close
cách
cách cách cách cách cách

Sao Thiên Vương là gì? Các đặc điểm thú vị của sao Thiên Vương

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kiến thức về vũ trụ là một kho tàng vô tận mà con người luôn khao khát khám phá. Có quá nhiều điều bí ẩn xung quanh chúng mà loài người chúng ta đã tìm kiếm hàng trăm năm nay. Hôm nay, vieclam123.vn xin mạn phép dùng một chút khả năng của mình tìm hiểu sao Thiên Vương là gì – một ngôi sao lạnh nhất Hệ Mặt Trời trong bài viết dưới đây!

1. Sơ lược về sao Thiên Vương

1.1. Sao Thiên Vương là gì?

Sao Thiên Vương còn được biết đến với tên gọi là Thiên Vương Tinh. Đây là một ngôi sao đứng thứ bảy trong Hệ Mặt Trời. Sao Thiên Vương đã được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Đức William Herschel. Ông đã tình cờ khám phá được hành tinh này khi đang quan sát vũ trụ bằng kính viễn vọng vào năm 1781.

Sao Thiên Vương Tinh được tạo thành chủ yếu từ nước, khí metan và chất lỏng amoniac ở trên trung tâm một hòn đá nhỏ. Khí quyển của hành tinh này có các thành phần cơ bản như heli và hidro, giống với Sao Mộc và Sao Thủy.

Theo tính toán của các nhà thiên văn học, sao Thiên Vương Tính sẽ có nhiệt độ cực tiểu vào khoảng 49 K tức là -224 độ C. Có thể nói, đây là một hành tinh có bầu khí quyển lạnh nhất trong Hệ Mặt Trời. Cấu trúc tầng mây của hành tinh này cực kỳ phức tạp với những tầng mây thấp chứa nước là thành phần chính nhưng ở tầng cao hơn, khí metan lại chiếm chủ yếu.

Sao Thiên Vương có cấu trúc rất kỳ lạ, trong khi trục của Trái Đất bị nghiêng một góc 23,5 độ thì ở hành tinh này, trục của nó bị nghiêng một góc rất lớn gần 98 độ, gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo. Vì vậy, cực bắc và cực nam của ngôi sao này gần như nằm ở vị trí xích đạo so với các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời.

Xem thêm: Jupiter là sao gì và 10 sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về Jupiter

Sao Thiên Vương được phát hiện năm 1781
Sao Thiên Vương được phát hiện năm 1781

1.2. Điều đặc biệt trong tên gọi của sao Thiên Vương

Ngay từ khi mới phát hiện ra hành tinh này, Herschel – người phát hiện ra nó đã quyết định đặt tên là George, nhằm vinh danh vị vua của nước Anh lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cái tên này được phổ biến ra bên ngoài và đã được giới thiên văn đi tìm tên gọi khác của nó.

Đã có rất nhiều tên đã được đề xuất để đặt cho hành tinh lạnh lẽo này như Herschel, Neptune,… Tuy nhiên, cái tên Uranus đã được nghĩ ra và nhận được sự đồng thuận từ khắp mọi nơi. Sao Thiên Vương Tinh chính thức được công nhận tên vào năm 1850.

Tên của sao Thiên Vương Tinh được đặt theo tên của vị thần mặt trời thời Hy Lạp Uranus. Đây cùng là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời được lấy tên từ vị thần thoại Hy Lạp, thay vì thần thoại La Mã như bao hành tinh khác.

2. Đặc điểm của Sao Thiên Vương

2.1. Khí quyển của sao Thiên Vương

Mặc dù, sao Thiên Vương không có vật chất rắn nào trong đó, nhưng hành tinh này vẫn được bao phủ bởi một lớp khí bên ngoài, theo đánh giá của các nhà thiên văn học, đây chính là khí quyển. Khi quan sát trắc từ xa, nếu mở rộng 300km bên dưới, chúng ta sẽ tính toán được áp suất 100 bar với nhiệt độ 320 K.

Khí quyển của ngôi sao này còn có một vành nhật hoa mờ nhạt mở rộng ra bên ngoài. Bán kính của vành nhật hoa sẽ gấp 2 lần hành tinh và có áp suất 1 bar.

Thấy được những điều kỳ diệu này, các nhà thiên văn đã chia khí quyển hành tinh thành 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và tầng vành nhật hoa. Điều đặc biệt hơn, hành tinh này sẽ không có tầng trung lưu.

2.2. Cấu trúc của Sao Thiên Vương

Nhìn từ xa, sao Thiên Vương có kích thước khá là bé nhỏ như theo tính toán, nó kích thước gấp bốn lần Trái Đất và có mật độ vào khoảng 1,23 gam trên cm khối. Khi các vệ tinh nhân tạo bay đến hành tinh này, các nhà thiên văn đã thu được rất nhiều đá và băng. Theo sự nghiên cứu cho thấy, bên băng có các thành phần hóa học như nước, metan và amoniac.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác khối lượng băng trong hành tinh này do các số liệu phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc của hành tinh. Theo mô hình chuẩn của Sao Thiên Vương, hành tinh này sẽ có ba lớp. Lớp lõi ở tâm sẽ được tạo từ silicat, sắt và niken. Lớp thứ hai sẽ là đá và băng. Còn lớp ngoài cùng chính là bầu khí quyển gồm khí hidro và heli.

