Tiện ích
Cẩm nang
Răng số 7 là chiếc răng có vai trò đặc biệt đối với con người bởi nó đóng vai trò khá lớn trong việc nhai thức ăn và nếu mất đi chiếc răng này thì thực sự khả năng đó sẽ bị suy giảm. Vậy thực tế răng số 7 là răng gì và cần có chế độ chăm sóc như thế nào? Cùng tìm kiếm thông tin nhanh nhất tại bài viết này nhé.
Răng số 7 là một chiếc răng có chức năng vô cùng quan trọng, nó mọc giữa hai răng số 6 và số 8. Và chiếc răng này còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau là răng cối lớn, răng hàm lớn, răng cấm…
Theo sơ đồ răng của mỗi người hì răng số 7 mọc giữa 2 răng 6 và 8 và thực hiện hai chức năng chủ yếu là nhai và nghiền thức ăn. Đối với một số người khi răng số 8 chưa mọc lên thì răng số 7 sẽ luôn là chiếc răng cuối cùng trên cung hàm.
- Răng số 7 là chiếc răng mọc sâu trong cùng và trên cung hàm có 4 chiếc răng số 7 là 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới, sẽ phối hợp cùng với răng số 6 để đóng vai trò như một chiếc máy nghiền thức ăn.
- Khác với những chiếc răng còn lại trong cung xương răng thì răng số 7 là chiếc răng sẽ chỉ mọc 1 lần duy nhất, không thể mọc lại nếu nhot ffi, và không trải qua quá trình thay răng sữa do đó mà cần có sự bảo vệ thật kỹ càng, sạch sẽ với chiếc răng này. Răng số 7 thường bắt đầu phát triển ở độ tuổi 12- 13 tuổi.
- Răng số 7 được đánh giá là loại răng có kích thước lớn và cấu tạo rất phúc tạp, chính vì vậy mà rất khó để có thể thay thế bằng loại răng khác. Nếu như răng số 7 ở hàm trên là răng có 3 chân thì 2 chiếc răng ở hàm dưới sẽ chỉ có duy nhất 2 chân và trong nhiểu trường hợp, chiếc răng cối lớn này sẽ có cấu tạo phức tạp hơn là 4 chân và có chân răng sâu hơn bình thường dẫn tới việc điều trị chiếc chiếc răng này trở lên vô cùng khó khăn.
Bởi vậy để răng luôn chắc khỏe và là những chiếc răng thật thì hãy có sự vệ sinh răng miệng một cách sạch sẽ và tới nha khoa kiểm tra ngay nếu có những bất đề bất thường về răng?
Ban đầu theo như đã nói ở trên thì răng số 7 có vai trò vô cùng đặc biệt trên cung hàm, tuy nhiên khi đã không thể thực hiện thêm bất kì biện pháp hiệu quả nào để bảo tồn chiếc răng này thì không nên giữ lại. Và các trường hợp khiến bạn phải nhổ răng:
- Khi răng đã bị sâu quá nặng, các vi khuẩn sâu răng đã phá hủy gần như toàn bộ răng, khiến cho cấu trúc răng dường như bọ phá hủy hoàn toàn hay làm chết tủy bên trong.
- Răng bị mẻ, sứt, vỡ hay gãy mà chỉ còn lại chân răng thì bắt buộc phải nhổ.
- Răng bị sâu quá nặng khiến cho nha sĩ khô không thể sử dụng các liệu pháp như trám răng hay lấy tủy thì chỉ còn cách là nhổ chiếc răng này đi để tránh việc lây lan vi khuẩn.
- Răng bị viêm tủy mặc dù đã chữa nhưng tình trạng viêm vẫn diễn ra nặng hơn.
- Răng có hiện tượng lung lay do viêm nha chu nghiêm trọng và không không thể thực hiện điều trị thêm ngoài việc nhổ bỏ.
Tuy nhiên, răng là vấn đề khá quan trọng bởi nó có liên quan trực tiếp đến hệ thần kinh của con người nên hãy chọn lựa chọn những địa điểm nha khoa uy tín để đến kiểm tra và đưa ra phương án giải quyết tốt nhất dành nhằm đảm bảo về mặt an toàn sức khỏe và đặc biệt là không ra việc lây lan vi khuẩn tới các vị trí khác.
