close
cách
cách cách cách cách cách

Chia sẻ một số điều cần lưu ý về chuyên ngành công nghệ thông tin

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngành công nghệ thông tin thu hút được nhiều bạn giới trẻ có niềm đam mê với máy tính và công nghệ. Bài viết dưới đây của Vieclam123.vn muốn chia sẻ cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành Công nghệ thông tin để các bạn cân nhắc những lựa chọn đúng đắn cho con đường sự nghiệp tương lai của mình.

 1. Ngành công nghệ thông tin là gì? 

Ngành Công nghệ thông tin (Information Technology) là một ngành liên quan đến phần mềm, các mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Hiểu một cách đơn giản, ngành Công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Ngành Công nghệ  thông tin được chia thành 5 chuyên ngành chính, bao gồm:

  •  Khoa học máy tính

  • Kỹ thuật máy tính

  • Hệ thống thông tin

  • Mạng máy tính truyền thông

  • Kỹ thuật phần mềm

Tất cả chuyên ngành này đều rất hữu ích trong lĩnh vực kinh tế, được xem như các dịch vụ cốt lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các lĩnh vực khác như nghiên cứu khoa học, y tế, giáo dục,...

Tham khảo ngay: Tổng hợp mẫu cv công nghệ thông tin dành cho dân IT hot nhất.

Ngành công nghệ thông tin

2. Kiến thức ngành Công nghệ thông tin

Học ngành Công nghệ thông tin sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm,... Tùy vào chương trình đào tạo của từng trường đại học mà sinh viên sẽ được chọn học các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích của mình. 

Sinh viên học chuyên ngành Công nghệ thông tin có cơ hội tiếp cận những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm kiến thức về thiết kế, được học cách xây dựng cài đặt vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính. Ngoài ra, sinh viên còn được học thêm về  kiến thức về bảo mật hệ thống thông tin. Vì vậy, mà sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng thực hành nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu công việc ở những vị trí công việc cụ thể. 

3. Hướng đi của ngành công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin cũng rất rộng, không phải sinh viên nào sau khi tốt nghiệp ngành này cũng có những hướng đi như nhau. Bởi sinh viên trong ngành sẽ chỉ học chung khối kiến thức cơ sở, sau đó cần lựa chọn một trong những hướng sau đây để theo đuổi sự nghiệp của riêng mình: 

- Thứ nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích định lượng doanh nghiệp/ công ty/ tổ chức

- Thứ hai là ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giám sát hoạt động doanh nghiệp/ tổ chức/ công ty

- Thứ ba là ứng dụng truyền thông xã hội và công nghệ website trong công ty.

- Thứ từ là ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đảm bảo tài nguyên, môi trường và địa lý

Trong đó có 2 hướng đào tạo chủ lực là ứng dụng truyền thông xã hội-công nghệ website và ứng dụng công nghệ thông tin quản lý, giám sát hoạt động doanh nghiệp, đây là hai lĩnh vực được chú trọng trong việc phát triển xã hội hiện nay.

Ngành công nghệ thông tin

4. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một  ngành rất hot hiện nay, mọi lĩnh vực đều cần sử dụng tới công nghệ thông tin từ ý tế, giáo dục, khoa học, doanh nghiệp,...do đó mà cơ hội làm việc của các bạn rất cao.

Dưới đây là một số công việc bạn có thể làm sau khi ra trường: 

4.1. Kỹ sư thiết kế

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm kỹ sư thiết kế xây dựng và quản lý các dự án nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin mà chủ yếu trong lĩnh vực dữ liệu không gian, thời gian và tập trung vào những ứng dụng về GIS trên thiết bị di động và trao đổi dữ liệu với máy chủ, đây là một số công ty điển hình về điển hình về lĩnh vực công nghệ thông tin Esri, ArcGIS, FPT, TMA,...

4.1. Kỹ sư vận hành quản lý

Kỹ sư vận hành quản lý, giám sát phân tích và phát triển các ứng dụng Công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp cũng là vị trí nổi bật mà nhiều sinh viên ngành Công nghệ thông tin theo đuổi. Các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng vị trí này như các ngân hàng, bưu điện, siêu thị . . .

4.2. Kỹ sư khai thác dữ liệu

Một trong những vị trí công việc hấp dẫn ngành công nghệ thông tin là kỹ sư chuyên khai thác dữ liệu thông tin ứng dụng cho các doanh nghiệp. Công việc chính của nhân viên ở vị trí này là phân tích định lượng, nâng cao hiệu suất kinh doanh.

Các đơn vị các bạn có thể xin vào khi ra trường như tập đoàn Samsung, IBM, CoopMart, Thế giới di động . . .

