Tiện ích
Cẩm nang
Cơ sở dữ liệu luôn là một yếu tố phức tạp, gây khó khăn trong việc quản lý. Để có thể giải quyết được vấn đề này, chúng ta sẽ sử dụng sơ đồ Erd. Vậy rốt cục sơ đồ Erd là gì? Làm thế nào để có thể vẽ nên sơ đồ Erd? Tất cả các câu hỏi này sẽ được chúng tôi khai thác trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Sơ đồ Erd là một sơ đồ được viết tắt bởi cụm từ Entity Relationship Diagram. Đây là một sơ đồ chỉ quan hệ thực thể được sử dụng trong hệ thống bán hàng. Sơ đồ này chủ yếu thể hiện sự minh họa về các thực thể liên quan đến các hoạt động, trong một lĩnh vực nào đó. Các thực thể này sẽ được bao gồm như con người, đồ vật hay các khái niệm liên quan trong cùng một hệ thống, thuộc cùng một lĩnh vực nhất định.
Ở sơ đồ Erd, chúng ta sẽ thấy được các thực thể khác nhau, đồng thời, khi nhìn vào sơ đồ, ta sẽ thấy được mối quan hệ giữa các thực thể này trong hoạt động bán hàng. Thông thường, sơ đồ Erd được dùng để hỗ trợ trong việc thiết kế, giải quyết các vấn đề liên quan đến phần mềm, giáo dục, kinh doanh, nghiên cứu,…
Trong sơ đồ, chúng ta sẽ thấy được các biểu tượng xác minh như hình vuông, hình thoi, hình chữ nhật. Đồng thời, giữa các biểu tượng xác minh này, chúng sẽ có các liên kết thể hiện mối quan hệ, tính chất kết nối, thuộc tính giữa các thuộc thể trong từng trường hợp khác nhau.
Cũng chính bởi vì sự đơn giản hóa này, chúng ta sẽ dễ dàng giải quyết các rắc rối, tìm ra hướng giải quyết nhanh chóng thông qua sơ đồ. Để làm được sơ đồ này, chúng ta đã phải trải qua một quá trình nghiên cứu, phân tích hệ thống, được mô tả trong hoạt đông của một doanh nghiệp.
Khi sơ đồ Erd được ứng dụng trong quản lý bán hàng sẽ cho chúng ta thấy được các dữ liệu kinh doanh, các luồng thông tin khác nhau của một quy trình nhất định. Điểm tối ưu của sơ đồ chính là trình bày được bản chất của hệ thống sang sơ đồ một cách đơn giản nhất, bất kể có phức tạp đến đâu.
Xem thêm: Oracle là gì? Tổng hợp các thông tin về cơ sở dữ liệu Oracle
Vào năm 1970, sau khi gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, tìm hiểu về các quy trình, hệ thống, Peter Chen đã nghiên cứu và sáng tạo mô hình thiết kế cơ sở dữ liệu. Hiện nay, ông đang là một giảng viên cao cấp của Trường Đại học Carnegie – Mellon ở thành phố Pittsburgh, thuộc tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Trong những năm tháng ông còn làm trợ giảng cho một vị giáo sư của trường MIT, ông đã xuất bản một bài báo nói về mô hình của các thực thể. Có thể nói, bài báo là một ngoặt lớn trong cuộc đời ông. Nó đã được săn đón ở rất nhiều nơi, đặc biệt là những người thuộc lĩnh vực máy tính.
Có thể nói, thành tựu của ông như là một sự gợi ý, mở ra bước đầu của ngành công nghiệp phần mềm máy tính. Không những vậy, sơ đồ còn là một công cụ hỗ trợ, giúp đơn giản hóa công việc quản lý bán hàng.
Sơ đồ Erd sẽ thể hiện các thực thể có các thuộc tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sơ đồ Erd sẽ được bao gồm các thành phần như:
Entity là được dùng để chỉ các thực thể. Các thực thể này sẽ được bao gồm các đối tượng xung quanh một lĩnh vực cụ thể nào như con người, sự vật, địa điểm, đồ vật,… Có thể nói, các thực thể này sẽ là tất cả các đối tượng ở trong một hệ thống.
Trong một hệ thống, Entity của một sơ đồ có thể là những vật cụ thể, dễ hình dung, nhưng đồng thời, nó cũng là các thực thể không tồn tại ở business. Thông thường, các Entity này sẽ ở dạng trung gian và giữa chúng sẽ có nhiều mối quan hệ khác nhau, thể hiện nhiều liên kết của Entity này với Entity khác.
Những Attribute này được tạo ra chủ yếu dựa vào đặc điểm của các Entity. Thông thường, các Attribute sẽ được biểu hiện dưới dạng các thông tin riêng biệt mà Entity lưu trữ. Các Attribute thường được biểu hiện dưới dạng hình tròn hay hình bầu dục. Chúng có thể được phân loại từ đơn giản cho đến tổng hợp, có nguồn gốc thuộc giá trị hay đa giá trị.