Cấu trúc bên trong sao Thiên Vương
Cấu trúc bên trong sao Thiên Vương

2.3. Vành đai của sao Thiên Vương

Hệ thống vành đai của ngôi sao này chứa các hạt phản xạ ánh sáng rất kém, kích thước có thể thay đổi từ vài micro đến vài phần mét. Tính tới thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã đếm được 13 vành đai xung quanh sao Thiên Vương Tinh. Ngoài trừ hai vành có bề mặt rất rộng, còn lại là các vành đai có chiều rộng chỉ khoảng vài km.

Thông qua việc tính toán động lực, tuổi đời của các vành đai này còn rất trẻ và chúng được hình thành sau khi xuất hiện Thiên Vương Tinh. Vật chất trong vành đai sẽ bao gồm một phần mảnh vỡ của vệ tinh sau những cú va chạm và các hạt bụi bay, hòn đá nhỏ được ổn định trên quỹ đạo, hình thành trên hệ thống vành đai.

Có 13 vành đai bao quanh sao Thiên Vương
Có 13 vành đai bao quanh sao Thiên Vương

2.4. Khí hậu của sao Thiên Vương Tinh

Khác với sự chuyển động mãnh liệt của các hành tinh khí khổng lồ khác, sao Thiên Vương Tinh có khí quyển hoạt động vô cùng đồng đều, điều này đã được các nhà khoa học quan sát được thông qua bước sóng tử ngoại và khả biến.

Khi vệ tinh nhân tạo bay qua hành tinh này, nó đã phát hiện ra được có tất cả 10 đám mây trên toàn bộ khí quyển của hành tinh. Để giải thích cho điều kỳ lạ ở hành tinh này, các nhà khoa học cho rằng điều này xảy ra do nội nhiệt ở hành tinh dường như thấp hơn hẳn so với các ngôi sao khác.

Ngoài ra, con tàu còn khám phá ra được nhiệt độ thấp nhất trong khoảng lặng đối lưu vào khoảng 49 K. Điều này đã khẳng định được tính toán của các nhà khoa học là chính xác. Đây là hành tinh lạnh nhất trong Hệ Mặt Trời, thậm chí lạnh hơn cả ngôi sao xa nhất là Sao Hải Vương.

Khí hậu của sao Thiên Vương hoạt động rất đồng đều
Khí hậu của sao Thiên Vương hoạt động rất đồng đều

3. Các thông tin thú vị xung quanh ngôi sao Thiên Vương

3.1. Vệ tinh của sao Thiên Vương

Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã khám ra ra hành tinh này có tất cả 27 vệ tinh. Các vệ tinh này có kích thước còn khá nhỏ, chưa đủ điều kiện để hình thành nên các bầu khí quyển riêng. Phần lớn các vệ tinh này sẽ được đặt theo tên của các nhân vật trong tác phẩm của đại văn hào William Shakespeape và Alexander Pore.

 Những vệ tinh lớn nhất xung quanh hành tinh này là Miranda, Umbriel, Ariel, Titania và Oberon, trong đó, Titania và Oberon là hai vệ tinh đã được William Herschel phát hiện vào năm 1787. Đây cũng là hai vệ tinh được loài người khám phá sớm nhất xung quanh ngôi sao này. Hai vệ tinh này có bán kính vào khoảng 788,9km, nhỏ bằng nửa bán kính Mặt Trăng của chúng ta.

Sao Thiên Vương có tất cả 27 vệ tinh
Sao Thiên Vương có tất cả 27 vệ tinh

 3.2. Lịch sử khám phá sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương, ngoài được khám phá bởi nhà thiên văn William Herschel vào năm 1781, hành tinh còn tiếp tục được cơ quan vũ trụ Nasa khám phá ở các năm tiếp theo. Theo đó, Nasa đã cho phóng tàu vũ trụ Voyager 2 lượt qua sao Thiên Vương Tinh, cách đám mây hành tinh này vào khoảng 81.500km.

Tàu vũ trụ này đã hoàn thành nhiệm vụ của nó khi đã nghiên cứu thành công cấu trúc và thành phần khí quyển bên trong hành tinh này. Đồng thời, tàu vũ trụ còn chụp ảnh, quan sát được 5 vệ tinh lớn xung quanh sao Thiên Vương.

Cũng vào khoảng thời gian này, Voyager 2 đã khám phá thêm 10 vệ tinh mới của hành tinh này. Đây chính là vũ trụ duy nhất bay qua sao Thiên Vương với độ cao thấp như vậy.

Sao Thiên Vương đã được Voyager 2 ghé thăm
Sao Thiên Vương đã được Voyager 2 ghé thăm

Như vậy, vieclam123.vn đã cho chúng ta thấy được sao Thiên Vương là gì. Có thể nói, hành tinh này vẫn còn là một ngôi sao bí ẩn cần được con người khám phá trong những năm tiếp theo.

Hành tinh lùn là gì? Khám phá thú vị về hành tinh lùn

Hành tinh lùn là gì? Hành tinh lùn có đặc điểm như thế nào? Hãy tìm hiểu thông tin về hành tinh lùn thông qua bài viết dưới đây!

Hành tinh lùn là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.