Ngành công nghệ thông tin

4.3. Kỹ sư phát triển ứng dụng phần mềm

Kỹ sư xây dựng phát triển các ứng dụng về lĩnh vực truyền thông xã hội và công nghệ Website tại doanh nghiệp, đây là một trong những lĩnh vực nóng của Công nghệ thông tin. Bạn có thể trau dồi kiến thức, kỹ năng của mình để có thể làm việc tại các đơn vị chuyên phát triển phần mềm nổi tiếng trên thế giới như tập đoàn Microsoft, Google, CMC, ....

5. Những yếu tố cần thiết của sinh viên khi theo học ngành này

Tính cẩn thận trong công việc: Như chúng ta đã biết khi học ngành này, nếu chúng ta chỉ bất cẩn trong một mã lệnh lập trình hay phân tích một vấn đề không hợp lý  hoặc sơ suất nhỏ trong chế tạo, lắp ráp thiết bị thì sẽ ảnh hưởng đến một ứng dụng hay cả một hệ thống đang hoạt của công ty. 

Học ngành này bạn cần phải biết kiên trì và nhẫn nại: Học chuyên ngành này không dễ do đó mà bạn sẽ mất rất nhiều thời gian đề học tập nó và sửa lỗi nếu có hệ thống xảy ra lỗi do vậy bạn cần phải kiên trì và nhẫn nại để có thể thành công trong khi ngành này

Bạn cần phải thường xuyên luyện tập trau dồi kiến thức: Công nghệ ngày càng phát triển bởi vậy nó sẽ không dừng tại điểm 4.0 mà còn hơn thế nữa, do đó mà khi học ngành này đòi hỏi các bạn phải thường xuyên luyện tập trong lúc rảnh rỗi có như vậy bạn mới có thể nâng cao khả năng kinh nghiệm cùng kiến thức của mình. 

Kỹ năng làm việc nhóm: Ngành công nghệ thông tin là một chuỗi hệ thống chảy từ đầu sông xuống cuối sông do vậy mà bạn không thể kiểm soát nó một mình mà cần sự trợ giúp của cả nhóm đề lộ trình hoạt động của hệ thống công ty tốt hơn. Việc làm việc nhóm thế này thì mọi người có thể giảm bớt gánh nặng và độ phức tạp của công việc bên cạnh đó còn giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Kỹ năng ngoại ngữ: Ngành công nghệ thông tin mang tính toàn cầu, do đó để học dễ dàng chuyên ngành này bạn cần phải có một lượng kiến thức về từ vựng tiếng Anh liên quan tới chuyên ngành điều này giúp bạn đọc hiểu dễ dàng trong lúc làm việc.

Có đam mê với công nghệ thông tin: Chằng có lý do gì mà tiêu chí này lại không nằm trong đây cả bởi vì nếu bạn đam mê với các thiết bị công nghệ bạn mới có hứng thú, động lực làm việc và học tập. Mọi thử thách khó khăn của ngành công nghệ thông tin này mang lại thì bạn cũng sẽ biết cách đề hoàn thành nó vì trách nhiệm cũng như chính đam mê của mình.

Ngành công nghệ thông tin

6. Các trường Đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam

Khu vực miền Bắc:

1. Đại học Kinh tế quốc dân

2. Đại học Hải phòng

3. Đại học sư phạm Kỹ thuật Nam Định

4. Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

5. Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội

6. Đại học Công nghiệp Hà Nội

7. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

8. Học viện Kỹ thuật Mật mã

9. Đại học Bách khoa Hà Nội

10. Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Khu vực miền Trung:

1. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

2. Đại học Nha Trang

3. Đại học Bách Khoa-Đại học Đà Nẵng

4. Đại học Hà Tĩnh

5. Đại học Quy Nhơn

6. Đại học Quảng Bình

7. Đại học Quảng Nam

8. Đại học Khoa học-Đại học Huế

9. Đại học Vinh

10. Đại học Phan Thiết

Khu vực miền Nam:

1. Đại học Kinh tế-Tài chính TP.HCM

2. Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM

3. Đại học Sư phạm TP.HCM

4. Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM

5. Đại học Giao thông vận tải TP.HCM

6. Đại học Quốc tế Hồng Bàng

7. Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia TP.HCM

8. Đại học Quốc tế- Đại học Quốc gia TP.HCM

9. Đại học Công nghiệp TP.HCM

10. Đại học Sài Gòn

11. Đại học Công nghệ Sài Gòn

12. Đại học Hoa Sen

13. Đại học Nguyễn Tất Thành

14. Đại học Sự phạm kỹ thuật TP.HCM

15. Đại học Công nghệ thông tin-Đại học Quốc gia TP.HCM

Trên đây là bài chia sẻ của Vieclam123.vn về ngành công nghệ thông tin hiện đang hot và phát triển như thế nào. Nếu bạn thực sự đam mê thích thú với thiết bị công nghệ thì hãy tự tin theo đuổi ước mơ của mình nhé. 

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.