Tiện ích
Cẩm nang
Trên thế giới cũng như của Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều tập đoàn kinh tế khác nhau. Đây là những công ty phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, đóng góp lớn vào sự phát triển của một đất nước. Vậy tập đoàn kinh tế là gì? Tập đoàn kinh tế có cơ cấu tổ chức như thế nào? Vieclam123.vn sẽ giải đáp các câu hỏi liên quan đến tập đoàn kinh tế thông qua bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Với sự phát triển của toàn cầu hóa, tập đoàn kinh tế đã xuất hiện đã xuất hiện ở nhiều quốc gia khác nhau, đa dạng về quy mô cũng như lĩnh vực, phức tạp cả về cơ cấu tổ chức. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quan hệ mật thiết với nhau thông qua sở hữu cổ phần, vốn góp hay cách thức liên kết khác.
Về cơ bản, tập đoàn kinh tế không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của nhà nước. Hiện nay, để một công ty được coi là công ty mẹ của các công ty khác bao gồm có các đặc điểm sau:
Đầu tiên, công ty mẹ cần có vốn điều lệ hay vốn phổ thông ở các công ty con trên 50%. Với số vốn góp như thế, công ty mẹ sẽ có quyền quyết định và bổ sung vốn điều lệ ở các công ty con trong suốt quá trình hoạt động của công ty đó.
Thứ hai, mọi hoạt động của công ty con sẽ chịu sự chi phối trực tiếp từ công ty mẹ. Không chỉ vậy, công ty mẹ còn có quyền quyết định hay bổ nhiệm những người có chức danh trong công ty con như Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc,…
Bên cạnh đó, các công ty con không có quyền góp vốn đầu tư hay mua cổ phần của công ty mẹ. Đồng thời, các công ty con cũng không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần, sở hữu chéo nhau tạo ra nhiều sự xáo trộn, lộn trộn trong việc điều hành quản lý.
Xem thêm: Toàn cầu hóa là gì? Khái niệm và xu hướng của toàn cầu hóa hiện nay
Tập đoàn kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở liên kết pháp nhân. Các pháp nhân này được bao gồm pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Ở pháp nhân thương mại, các công ty này bao gồm các công ty TNHH, công ty cổ phần. Còn đối với pháp nhân phi thương mại sẽ là các cơ sở nghiên cứu, đào tạo của tập đoàn.
Khác với liên kết trong một công ty, liên kết trong tập đoàn được hình thành dựa trên vốn đầu tư trực tiếp từ thành viên này vào các thành viên khác hoặc cùng sở hữu hay sở hữu chung đối tượng sở hữu công nghiệp hay kinh doanh. Về cơ bản, các thành viên sẽ độc lập về pháp lý và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các thành viên vẫn có thể chi phối hoạt động kinh doanh của nhau.
Tập đoàn kinh tế sẽ có danh tính của tập đoàn dựa trên một tập hợp các pháp nhân, hoạt động trên cơ sở chặt chẽ về lợi ích kinh tế. Về cơ bản, doanh tính của tập đoàn là một quyền tài sản và là một tên thương mại để tập đoàn có thể xây dựng nhãn hiệu của mình.
Để một tập đoàn không có tư cách pháp nhân sẽ bao gồm các đặc điểm:
- Không có tài sản độc lập.
- Không có năng lực pháp lý.
- Không chịu trách nhiệm về tài sản của tập đoàn.
Cơ cấu tổ chức của một tập đoàn sẽ giúp giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích của các công ty thuộc tập đoàn. Để hoạt động trong tập đoàn có thể đồng bộ và hiệu quả, cơ cấu tổ chức cần xác định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm và phân cấp rõ ràng về pháp lý.
Ngoài ra, các công ty con cần có cơ cấu tương đối độc lập, có cơ cấu tổ chức riêng nên việc xây dựng thống nhất cơ cấu quản lý đòi hỏi không dễ thực hiện. Do vậy, tập đoàn kinh tế sẽ hoạt động dựa trên mô hình công ty mẹ và công ty con để có thể dễ dàng quản lý.
