close
cách
cách cách cách cách cách

System Administrator là gì? Mô tả công việc của System Administrator

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

System Administrator hiện nay đang là một nghề hot, thu hút nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Nếu bạn đang thắc mắc System Administrator là gì? Công việc hàng ngày của họ như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc về nghề hot này cho bạn và mọi người.

1. System Administrator là gì?

System Administrator hay với cách gọi ngắn gọn hơn là System Admin, là một vị trí quan trọng trong mỗi doanh nghiệp: chuyên viên quản trị hệ thống, người chịu trách nhiệm giám sát, quản lý và xử lý các vấn đề liên quan đến hệ thống mạng và máy tính trong các công ty, tổ chức. 

Hiện nay, mỗi công ty khi hoạt động đều có riêng một hệ thống máy tính kết nối với nhau phục vụ công việc, có nhiều đường truyền đảm bảo các công việc được xử lý nhanh chóng nhất. Với các công ty càng có đông nhân sự thì yêu cầu đối với một phòng ban kỹ thuật và các System Administrator là rất cần thiết để đảm bảo quá trình vận hành được xuyên suốt bởi nếu đường truyền mạng không ổn định sẽ gây gián đoạn và có thể gây tổn thất đến doanh thu, tài sản của công ty.

System Administrator là gì?
System Administrator là gì?

System Administrator đóng vai trò như một người canh gác bảo vệ toàn bộ hệ thống thông tin dữ liệu của công ty mà nếu không có họ, công ty rất có thể rơi vào tình trạng bị rò rỉ dữ liệu hoặc thông tin nội bộ, gây hậu quả xấu về sau. 

Tuy quan trọng là vậy nhưng chỉ mới gần đây, khi công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng, nhiều công ty gặp các vấn đề trong duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu thì người ta mới nhắc đến nhiều hơn vai trò của các System Administrator và đặc biệt quan tâm tới việc tuyển dụng System Administrator.

2. Mô tả công việc của System Administrator

Vì vị trí System Administrator có sự ảnh hướng lớn đến toàn bộ hệ thống làm việc của công ty, do đó họ có vai trò và trách nhiệm quan trọng mà không bộ phận nào có thể đảm nhận thay. Dưới đây là các công việc cơ bản mà một System Administrator cần phải thực hiện:

2.1. Bảo đảm sự hoạt động trơn tru của toàn hệ thống

Đây vừa là công việc, vừa là trách nhiệm của một chuyên viên quản trị hệ thống. Hàng ngày, họ đều phải đảm bảo hệ thống mạng hoạt động ổn định nhằm phục vụ hoạt động làm việc của các phòng ban. Cụ thể, System Administrator sẽ giám sát liên tục các thành phần trong hệ thống mạng, các thiết bị đảm bảo sự ổn định của đường truyền để có thể kiểm soát tình hình, giúp bộ máy làm việc được vận hành trơn tru.

Bảo đảm duy trì hoạt động trơn tru của toàn hệ thống
Bảo đảm duy trì hoạt động trơn tru của toàn hệ thống

Đặc biệt, các System Administrator sẽ thường xuyên tiếp nhận các phản ánh của nhân viên từ các phòng ban khác nhau liên quan đến vấn đề hệ thống mạng, hệ thống dữ liệu chung để kịp thời phát hiện bất kỳ hỏng hóc hay sơ hở nào đó, kịp thời sửa chữa khắc phục để không gây ra những ảnh hưởng lớn đến hiệu suất làm việc của nhân viên trong công ty.

2.2. Đảm bảo an ninh trên toàn hệ thống 

Không chỉ duy trì sự ổn định cho đường truyền kết nối, các System Administrator sẽ nắm trong tay quyền kiểm soát và bảo vệ hệ thống dữ liệu của công ty. Ngày nay với những thủ đoạn tinh vi, nhiều kẻ gian đã lợi dụng sơ hở về an ninh mạng của doanh nghiệp để gài nhân viên, gắn virus; từ đó chúng có thể xâm nhập vào hệ thống lưu trữ dữ liệu của công ty, đánh cắp các tài liệu nội bộ là bí mật của công ty để chuộc lợi. 

