close
cách
cách cách cách cách cách

Sâm biển là gì? Công dụng to lớn của sâm biển với sức khỏe con người

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sâm biển là gì? Một loài vật nhỏ bé tại biển cả nhưng lại có công dụng cực kỳ to lớn và trở thành nguồn cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể. Cùng tìm hiểu về sâm biển, công dụng và cách chế biến sâm biển trong quá trình bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

1. Sâm biển là gì?

Sâm biển là loài động vật có môi trường sống tại biển. Nếu không phải là người sống ở miền biển hay thường xuyên ăn thủy hải sản biển thì chắc có lẽ nhiều người trong số chúng ta cũng không biết đến loài động vật này. Sâm biển là cách gọi thông thường, bên cạnh đó chúng có một số tên gọi khác theo các chuyên ngành, bộ môn khác nhau như:

- Tên gọi khác của sâm biển: Đỉa biển, dưa chuột biển, hải thử, nhân sâm biển cả.

- Tên gọi dược liệu của sâm biển: Hải sâm

- Tên gọi khoa học: Stichopus japonicus Sel

Sâm biển là gì?
Sâm biển là gì?

Về đặc điểm nhận dạng, sâm biển có cấu tạo thân hình theo dạng hình ống, lớp thịt dày bao phủ, bên ngoài có các bướu sần sùi. Khi nhìn vào sâm biển, chúng ta khó có thể phân biệt được đầu đuôi của chúng, duy chỉ có một lỗ nhỏ ở giữa thân, đó chính là miệng của sâm biển. Xung quanh chiếc miệng này là những xúc tua hỗ trợ sâm biển nắm thức ăn và đưa vào miệng. Thức ăn chính của sâm biển là xác của các loài động vật khác nên chúng thường được ví như “lao công của biển cả”. Bên cạnh đó chúng còn ăn các loài phù du, sinh vật tảo…

Do có một cơ thể nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ nước biển nên chúng có khả năng chịu nhiệt kém, vì vậy sâm biển chọn ngủ hè thay vì ngủ đông giống như nhiều loài động vật khác. Với đặc điểm đó nên vào mùa hè, sâm biển thường nằm im dưới đáy biển, hầu như không ăn gì và đồng nghĩa với việc chúng không cần đi tìm kiếm thức ăn. Khi thời tiết chuyển sang mát mẻ hơn, chúng sẽ tỉnh giấc và bắt đầu bơi lội tìm kiếm dinh dưỡng. 

Sâm biển thường sống chui rúc ở các rạn san hô, bãi đá ngầm. Ở nước ta, hải sâm sống chủ yếu ở vùng nước nông, có nhiều cát, tiêu biểu như các vùng biển trên quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Phú Quốc. Còn tại các nước khác, hải sâm cũng xuất hiện nhiều và trở thành dược liệu và thực phẩm với hàm lượng dinh dưỡng cao. Thông thường, những loài hải sâm đen, da nhiều gai nhiều nhớt sẽ có giá trị dinh dưỡng cao hơn những loài không gai.

2. Công dụng của sâm biển

2.1. Giảm nguy cơ mắc ung thư

Theo viện Công nghệ sinh học nghiên cứu, thịt hải sâm có chứa nhiều loại vitamin như B1, B2, B12, C… cùng với hàm lượng testosterone, progesterone cao, có khả năng kiểm soát và ngăn ngừa các tế bào ung thư hiệu quả.

2.2. Tốt cho hệ tim mạch

Tốt cho hệ tim mạch
Tốt cho hệ tim mạch

Thịt sâm biển có chứa rất ít lipid cũng như cholesterol nên chúng được sử dụng để bổ sung dinh dưỡng cho những người rối loạn lipid máu và bệnh lý động mạch vành. Bên cạnh đó, sâm biển cũng chứa nhiều axit amin như lysine, proline và các nguyên tố vi lượng như Cu, Fe, P… hỗ trợ điều trị thiếu máu, tăng khả năng hấp thụ oxy, chống mỏi cơ tim.

