close
cách
cách cách cách cách cách

Giải đáp tâm lý học là gì? Tầm quan trọng của tâm lý học

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Tâm lý học luôn là ngành nghề được nhiều người quan tâm bởi khi đến với tâm lý học, mọi người sẽ được đào tạo về vấn đề nghiên cứu tâm lý con người, cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự có cái nhìn sâu sắc về tâm lý học, do đó trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cụ thể về tâm lý học là gì cũng như tầm quan trọng của ngành này.

1. Tổng quan về tâm lý học

Tâm lý học tên Tiếng Anh là Psychology, tính chất của ngành này là chuyên tâm nghiên cứu cảm xúc, hành vi, tư tưởng của con người. Cụ thể là việc thấu hiểu cảm xúc, tinh thần con người từ đó đưa ra những giải pháp tốt nhất cho họ.

Công việc của các chuyên viên tâm lý học là tập trung nghiên cứu việc xử lý thông tin cũng như những biểu hiện hành vi, tinh thần của con người chẳng hạn như trạng thái cảm xúc, ý chí, suy nghĩ, hành động, … của con người.

Để việc nghiên cứu cảm xúc, tinh thần hiệu quả thì các chuyên gia tâm lý học cần quan tâm đến đối tượng đó thông qua việc làm rõ những bản chất thật sự bên trong của con người, đi sâu vào từng chi tiết, hoạt động trong đời sống xoay quanh chủ thể.

Tâm lý học
Tâm lý học

Chuyên viên tâm lý học là những người đã được đào tạo bài bản tại các cơ sở dạy học cũng như giảng đường đại học. Cho nên họ đều là những người sâu sắc, thấu hiểu và có chuyên môn chuyên ngành để ứng dụng, nghiên cứu về hàn lâm đối với lĩnh vực này. 

Tuy nhiên, ngành tâm lý học được phân bổ rất rộng rãi, điều này đã làm cho rất nhiều bạn trẻ có định hướng vào nghề cảm thấy hoang mang. Do vậy, phần dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến từng vị trí và lĩnh vực thuộc tâm lý học mà các bạn có thể tham khảo.

2. Phân loại ngành tâm lý học

Cụ thể, tâm lý học được chia thành hai lĩnh vực như sau:

- Thực hiện nghiên cứu với mục đích củng cố các nền tảng kiến thức chuyên môn.

- Thực hành là yếu tố rất quan trọng bởi được áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn giúp người học tìm ra hướng để giải quyết các vấn đề một cách chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, do hành vi của con người rất đa dạng cũng như cảm xúc, tinh thần của mỗi người đều khác nhau. Cho nên ngành tâm lý học được phân luồng thành nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chỉ có một điểm chung duy nhất đó chính là phân tích, nghiên cứu, đánh giá hành vi, cảm xúc của con người. 

Phân loại tâm lý học
Phân loại ngành tâm lý học

Hiện nay các phân ngành trong lĩnh vực tâm lý học luôn không ngừng phát triển và mở rộng để tạo cơ hội cho việc chữa trị, cân bằng tinh thần của mỗi cá thể. Đặc biệt đối với các nước trên thế giới, nhu cầu tuyển dụng và đào tạo ngành tâm lý học rất vượt trội.

Tại Việt Nam, có rất nhiều cơ sở đào tạo cũng như nhiều trường đại học đã thành lập nên các khóa học tâm lý học và chương trình thi để cung cấp bằng hoặc chứng chỉ liên quan đến các phân ngành này để khích lệ tinh thần định hướng nghề tâm lý học cho thế hệ mai sau hơn.

2.1. Tâm lý học dị thường

Tâm lý học dị thường (tên Tiếng Anh: Abnormal Psychology), đối với hình thức tâm lý học dị thường, các chuyên gia sẽ phải nghiên cứu chi tiết về tâm bệnh học (Psychopathology) hoặc một vài hành vi bất thường khác của một cái thể nào đó. 

Tâm lý học dị thường
Tâm lý học dị thường

Theo đó mà các chuyên gia sức khỏe tâm thần đã đưa ra nhận định, chẩn đoán và thực hiện điều trị nhiều chứng bệnh liên quan đến rối loạn tâm lý, bao gồm tâm trạng lo âu cũng như bệnh trầm cảm. 

Sau khi phân tích được tinh thần, cảm xúc, hành vi của con người. Tuỳ vào từng trường hợp bình thường hay nghiêm trọng mà các chuyên gia sẽ đưa ra những tư vấn về cách giải quyết kịp thời và tiến hành trị liệu tâm lý nếu cần thiết. 

2.2. Tâm lý học hành vi 

Tâm lý học hành vi (tên Tiếng Anh: Behavioral Psychology) hay còn có cách gọi khác là Thuyết hành vi (Behaviorism). Loại tâm lý học này giống như dạng lý thuyết liên quan đến học thuật. Điều này sẽ được xác định dựa trên ý tưởng rằng mọi hành vi của một cá thể nào đó đều được hình thành thông qua điều kiện hóa. 

Tâm lý học hành vi này từng tạo ra các thống trị trong giới chuyên gia xuyên suốt giai đoạn đầu của thế kỷ XX, nhưng bắt đầu mất dần ảnh hưởng từ những năm 1950. Do đó, các phương pháp kỹ thuật hành vi vẫn luôn đóng vai trò chủ đạo trong quá trình trị liệu, giáo dục và nhiều lĩnh vực liên quan khác.