Với tên gọi khác là răng cấm thì chắc có lẽ việc nhổ đi chiếc răng số là điều không nên làm nếu như nó không có hiện tượng bị sâu hay tổn thương. Việc mất đi răng số 7 sẽ làm giảm đi chức năng của toàn bộ cơ quan cung hàm đồng thời cũng làm cho thẩm mỹ khuôn mặt trở lên thay đổi.
- Mất răng số 7, tức là việc nhai và nghiền thức ăn sẽ được tập trung toàn bộ vào chiếc răng số 6, điều này sẽ làm chi chức năng của hàm bị yếu đi, thức ăn bổ sung vào dạ dày cũng ít theo và rất dễ dẫn tới các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa của con người.
- Chiếc răng số 7 tạo nên sự đầy đặn cho khuôn mặt cho nên việc mất đi chiếc răng này sẽ khiến chiến cho hai bên gò má hóp lại, da mặt thì chảy xệ đồng thời bắt đầu xuất hiện nhiều hơn các nếp nhăn xung quanh da mặt.
- Việc mất đi chiếc răng số 7 sẽ là điều kiện để cho các vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn bởi ở đó sẽ tạo ra một khoảng trống- nơi mà có rất nhiều các mảng bám từ thức ăn không được vệ sinh sạch sẽ, làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ra ảnh hưởng tới cả những chiếc răng khác.
- Gây ra sự mất cân bằng giữa các răng, vì có khoảng trống nên các răng sẽ rất dễ bị xô lệch khi cắn và tạo ra sự khó chịu trong việc ăn uống thường ngày.
Vậy mất răng số 7 có nên trồng lại hay không và nên lựa chọn như thế nào?
Là một chiếc răng hàm cối, đảm nhận nhiệm vụ nghiền và nhai thức ăn một cách ổn định cho nên việc trồng lại răng hàm số 7 sau khi đã nhổ đi là điều nên làm.
Việc trồng lại răng hàm số 7 sẽ khắc phục được tối đa những hậu quả mà trước đó khi người không có chiếc răng này phải chịu đựng. Đồng thời sẽ hạn chế được tối kha những khả năng về việc nhiễm khuẩn cho khoang miệng.
Và hiện nay một trong số những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất cho việc trồng răng số 7 là Implant bởi đây là biện pháp đem lại hiệu quả lâu bền cao. Hơn nữa đây cũng được coi là phương pháp phục hình răng hoàn hảo mà được rất nhiều người lựa chọn.
Implant là việc thực hiện cấy vào xương hàm tại vị trí chân răng cũ một chiếc răng nhân tạo sau đó là trồng lên chân răng đó một chiếc răng sứ. Việc cấy như vậy sẽ khiến cho chiếc răng được ổn định và chắc chắn giống như răng thật ban đầu của con người. Đồng thời đây cũng được nhận định là phương pháp an toàn và tạo ra được tuổi thọ lâu nhất cho răng. Tuy nhiên cũng chính vì những giá trị tuyệt vời đó mà chi phí cho một chiếc răng sứ rất đắt đỏ và phải thực sự có điều kiện mới có thể sử dụng phương pháp này.
Răng số 7 thực sự là một chiếc răng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi người bởi nó gần như đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động nhai thức ăn trong khoang miệng. Đó đó mà luôn cần sự vệ sinh sạch sẽ, sự bảo vệ kỹ càng tới chiếc răng này cũng như toàn bộ răng trong cung xương hàm để luôn có một bộ răng chắc khỏe.
Từ những thông tin trên đây, vieclam123.vn mong rằng bạn đã có những hiểu biết kỹ hơn về răng số 7 là răng gì và đặc biệt là nhớ được hậu quả của việc mất đi chiếc răng số 7 để nhắc nhở bản thân luôn có một chế độ vệ sinh tốt cho bản thân.
Hiện nay việc sâu răng đang xảy ra ở hầu hết các trẻ nhỏ, vậy nguyên nhân sâu răng là gì và sẽ có những giải pháp nào hiệu quả để ngăn chặn hoặc làm giảm thiểu tối đa vấn đề này. Cùng tìm hiểu bài viết để biết rõ hơn nhé.
Chia sẻ