Tập đoàn kinh tế là tập hợp các công ty hoạt động ở một hay nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể hoạt động ở một hay nhiều nước. Công ty mẹ sẽ nắm quyền lãnh đạo và chi phối hoạt động của các công ty con.
Tập đoàn kinh tế vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng hình thành liên kết kinh tế thông qua việc đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại,… Theo đó, các công ty con trong tập đoàn sẽ gắn bó lâu dài với nhau trong một tổ chức kinh tế, tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh, tối ưu hóa lợi nhuận của một tập đoàn.
Tập đoàn kinh tế sẽ không có tư cách pháp nhân mà chỉ là tập hợp các công ty con có mối quan hệ về tài chính, kinh tế, thị trường,… Về bản chất, tập đoàn kinh tế là tập hợp các công ty có tư cách pháp nhân độc lập. DO vậy, mô hình công ty trong tập đoàn khá đa dạng.
Mục đích chính của sự liên kết trong tập đoàn kinh tế là tăng cường khả năng tập trung, nâng cao sức cạnh tranh, tối ưu lợi nhuận của tập đoàn. Trong một tập đoàn, công ty mẹ sẽ sở hữu phần lớn vốn của các công ty con, chi phối công ty con về tài chính và chiến lược phát triển. Từ đây, ta có thể thấy tập đoàn kinh tế là một sở hữu hỗn hợp và sẽ chỉ có một chủ sở hữu lớn chi phối toàn tập đoàn.
Một mô hình cấu trúc đơn giản bao gồm công ty mẹ sẽ chi phối các công ty ở tầng hai, các công ty con sẽ tiếp tục chi phối công ty con ở tầng ba và mô hình sẽ tiếp tục diễn ra như thế. Do đây là một mô hình hình thành từ trên xuống nên các công ty con ở cấp dưới không thể tác động lên cấp trên. Còn các công ty con đồng cấp không thể chi phối lẫn nhau. Điều này sẽ giúp tập trung quyền lực ở công ty mẹ trong một tập đoàn.
Một mô hình tập đoàn được hình thành dựa trên cấu trúc đa cấp thì công ty mẹ sẽ được hình thành liên kết chi phối với công ty con cấp hai và còn có thể tác động lên các công ty ở các cấp ba và bốn. Đồng thời, các công ty con đồng cấp không được chi phối lẫn nhau và các công ty cấp dưới không thể tác động lên cấp trên.
Mặc dù, mô hình này đã giúp công ty mẹ có nhiều lựa chọn về phương thức đầu tư, quản lý dòng tiền. Nhưng, điều này rất dễ khiến công ty mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc điều hành tập đoàn, phần định quyền năng của các công ty con.
So với 2 mô hình ở trên, mô hình kinh tế này có phần phức tạp hơn. Theo đó, các công ty đồng cấp có thể liên kết, chi phối lẫn nhau. Đồng thời các công ty con cấp dưới còn có thể liên kết, chi phối với công ty ở cấp trên. Thậm chí, nhiều công ty khác nhau cùng hình thành liên kết để chi phối công ty khác trong tập đoàn.
Mặc dù mô hình khiến các công ty con liên kết chặt chẽ với nhau nhưng tạo ra nhiều khó khăn trong việc quản lý, dễ gây ra rủi ro, mất kiểm soát. Điều này được thể hiện trong một số trường hợp, không xác định được đâu là công ty mẹ chi phối tập đoàn, gây khó khăn trong việc xác định dòng tiền để có những biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Từ các thông tin trên, ta có thể thấy tập đoàn kinh tế là một mô hình phức tạp, có nguồn tài chính dồi dào và khả năng cạnh tranh mạnh mẽ. Điều này sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần làm tăng trưởng kinh tế đất nước. Như vậy, vieclam123.vn đã cho chúng ta thấy tập đoàn kinh tế là gì, để chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất về thuật ngữ kinh tế này.
Tăng trưởng kinh tế là gì? Tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Hãy tìm hiểu thuật ngữ cơ bản thông qua bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Chia sẻ