Về bản chất, sơ đồ Erd sẽ thể hiện 3 mối quan hệ cơ bản như one to one, one to many, many to many. Ở các quan hệ này, chúng ta sẽ thấy được sư tác động lẫn nhau giữa các thực thể, liên kết với nhau thông qua mối quan hệ đệ quy, tức là một thực thể có thể tham gia vào nhiều mối quan hệ ràng buộc khác nhau.
Cardinality sẽ đươc hiện thị dưới dạng xem môt phía hay tùy thuộc góc nhìn vị trí của các biểu tượng được hiển thị trên sơ đồ. Cardinality sẽ cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa các thực thể hoặc các mối quan hệ cơ bản như one to one, one to many, many to many.
Sau khi đã nắm được các thành phần liên quan đến sơ đồ, chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu cách vẽ sơ đồ Erd. Để có thể vẽ được sơ đồ Erd một cách dễ dàng, chúng ta sẽ cần lưu ý các ký hiệu sau:
Đầu tiên là ký hiệu hình chữ nhật. Hình chữ nhật sẽ thể hiện các thực thể. Mỗi hình chữ nhật là một hình thể cố định.
Thứ hai là hình elip. Hình elip sẽ được quy định biểu diễn các thuộc tính. Ở bên trong hình elip, chúng ta sẽ ghi các thuộc tính của các thực thể.
Thứ ba là hình thoi. Hình thoi là biểu diễn các mỗi quan hệ.
Để có thể vẽ được sơ đồ Erd, chúng ta sẽ thực hiện lần lượt các bước sau:
Đầu tiên, chúng ta sẽ dựa vào các thông tin liệt kê. Sau đó, chúng ta sẽ lựa chọn các thông tin theo các giấy tờ và hồ sơ. Sau đó, chúng ta sẽ xác định các mối quan hệ của các thực thể và thuộc tính, đồng thời sẽ kết hợp chúng lại với nhau. Cuối cùng, sau khi đã xác định được mối quan hệ, chúng ta sẽ tạo nên sơ đồ Erd bằng các ký hiệu. Trong quá trình vẽ, chúng ta sẽ để xảy ra sự lộn xộn, các thông tin cần thiết không đáng có. Lúc này, các bạn chỉ cần thu gọn lại và sắp xếp lại sơ đồ một cách rõ ràng nhất.
Sơ đồ Erd là một mô hình rất đa năng, chúng ta có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sơ đồ này cực kỳ có tác dụng trong việc đơn giản hóa, tổng hợp các cơ sở dữ liệu. Ngoài các lợi ích trên, sơ đồ Erd còn có các lợi ích sau:
Để có thể tạo nên một sơ đồ Erd, chúng ta sẽ có cần có các cơ sở dữ liệu đã được phân tích từ trước đó, điều này sẽ giúp chúng ta mau chóng tìm ra hướng giải quyết, triển khai dự án một cách nhanh chóng. Khi tạo nên một sơ đồ, chúng ta sẽ dễ dàng tìm ra được những lỗi sai, giúp nhìn ra được các nhóm công việc của từng chủ thể. Từ các lỗi sai này, chúng ta sẽ có những phương án để cải thiện, nâng cao hiệu quả trong từng lĩnh vực.
Khi chúng ta thiết kế sơ đồ Erd để xây dựng cơ sở dữ liệu, chúng ta sẽ cần thiết lập các nghiệp vụ một cách logic và chặt chẽ. Đồng thời, các mối quan hệ của các chủ thể sẽ sơ đồ sẽ được thể hiện một cách tương đương, đồng nhất với nhau. Điều này sẽ giúp người xem dễ hiểu, dễ hình dung công việc đang thực hiện. Có thể nói, sơ đồ Erd là bước đầu tiên mà người quản trị cơ sở dữ liệu cần thực hiện để mau chóng tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
Điều này được thể hiện nổi bật trong các mô hình kinh doanh, khi chúng ta sử dụng sơ đồ Erd để thể hiện sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể trong từng công việc. Sơ đồ Erd làm được điều này là do sự hợp lý hóa trong quy trình, giúp dễ dàng tìm thông tin một cách hiệu quả.
Như vậy, bài viết trên đây đã cho chúng ta thấy sơ đồ Erd là gì. Có thể nói, sơ đồ Erd là một sơ đồ vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định trong quá trình đơn giản hóa quy trình, quản lý cơ sở dữ liệu. Vieclam123.vn sẽ tiếp tục cung cấp các thông tin về các loại sơ đồ ở các bài đăng tiếp theo.
Ngành khoa học dữ liệu là một ngành vô cùng nổi tiếng, là một công việc hấp dẫn của tương lai. Để có thể biết thêm về ngành khoa học dữ liệu, các bạn hãy theo dõi ở bài viết sau!
MỤC LỤC
Chia sẻ