu

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chiếc bánh cổ truyền trong mâm cỗ trung thu này bắt nguồn từ dân gian Việt Nam. Nhưng thực tế là bánh trung thu đến từ Trung Quốc và truyền bá rộng rãi ra các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Tại Trung Quốc thì chiếc bánh trung thu thật sự đến từ dân gian và có rất nhiều tích khác nhau về sự ra đời của chiếc bánh nhưng tuy nhiên cách mà chiếc bánh này đến Tết trung thu được nhiều người biết nhất lại thông qua một cuộc khởi nghĩa. Đó là cuộc khởi của nông dân do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn dẫn đầu vào cuối thời nhà Nguyễn tại Trung Quốc.

Lúc bấy giờ thời điểm cuộc khởi nghĩa diễn ra lại cận kề ngày rằm tháng tám và để truyền tin tức đi lại mà không bị phát hiện người ra đã nghĩ ra cách để thư mật vào một chiếc bánh. Vậy là chiếc bánh trung thu ra đời với hình ảnh mang ý nghĩa mật ngữ rằng ngày diễn ra khởi nghĩa sẽ là rằm tháng tám, khi mặt trăng tròn vạnh giống như hình dáng của chiếc bánh này. Còn thời gian và địa điểm thì được viết trong một mẩu giấy nhỏ gói trong phần nhân bánh. Vậy là chiếc bánh cùng với người dân nghèo mang tin tức đi truyền khắp để chuẩn bị cho cuộc nổi dậy chống lại ách thống trị tàn bạo của vua chúa lúc bấy giờ.

Để kỉ niệm chiến thắng lịch sử đã kéo người nông dân khổ cực ra khỏi ách thống trị thì hàng năm cứ đến ngày rằm là người Trung Quốc lại làm chiếc bánh này để tưởng nhớ chiến thắng hào hùng và những người đã góp công tạo nên chiến thắng này. Và chiếc bánh được đặt tên theo ngày mà nó ra đời đó là bánh trung thu. Và ngày đất nước ta bị Trung Quốc đô hộ thì nét văn hóa này cũng theo đó mà tràn sang, nhưng đây là một nét văn hóa đẹp đầy ý nghĩa nên đã tồn tại ở nước ta cho đến tận ngày nay và mang theo nhiều thông điệp ý nghĩa khác.

Bánh trung thu là một loại bánh có nguồn gốc dân gian từ Trung Quốc

Tại Việt Nam thì chiếc bánh trung thu còn mang theo ý nghĩa về sự tròn đầu viên mãn như hình dáng của nó để cầu chúc cho gia đình luôn hạnh phúc ấm no. Trên mâm cỗ ngày rằm không chỉ có chiếc bánh trung thu truyền thống đến từ cội nguồn của nó ở bên Trung Quốc mà còn có sự ra đời của chiếc bánh dẻo do tay người Việt làm. Với lớp vỏ bột nếp trắng trong dẻo mịn và phần nhân từ loại ngũ cốc quen thuộc của người Việt đó là đậu xanh tượng trưng cho trăng sáng rực rỡ giữa trời quang đêm rằm. Hình ảnh này có ý nghĩa biểu tượng cho sự đoàn viên của gia đình trong ngày tết trung thu, biểu tượng trăng sáng rọi đường cho những thành viên trong gia đình dù đang ở bất kì nơi đâu cũng có thể tìm thấy đường về nhà.

Còn chiếc bánh nướng truyền thống thì không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng cho mặt trăng tròn đầy của đêm rằng đánh dấu mốc lịch sử của cuộc khởi nghĩa. Mà phần nhân thập cẩm đầy đủ hương vị mặn ngọt mang đến thông điệp về muôn sắc màu của cuộc sống. Chứa đựng ý nghĩa về lời cầu chúc ấm no thịnh vượng cho gia đình mỗi mùa trung thu đến. Và tại Việt nam cũng vậy mỗi chiếc bánh lại mang những thông điệp ý nghĩa khang nhau nhưng đều là sự cầu chúc an lành cho gia đình.

Ngày nay bánh trung thu không chỉ mang dáng vẻ cổ truyền mà còn được mở mang thêm nhiều hình dáng đặc biệt khác và mùi vị nhân bánh cũng theo đó mà được sáng tạo ra nhiều mùi vị khác nhau làm phong phú hơn nữa nét đẹp cổ truyền của bánh trung thu. Dù ở bất cứ nơi đâu khi ngày rằm tháng 8 đến, khi lễ hội trung thu mở ra là lúc con cháu từ muôn phương sẽ trở về quay quần bên gia đình. Tất nhiên là không thể thiếu trên tay chiếc bánh trung để bày bên cạnh mâm ngũ quả rồi cùng cả gia đình phá cỗ. Cùng nhâm nhi chiếc bánh bên ấm trà xanh và ôn lại những kỉ niệm xưa cũ cùng gia đình.

Bánh trung thu còn là biểu tượng của trăng rằm, của sự đoàn viên

Trung thu năm nay của bạn đã chuẩn bị đến đâu rồi? Bạn đã sẵn sàng để mang đến cho gia đình một mùa trung thu ấm áp và tràn ngập ý nghĩa? Hãy cùng vieclam123 bắt tay vào làm những chiếc bánh trung thu của riêng bạn để gửi tặng những người thân yêu vào dịp trung thu này nào. Những chiếc bánh trung thu tràn ngập tình yêu thương của bạn chắc chắn sẽ là món quà ý nghĩa bạn dành cho gia đình trong mùa trung thu năm nay. Chúc các bạn có một mùa trung thu vui vẻ, hạnh phúc và viên mãn bên gia đình.

>> Xem thêm bài viết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.