close
cách
cách cách cách cách cách

Giải đáp sao biển ăn gì? Nuôi sao biển đang trở thành thú vui mới

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sao biển là một loài động vật rất thú vị. Chúng được coi là những nhân viên dọn vệ sinh nơi đáy biển. Tuy nhiên, sao biển không chỉ ăn mùn bã và các chất thải, cũng có một số loài sao biển săn mồi và con mồi của chúng là những động vật nhỏ di chuyển chậm chạp. Đã bao giờ bạn thắc mắc sao biển ăn gì chưa? Và chúng ăn như thế nào? Cùng tìm hiểu một số thông tin rất thú vị xoay quanh loài sao biển trong bài viết sau đây nhé!

1. Sao biển ăn gì? Khám phá thói quen ăn uống của loài sao biển

1.1. Tổng quan về loài sao biển

Trước khi đi tìm hiểu sao biển ăn gì, bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về loài vật này.

Sao biển có nhiều loài, trong đó được chia thành 2 lớp chính là Ophiuroidea và Asteroidea. Loài sao biển là động vật nước mặn, và như tên gọi, chúng chỉ có thể được tìm thấy ở các vùng biển. Chúng luôn nằm im dưới đáy biển, thường xuyên không bơi, không nổi hay có bất cứ hành động nào.

Sao biển có mặt ở hầu hết các đại dương trên thế giới
Sao biển có mặt ở hầu hết các đại dương trên thế giới

Tuy “lười biếng” như vậy nhưng sao biển là loài động vật rất phàm ăn. Chúng có thể ăn tảo và các mảnh vụn rơi xuống đáy biển hoặc các polyp san hô. Có một số loại thì lại lấy giun biển, động vật giáp xác nhỏ, ngao biển hoặc những loài động vật nhỏ khác lẩn trốn trong lớp cát ở đáy biển làm thức ăn.

Nhìn chung, chế độ ăn uống của sao biển tùy thuộc vào từng môi trường và từng loài khác nhau. Tuy nhiên, có một thông tin khá thú vị về những kẻ phàm ăn này đó là không bao giờ xuất hiện trường hợp hai loài khác nhau cùng ăn một thứ.

1.2. Giải đáp sao biển ăn gì?

Như đã nói thì chế độ ăn uống của sao biển là khác ở mỗi loài và cũng khác nhau ở những môi trường sống khác nhau. Để biết sao biển ăn gì, chúng ta cần dựa trên chủng loài và môi trường sống của chúng.

Thức ăn của sao biển rất đa dạng
Thức ăn của sao biển rất đa dạng

1.2.1. Sao biển ăn gì ở biển?

Bạn có thể tìm thấy sao biển ở tất cả các đại dương nước mặn bởi vậy mà thức ăn của loài động vật này cũng rất phong phú. Thường thì sao biển sẽ ăn theo thói quen và sự sẵn có của thức ăn trong khu vực mà chúng sinh sống. Chẳng hạn, sao biển sống trong rặng san hô sẽ thường ăn polyp san hô, các mảnh vụn hoặc một số loài động vật thân mềm nhỏ sống ký sinh trên san hô.

Sao biển rất ít khi di chuyển hoặc thậm chí là không hề di chuyển.Vì thế thức ăn ưa thích của chúng là mảnh vụn, tảo, polyp san hô và những loài động vật không có khả năng tự vệ, chẳng hạn như các loài giun biển, bọ biển và một vài loài giáp xác nhỏ.

Hầu hết các loài sao biển đều ưa thích ăn nghêu, sò, trai và một số loài động vật giáp xác khác. Chúng có bộ hàm đủ khỏe và những chiếc răng đủ sắc nhọn. Hơn nữa, loài động vật này có đủ “công cụ” để tách vỏ nghêu, sò, trai… Với cánh tay khá dài các chân ống, sao biển có kỹ năng cạy và tách vỏ chuyên nghiệp.

Sao biển ưa thích các loài động vật thân mềm
Sao biển ưa thích các loài động vật thân mềm

Thậm chí, những con sao biển có kích thước lớn (khoảng 4 – 5 mét) còn ăn cả nhím biển, tôm cua và nhiều loài giáp xác khác sống nơi đáy biển. Tràn dạ dày của loài động vật này có chứa một loại axit cực mạnh có khả năng hòa tan lớp vỏ của những động vật giáp xác nhỏ. Thậm chí chúng còn có khả năng tiêu hóa cả vỏ ốc.

Những loài sao biển không săn mồi thì thức ăn chính của chúng là tảo biển và các sinh vật phù du. Chúng ăn cả xác chết của những loài động khác khi cái xác chìm xuống đáy biển. Có nhiều loài sao biển lại “đam mê” dọn dẹp rong biển chết hoặc chất thải của động vật sống.

