Tiện ích
Cẩm nang
Sữa là một thức uống được nhiều người yêu thích và có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Các sản phẩm làm từ sữa quen thuộc như váng sữa, sữa chua, sữa tươi, sữa bột hay sữa đông đều là thực phẩm ngon miệng và được nhiều người tìm mua. Tuy nhiên, sữa đông là một cái tên còn xa lạ với nhiều người và không phải ai cũng biết sữa đông là gì? Tác dụng của sữa đông ra sao? Để hiểu rõ hơn về sữa đông, cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Sữa đông là một món tráng miệng phổ biến ở Ấn Độ và được nhiều người yêu thích, là món ăn mềm mịn và vị ngọt vừa phải. Tuy gọi là sữa đông, thế nhưng loại thực phẩm này không phải hấp, nướng, không cho vào ngăn đông của tủ lạnh và cũng không sử dụng đến các chất làm đông như bột Argan hay Gelatin.
Trên thực tế, cách làm sữa đông vô cùng đơn giản, chỉ cần dùng sữa tươi đun nóng, đổ vào bát và dùng đĩa hoặc nắp úp lên vài phút là đã hoàn thành món sữa đông. Thành phẩm là một món ăn có vị ngọt ấm với bề mặt mềm mịn, có mùi thơm của sữa hòa quyện với gừng.
Trong sữa đông có nhiều Lactobacillus và vitamin K, giúp kích thích và sản sinh gia tăng số lượng tế bào bạch cầu trên cơ thể con người là T và B. Một nghiên cứu chứng minh rằng, nếu bạn sử dụng sữa đông liên tục mỗi ngày 2 chén trong vòng 4 tháng, hệ miễn dịch của bạn được cải thiện và tăng cường gấp 5 lần.
Sữa đông cũng được biết đến là một sản phẩm chăm sóc sắc đẹp vô cùng hiệu quả. Sử dụng sữa đông mỗi ngày giúp bạn cải thiện làn da của mình, chỉ với một vài nghìn đồng một ngày. Trong sữa đông có nhiều kẽm, vitamin E, phốt pho và nhiều khoáng chất khác, giúp bạn đẩy lùi tình trạng lão hóa da và giảm bớt mụn trứng cá.
Khi nấu sữa đông để làm đẹp, bạn nên sử dụng sữa tươi không thường để nấu và không cần bỏ các nguyên liệu khác. Khi sữa đã đông lại, bạn chỉ cần kết hợp với các nguyên liệu khác như sữa đông nghệ, sữa đông mật ong, sữa đông dưa chuột, sữa đông khoai tây, sữa đông yến mạch, sữa đông cà chua… để chăm sóc làn da và giúp da bạn trở nên mịn màng, trắng sáng.
Bên cạnh công dụng làm đẹp, bạn có thể dùng sữa đông làm mát khu vực bị cháy nắng, làm dịu cơn đau và giảm sưng tấy. Nếu da của bạn bị cháy nắng, bạn hãy sử dụng sữa đông từ 4 đến 5 lần một ngày để đảm bảo đạt hiệu quả.
Sữa đông còn có tác dụng làm giảm cholesterol có trong máu, từ đó ngăn ngừa được bệnh tim nhờ các mảng bám trên thành động mạch. Nếu bị cao huyết áp, bạn cũng có thể sử dụng sữa đông như một thực phẩm để điều trị.
Ngoài ra, sữa đông có rất nhiều phốt pho và canxi, giúp xương và răng của bạn chắc khỏe hơn, giúp cải thiện tình trạng răng miệng hiệu quả nếu sử dụng mỗi ngày. Đồng thời, các vi khuẩn có hại trong miệng cũng sẽ giảm thiểu nếu bạn sử dụng sữa đông thường xuyên, giúp bạn giảm tỷ lệ mắc bệnh nướu răng và sâu răng.
Nếu bạn đang muốn giảm cân thì có thể sử dụng sữa đông để hỗ trợ quá trình giảm cân của mình, bởi chất Cortisol có trong máu sẽ được giảm thiểu khi sử dụng sữa đông, là hoocmon điều tiết tích tụ chất béo quanh tim và bụng. Sữa đông cũng giúp bạn kiểm soát chế độ ăn uống, giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
Bên cạnh đó, sữa đông còn có tác dụng giảm bớt căng thẳng và kích thích sự ngon miệng. Khi đã hiểu rõ tác dụng của sữa đông là gì, bạn hoàn toàn có thể tự làm món sữa đông tại nhà, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình của mình.