Bởi vậy khi tuyển một System Administrator về làm tại công ty, họ cần phải đưa ra các biện pháp để giải quyết, bảo vệ các dữ liệu nội bộ đó trên không gian mạng rộng lớn và nguy hiểm. Hơn thế, các chuyên viên quản trị hệ thống cũng cần phải tạo các hàng rào bảo vệ dữ liệu, thường xuyên kiểm tra hệ thống chung để đảm bảo không có bất kỳ mối nguy nào đe dọa đến hệ thống dữ liệu chung, hoặc nếu phát hiện ra bất kỳ mối nguy nào cũng phải giải quyết triệt để. Bởi chúng ta không thể lường trước được nếu có một nhân viên nào đó, do thiếu hiểu biết, đã ấn nhầm vào một đường link nào đó và thật không may đường link đó lại là cái bẫy của hacker chuyên nghiệp.

Bảo vệ an ninh mạng của công ty
Bảo vệ an ninh mạng của công ty

2.3. Khắc phục, sửa chữa lỗi hệ thống

Đúng như tên gọi chuyên viên quản trị hệ thống, một nhiệm vụ nữa mà các System Administrator phải đảm nhận và hoàn thành thật tốt đó là sửa chữa và khắc phục các lỗi liên quan đến hệ thống mạng và các thiết bị trong hệ thống đó. Do tính chất ảnh hưởng trên diện rộng, khi có lỗi hệ thống xảy ra, các System Administrator phải làm việc hết công suất để có thể sửa chữa lỗi một cách nhanh nhất, đảm bảo công việc của các phòng ban quay trở lại ổn định. Bạn có thể tưởng tượng một công ty với hàng trăm chiếc máy tính đang hoạt động và bỗng dưng một thành phần nào đó trong hệ thống mạng xảy ra lỗi khiến mọi công việc bị ngưng trệ, khi đó áp lực sẽ đè nén lên các System Administrator, họ phải làm việc hết công suất để giải quyết nhanh chóng vấn đề, đưa công ty hoạt động trở lại nhanh chóng nhất. 

Khắc phục, sửa chữa lỗi hệ thống mạng
Khắc phục, sửa chữa lỗi hệ thống mạng

Tuy nhiên nếu chỉ duy trì và khắc phục khi có lỗi thì nhiều khả năng, các lỗi hệ thống sẽ liên tục xảy ra. Do đó, System Administrator cần giám sát hệ thống mạng chặt chẽ, đánh giá rủi ro trong hệ thống, nhận diện các dấu hiệu có thể trở thành lỗi để kịp thời xử lý trước khi quá muộn. Bên cạnh đó, họ cũng cần phải bảo trì hệ thống, thay thế và nâng cấp các thiết bị trong hệ thống mạng để chúng được vận hành trơn tru.

2.4. Hỗ trợ kỹ thuật

Do được đào tạo bài bản và chuyên sâu về hệ thống mạng cũng như hệ thống máy tính, hệ thống kết nối làm việc trong công ty nên các System Administrator sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ về mặt kỹ thuật khi có bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến máy tính và lỗi hệ thống tại các máy tính làm việc của công ty.

Bên cạnh đó, tại nhiều công ty quy mô vừa và nhỏ, các System Administrator cũng sẽ chịu trách nhiệm quản lý hệ thống camera giám sát, hệ thống liên lạc chung bởi các vị trí này đều có những hiểu biết và nền tảng liên quan đến công nghệ kỹ thuật.

Hỗ trợ kỹ thuật cho các nhân viên
Hỗ trợ kỹ thuật cho các nhân viên

2.5. Nghiên cứu phát triển hệ thống mạng trong công ty

Các công ty càng lớn mạnh, quy mô nhân sự càng đông thì càng nhất thiết phải có các System Administrator. Bên cạnh các công việc được nêu trên đây, các System Administrator sẽ thực hiện thêm các dự án phát triển hệ thống mạng, dự án nâng cấp hệ thống mạng, nâng cấp các hàng rào bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp.