1.2.2. Sao biển ăn gì trong bể nuôi?

Để tìm kiếm thức ăn cho sao biển, bạn cần dựa trên chủng loài (Lưu ý rằng một số loài có thói quen ăn uống khá “khó chiều” vì vậy bạn không nên nuôi chúng trong bể).

Nhìn chung thì các loài sao biển nuôi sẽ ăn theo chế độ dinh dưỡng tổng hợp, nghĩa là chúng ăn tạp. Bạn có thể cho chúng ăn ốc nhỏ, nghêu, sò và cả hàu. Ngoài thì các loài giun biển cũng là thức ăn ưa thích của sao biển.

Thú vui nuôi sao biển trong bể
Thú vui nuôi sao biển trong bể

Bạn cũng có thể nuôi thêm một vài khóm tảo trong biển nếu có đủ không gian. Thường thì bạn cần cho sao biển ăn khoảng 2 – 4 lần/ ngày. Lưu ý rằng nếu sao biển không ăn thì hãy lấy thức ăn ra khỏi bể nhé, tránh làm ô nhiễm nước.

Để tiện hơn cho bạn theo dõi, sau đây bài viết sẽ liệt kê ra thức ăn của một số loài sao biển được nuôi phổ biến:

- Sao biển gai: Loài này khá ưa thích san hô mềm, giun và  bọt biển, vì vậy bạn không nên thả san hô vào bể buôi. Bạn cũng có thể cho chúng ăn động vật thân mềm, chẳng hạn như mực, tôm hoặc nghêu xắt nhỏ.

- Sao biển Linckia: Loài này ưa thích ngao nhỏ và thích sống trong các rạn san hô. Ưu điểm của loài này là ăn uống khá “khiêm tốn”, vì thế tần suất cho ăn sẽ thưa hơn.

- Sao biển Sifting: Loài này rất háu ăn. Thức ăn ưa thích của chúng là các loài nhuyễn thể, nhím biển và tôm.

- Sao biển Marble/ Tile: Chúng ăn động vật phù du và vi sinh vật. Bạn nên cho chúng ăn thức ăn băm nhuyễn hoặc tôm nhỏ. Nếu có điều kiện thì hãy bố trí một bãi đá giả trong bể để tạo môi trường sống thích hợp cho chúng.

Cần tìm hiểu kỹ về thói quen ăn uống của loài sao biển mà bạn nuôi
Cần tìm hiểu kỹ về thói quen ăn uống của loài sao biển mà bạn nuôi

2. Một vài lưu ý khi nuôi sao biển trong bể

Nhiều người thích nuôi sao biển trong bể cá cảnh. Những loài động vật này ưa nước mặn, bởi vậy bạn chỉ có thể nuôi một bể chứa toàn sao biển và những động vật nước mặn.

Nhìn chung, nếu bạn muốn nuôi sao biển trong bể thì phải tìm hiểu rất nhiều và xin kinh nghiệm từ những người đi trước, bởi loài động vật này rất khó nuôi. Bạn cũng cần những bể có kích thước lớn, bể quá nhỏ sẽ khiến sao biển dễ bị chết hơn.

Ngoài ra, bạn cần nghiên cứu kỹ về loài sao biển mình sẽ nuôi xem chúng là loài ăn mồi hay loại ăn động vật phù du và tảo. Không nên thả sao biển săn mồi chung với cá nhỏ hoặc động vật giáp xác nhỏ mà bạn đang nuôi nếu bạn không muốn chúng đột nhiên biến mất chỉ sau một đêm.

Khi nuôi sao biển, bạn cần tái tạo lại môi trường sống trong tự nhiên của chúng. Một số loài ưa sống trong những rặng san hô, một số khác lại sống trong bãi đã hoặc bờ cát. Thói quen của sao biển cũng có thể thay đổi. Khi sống trong môi trường tự nhiên, chúng hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm. Tuy nhiên, nếu được nuôi thì chúng sẽ dần dần thích nghi với những bữa ăn vào ban ngày.

Tái tạo môi trường sống tự nhiên của sao biển
Tái tạo môi trường sống tự nhiên của sao biển

Qua bài viết trên đây, bạn đã biết được sao biển ăn gì và một số lưu ý khi nuôi sao biển trong bể. Nhiều người có thú chơi sao biển thay vì chơi cá cảnh, tuy vậy đây là một thú vui khá tốn kém. Hơn nữa, bạn sẽ cần tìm hiểu rất kỹ về loài sao biển mình nuôi và phải dành nhiều thời gian để quan sát, chăm sóc chúng.

Sâm biển là gì?

Sâm biển là gì? Sâm biển có những công dụng nào đối với co người? Khi sơ chế và sử dụng sâm biển có cần lưu ý điều gì không? Tìm hiểu về loài sâm biển trong bài viết sau đây.

Sâm biển là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.