2.3. Tâm lý học sinh học 

Tâm lý học sinh học (tên Tiếng Anh: Biopsychology), loại tâm lý này thông thường sẽ tập trung chủ yếu vào bộ não, các tế bào thần kinh cũng như các hệ thần kinh gây nên sự tác động đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của cá thể đó. 

Tâm lý học sinh học
Tâm lý học sinh học

Tuy nhiên, tâm lý học sinh học sẽ khá rộng khi chúng bao hàm đa dạng các lĩnh vực khác nhau như tâm lý học cơ bản, tâm lý học thực nghiệm, sinh lý học, tâm lý học nhận thức và một số thể loại tâm lý học khác.

2.4. Tâm lý học Lâm sàng 

Tâm lý học lâm sàng (tên Tiếng Anh: Clinical Psychology), lĩnh vực này hầu hết đều được mọi người quan tâm đến quá trình nhận định và điều trị các bệnh tâm thần, các cá nhân có hành vi dị thường và rối loạn tâm thần bất ổn định.

2.5. Tâm lý học nhận thức 

Tâm lý học nhận thức (tên Tiếng Anh: Cognitive Psychology), loại tâm lý học này thông thường sẽ tập trung vào cung bậc trạng thái tinh thần từ bên trong suy nghĩ. Tâm lý học nhận thức xuất hiện vào những năm 1960, cho đến ngày nay lĩnh vực đã và đang tiếp tục phát triển, nghiên cứu một cách khoa học trong cách con người suy nghĩ, tiếp thu và khả năng trí nhớ.

2.6. Tâm lý học so sánh 

Tâm lý học so sánh (tên Tiếng Anh: Comparative Psychology), với mục tiêu tập trung nghiên cứu hành vi của động vật. Điều này hoàn toàn có thể dẫn đến sự mở mang tầm hiểu biết trở nên sâu rộng hơn về tâm lý con người. 

2.7. Tâm lý học tư vấn 

Tâm lý học tư vấn (tên Tiếng Anh: Counseling Psychology) vốn là một trong những loại ngành có quy mô phân luồng rộng nhất trong lĩnh vực tâm lý học, bởi ngành sẽ tập trung điều trị những các bệnh nhân đang trải qua căn bệnh phiền muộn và bị tác động bởi nhiều triệu chứng tâm lý khác.

3. Các kỹ năng quan trọng của chuyên gia tâm lý học

Để trở thành một chuyên gia tâm lý học tài ba trong lĩnh vực này, người học cần được đào tạo và xây dựng đầy đủ các nền tảng kiến thức một cách bài bản, chuyên sâu. Tuy nhiên, người học cần nắm vững các kỹ năng sau đây:

- Bạn có phải là người biết lắng nghe không? Kỹ năng lắng nghe và nhận định tình huống là một trong các kỹ năng quan trọng quyết định sự thành công của chuyên gia tâm lý học. Bởi chỉ khi bạn tập trung lắng nghe bệnh nhân thì mới có thể nhận định được họ đang cần bạn hỗ trợ điều gì.

Kỹ năng của tâm lý học
Kỹ năng của tâm lý học

- Tinh tế: Hầu hết các chuyên gia tâm lý học đều là những người khá nhạy cảm, tinh tế và nhẹ nhàng trong nghề. Chính vì đây là nghề chăm sóc, hỗ trợ tinh thần cho con người cho nên bạn phải có kỹ năng nhạy cảm trong cảm xúc, tinh tế, từ đó mới nắm bắt được vấn đề cần phải điều trị.

Khi người bệnh đang gặp phải những tình huống éo le trong cuộc sống, bị ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, cảm xúc thì chuyên gia chính là người hỗ trợ họ gỡ bỏ mọi muộn phiền, những mâu thuẫn, rắc rối đang đè nặng lên họ. Đồng thời đưa ra những lời khuyên tích cực, để bệnh nhân có góc nhìn thoáng hơn trong mọi chuyện.

- Là người biết lắng nghe và thấu hiểu bệnh nhân, để giúp người khác giải quyết được vấn đề trong tâm tư của họ thì điều bắt buộc là bạn phải biết lắng nghe, thấu hiểu những cảm xúc, tâm tư để rồi đưa ra những chia sẻ, góp ý để bệnh nhân giải quyết được phần rắc rối của mình. 

Biết lắng nghe
Biết lắng nghe

Trong trường hợp, những bệnh nhân bị năng về tinh thần đầu óc, hệ thần kinh bị tác động nghiêm trọng. Khi đó, chuyên gia cần đưa ra phương án giải quyết kịp thời giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. 

- Là người có tâm hồn bao dung, rộng lượng, phóng khoáng, tấm lòng vị tha, và không toan tính là yếu tố quan trọng để dẫn dắt bạn trở thành một chuyên gia tâm lý học chuyên nghiệp nhất.

- Là người có khả năng giao tiếp tốt, sử dụng ngôn ngữ hoạt bát, câu từ hay mà truyền cảm để mang lại cho bệnh nhân niềm tin từ chính những lời nói của bạn.

Như vậy là những thông tin cơ bản về tâm lý học là gì đã được chúng tôi giải đáp chi tiết. Hy vọng, sau bài viết này bạn đọc sẽ có cái nhìn tích cực hơn về ngành tâm lý cũng như đưa ra lựa chọn lĩnh vực phù hợp nhé.

Tìm hiểu mức lương của chuyên viên tư vấn tâm lý hiện nay

Bên cạnh những thông tin về tâm lý học, bạn đọc có thể tham khảo mức lương của chuyên viên tâm lý dưới đây.

Lương của chuyên viên tư vấn tâm lý

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.