Tuy nhiên không phải System Administrator nào cũng có đủ trình độ để có thể tìm hiểu và xây dựng dự án liên quan đến hệ thống mạng và cơ sở dữ liệu. Vì vậy để có thể nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống, thì phải là những người có kinh nghiệm lâu năm.

Nghiên cứu dự án phát triển hệ thống mạng trong công ty
Nghiên cứu dự án phát triển hệ thống mạng trong công ty

3. Yêu cầu đối với System Administrator

Để được vào làm việc và quản trị hệ thống mạng của toàn bộ công ty, tiêu chí công việc được đặt ra cho các System Administrator cũng rất “ngặt nghèo”. Để có thể trở thành người quản trị hệ thống mạng của toàn bộ công ty, nhất thiết bạn phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

3.1. Kiến thức chuyên môn

Trong bất kỳ vị trí tuyển dụng nào, yêu cầu chuyên môn là một yêu cầu hợp lý và tất yếu. Đối với System Administrator, họ phải có những kiến thức liên quan về phần cứng, phần mềm của hệ thống mạng cơ sở, các kiến thức chuyên sâu về tổ chức lưu trữ, sắp xếp dữ liệu, kiến thức về an ninh mạng. 

Bên cạnh yêu cầu về tốt nghiệp các bậc học chuyên ngành công nghệ thông tin, các System Administrator cũng cần có những chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn. Hầu hết các chứng chỉ này đều là các chứng chỉ quốc tế, đảm bảo một người quản trị hệ thống khi bắt đầu công việc tại một công ty, ít nhất có thể xử lý được các vấn đề cơ bản thường gặp đối với hệ thống mạng. Một số chứng chỉ quốc tế nên có như MCSE, Linux Professional Institute Certifications, Red Hat Certified Engineer…

Yêu cầu đối với System Administrator
Yêu cầu đối với System Administrator 

3.2. Kỹ năng

Đối với yêu cầu kỹ năng, có rất nhiều kỹ năng mà một System Administrator cần phải biết. Tuy nhiên trong đó cần chú ý một số kỹ năng cơ bản sau:

- Kỹ năng làm việc đội nhóm

- Làm việc dưới áp lực 

- Khả năng quan sát và nhận diện vấn đề

- Phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao phó

4. Tương lai nghề nghiệp của System Administrator

Hiện nay, công việc System Administrator đang được rất nhiều người quan tâm và được nhiều công ty tìm kiếm, săn đón. Với yêu cầu công việc cao và tầm ảnh hưởng lớn trong toàn bộ hệ thống làm việc của công ty, mức lương khởi điểm mà một System Administrator mới ra trường có thể được nhận nằm trong khoảng dao động từ 8 đến 10 triệu/ tháng. Mức lương này sẽ tăng theo số năm kinh nghiệm và các chứng chỉ quốc tế mà bạn đạt được. Mức lương cơ bản đối với những System Administrator có kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên có thể rơi vào khoảng 20 triệu/ tháng và có thể còn cao hơn nữa tùy thuộc vào một số yếu tố như: quy mô doanh nghiệp, năng lực bản thân, tuổi đời kinh nghiệm, khả năng làm việc lâu dài…

Tóm lại System Administrator là vị trí mà nhiều doanh nghiệp đang và sẽ có nhu cầu nhiều trong tương lai gần. Nếu bạn đang phân vân ngành nghề IT, có thể chọn lựa rẽ hướng trở thành các System Administrator thay vì các coder ngày đêm gắn chặt với màn hình máy tính và những dòng code dày đặc. Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu về System Administrator là gì và công việc hàng ngày của một System Administrator.

Lưu ý đối với chuyên ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin hiện đang là một ngành hot hiện nay. Rất nhiều người cảm thấy đây là một hướng đi đầy tiềm năng và có tương lai phát triển. Sự thực có thể là vậy nhưng sẽ vẫn có những điều bạn phải cân nhắc khi lựa chọn ngành này. Và dưới đây là một số thông tin lưu ý.

Chuyên ngành công nghệ thông tin

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.