2.3. Tăng sức đề kháng cho cơ thể

Hàm lượng glycine và arginine cao trong thịt sâm biển có tác dụng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Trong đó, glycine giúp kích thích sản xuất và giải phóng kháng thể tế bào IL-2 và B, đây là những kháng thể có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các vật thể lạ xâm nhập vào hệ thống trong cơ thể chúng ta. Còn với arginine, hợp chất này sẽ kích hoạt và tăng sinh tế bào T, một loại tế bào bạch cầu có trò trong việc đẩy lùi và tiêu diệt các mầm bệnh và tế bào ung thư.

Bên cạnh đó thì sâm biển cũng chưa nhiều Se, hoạt chất tăng khả năng giải độc, vô hiệu hóa các kim loại nặng như chì hay thủy ngân đã được đưa vào cơ thể thông qua hệ thống tiêu hóa.

3. Các món ăn chế biến từ sâm biển

Dưới đây là một số món ăn cơ bản được chế biến từ sâm biển dễ ăn và dễ nấu

- Cháo sâm biển: Sâm biển sau khi được rửa sạch bằng nước lạnh để giữ độ giòn, thái lát và ướp với gia vị gừng tỏi từ 10 đến 15 phút rồi xào với thịt, rau củ quả cho thấm đều gia vị và ninh với cháo.

Món ăn từ sâm biển
Món ăn từ sâm biển

- Canh sâm biển: Sơ chế sâm biển với nước lạnh rồi thái thành miếng vừa ăn, đem đi xào chung với nấm đông cô, cà rốt, nêm nếm gia vị vừa ăn và chế thêm nước.

- Sâm biển tiềm thuốc bắc: Sau khi sâm biển được rửa sạch, có thể ngâm với nước lạnh để giữ độ giòn. Tiếp theo, chúng ta sẽ khử mùi tanh của sâm biển bằng cách nhúng sâm biển vào nồi nước sôi có thêm vài lát gừng trong tầm khoảng 5 phút. Rồi sau đó hấp cách thủy cùng với thuốc bắc (thuốc bắc đã được đun qua) trong khoảng 1 giờ 30 phút và vớt ra thưởng thức. Bạn nên ăn cả nước và cái để sử dụng được hết các nguồn dưỡng chất của món ăn này.

Tuy nhiên dưới đây chỉ là một số món ăn thông dụng nhất, bên cạnh đó, người ta có thể mua sâm biển về, phơi hoặc sấy khô, tán thành bột hoặc thái lát để bổ sung các chất dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh lý.

4. Cách sơ chế sâm biển

Các cách sơ chế sâm biển
Các cách sơ chế sâm biển

Do đặc tính sống ở biển, giống với nhiều loài động vật khác, cơ thể sâm biển có mùi tanh đặc trưng. Vì vậy, trước khi nấu bất kỳ món gì với sâm biển, chúng ta đều cần phải sơ chế và khử mùi tanh của loài vật này.

Đối với hải sâm tươi, khi mua về, bạn cần rửa sạch chúng bằng việc ngâm sâm biển trong nước muối khoảng 5 - 10 phút và rửa lại bằng nước sạch. Một mẹo nhỏ để thịt sâm biển có thể thơm và ngọt hơn đó là ngâm sâm biển trong rượu trắng thay vì nước muối trong khoảng 7 phút. 

Còn đối với sâm biển đã sấy khô, bạn cần ngâm sâm biển trong nước ấm trước khi chế biến ít nhất là 12 tiếng và nhiều nhất là 15 tiếng để phần thịt của sâm biển sẽ mềm ra và dễ chế biến hơn. Sau đó, bạn tiếp tục thực hiện các bước loại bỏ ruột và rửa nước sạch. Tiếp theo, hãy đun một nồi nước có thêm gừng và chần sâm biển trong nước gừng đó khoảng 30 phút và vớt ra, ngâm vào đá lạnh để sâm biển giảm bớt mùi tanh cũng như được giòn hơn.