Khi đã hiểu sữa đông là gì, để làm được món sữa đông gừng thì bạn chỉ cần chuẩn bị một vài nguyên liệu dưới đây, chú ý là các nguyên liệu này phù hợp với 2 người ăn nhé!
- Nguyên liệu nấu: Gừng 2 củ, 250ml sữa tươi không đường, 30gr bột quế, 2 muỗng canh đường.
- Dụng cụ thực hiện: Nồi, dao, chén, rây lọc, phới dẹt…
Chú ý khi mua gừng, để chọn mua gừng ngon, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chọn mua loại gừng ta, gừng sẻ, loại gừng này bé và có mùi cay nồng đặc trưng, mùi thơm đậm đà hơn so với những loại gừng có kích thước to như gừng Trung Quốc.
- Nua những củ gừng có nhiều nhánh, thân nhỏ, có nhiều mắt gừng, vỏ dần có màu nâu sậm hoặc nâu vàng.
- Để đảm bảo chọn được củ gừng tươi ngon, bạn nên bẻ một nhánh gừng khi mua, nếu gừng tươi sẽ có đường vân tròn khi quan sát kỹ, có màu vàng tươi, nhiều xơ và có mùi thơm đậm.
- Không nên mua những củ gừng thối, màu quá đậm, gừng bị dập nát hay các củ gừng bị mọc mầm vì những loại gừng này có nhiều độc tố khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
Sau khi đã chọn xong gừng và mua đầy đủ các nguyên vật liệu, để làm sữa đông gừng, bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn cho vào nồi 250l sữa tươi không đường và bắc lên bếp, đun sôi, cho thêm 2 thìa đường vào khuấy đều cho tan, bạn cũng có thể không có đường hoặc gia giảm độ ngọt tùy ý. Khi thấy sữa bắt đầu nổi bọt li ti, nóng khoảng 80 độ thì tắt bếp.
Bước 2: Sau đó, bạn rửa sạch gừng, bào gừng thành các sợi nhỏ hoặc giã gừng cho nát, dùng rây lọc lấy nước cốt và cho vào nồi khoảng 5 đến 6 thìa nước cốt gừng (khoảng 60ml nước cốt gừng), khuấy đều và để cho nguội. Bạn hãy đậy lên nắp bát một chiếc đĩa hoặc nếu bát có nắp thì đậy nắp lại và đợi sữa đông.
Bước 3: Khi sữa nguội, khoảng 15 phút, bạn kiểm tra thấy sữa đã đông thì rắc thêm chút bột quế hoặc bột ca cao lên trên là hoàn thiện rồi đấy.
Khi nấu, bạn cần lưu ý rằng không nên để sữa sôi hoặc quá nguội, nên nấu khoảng 70 đến 80 độ C thì sữa mới có thể đông.
Thành phẩm đạt được là món sữa đông gừng với lớp sữa mềm mịn, ăn gần giống pudding, có độ đặc vừa phải. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị cay của gừng và bị béo nhẹ của sữa, giúp giải cảm rất tốt và làm ấm bụng giúp dạ dày dễ chịu hơn. Vào những ngày bị ốm hoặc thời tiết lạnh giá, bạn hoàn toàn có thể tự nấu sữa đông gừng để làm ấm cơ thể.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được sữa đông là gì và một số thông tin khác về sữa đông. Có thể thấy, sữa đông có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và cũng là một món tráng miệng hấp dẫn. Bạn hoàn toàn có thể tự làm sữa đông tại nhà chỉ với một bài bước đơn giản. Lưu ý rằng giống như các món ăn khác, bạn chỉ nên ăn sữa đông với liều lượng vừa phải thôi nhé!
Sáp ong là loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng và nhiều công dụng tuyệt vời. Vậy sáp ong làm từ gì? Truy cập bài viết bên dưới để tìm hiểu thông tin về sáp ong nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