5. Lưu ý khi sử dụng sâm biển

 Lưu ý khi sử dụng sâm biển
 Lưu ý khi sử dụng sâm biển

Dù là một dược liệu, một nguyên liệu chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng khi sử dụng sâm biển hoặc kết hợp chúng cùng một số dược liệu khác, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

- Không kết hợp đơn thuốc có chứa cam thảo kết hợp sâm biển do hai vị thuốc này trong quá trình kết hợp sẽ có thể phản ứng với nhau và mang tác dụng ngược.

- Không dùng sâm biển cho những người mắc bệnh viêm đại tràng hay hoạt tinh, béo phì, tiêu chảy.

- Không nên ăn trái cây có chứa acid tamin sau khi dùng sâm biển bởi cách ăn này có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu ngay sau đó, khoảng thời gian hợp lý nhất để ăn trái cây sau khi đã dùng sâm biển là từ 4 tiếng trở lên.

- Không uống trà ngay sau khi dùng sâm biển.

- Không dùng giấm ăn để sơ chế sâm biển bởi giấm có thể làm mất dược tính của sâm biển

- Trước khi kết hợp sâm biển với các bài thuốc, người bệnh nên hỏi ý kiến của các chuyên gia để biết được liều lượng sử dụng phù hợp nhất.

6. Giá sâm biển bao nhiêu?

Giá sâm biển hiện nay là bao nhiêu?
Giá sâm biển hiện nay là bao nhiêu?

Đối với nhiều người, khi nghe đến đây, chắc hẳn sẽ rất tò mò với một loại dược liệu nhiều công dụng như này thì giá của sâm biển sẽ là bao nhiêu? Tùy vào từng chủng loại và nơi cung cấp mà giá của sâm biển có thể chênh lệch một chút. Tuy nhiên trên mặt bằng chung của thị trường, giá sâm biển có thể là:

- Sâm biển cát: 700.000 đồng/kg

- Sâm biển dừa: 500.00 đồng/kg

- Sâm biển đen: 550.000 đồng/kg

- Sâm biển ngậm vàng: 700.000/kg

Với nhiều công dụng và thành phần dinh dưỡng như vậy thì mức giá trên đây cũng không khiến nhiều người ngạc nhiên. Tuy nhiên cần phải biết lựa chọn các địa điểm uy tín để mua sâm biển vì với nhiều người, có thể họ sẽ bị chiêu trò dắt mũi của một số người bán không có tâm do thiếu hiểu biết về loài vật này.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến sâm biển là gì cũng như công dụng đa dạng của nó trong vai trò bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị các bệnh lý. Để có thể tận dụng tối đa công dụng của dược liệu này, bạn nên tìm hiểu thật kỹ và xin lời khuyên của các chuyên gia trước khi quyết định mua và sử dụng sâm biển.

Rau sam và những công dụng của nó

Một loại rau có thể tìm thấy ở bất cứ khu vườn nào, chúng cũng rất dễ trồng và chăm sóc nhưng ít ai biết được rau sam có công dụng tuyệt vời như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ với bạn những công dụng tuyệt vời của rau sam.

Rau sam là rau gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.

Kỹ năng xử lý tình huống
Bỏ túi cách phát triển kỹ năng xử lý tình huống trong đời sống
Kỹ năng xử lý tình huống là nghệ thuật giải quyết khó khăn, đối mặt với thách thức, giúp bạn tự tin đưa ra quyết định thông minh và tạo ra những giải pháp sáng tạo. Cùng khám phá cách phát triển tư duy xử lý tình huống trong bài viết dưới đây.

lương thực tập tại Big4
Tìm hiểu về mức lương thực tập tại Big4 ngành Kế toán - Kiểm toán
Big4 là thuật ngữ quen thuộc với những bạn trẻ đam mê ngành Kế toán và Kiểm toán cả ở Việt Nam và trên thế giới. Nhiều người thắc mắc mức lương thực tập tại Big4 có thực sự "khủng" như lời đồn? Câu trả lời đang chờ bạn khám phá trong bài viết này.