close
cách
cách cách cách cách cách

Ra mồ hôi nhiều có tốt không? Phương pháp điều trị ra mồ hôi nhiều

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thông thường, khi ở trong điều kiện nóng bức hoặc vận động nhiều thì cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi để điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, đây là hiểu biết chưa đầy đủ về chức năng của mồ hôi. Cơ chế tiết mồ hôi còn là một cách thải độc tố bên trong cơ thể. Vậy ra mồ hôi nhiều có tốt không? Làm thế nào để hạn chế ra mồ hôi nhiều? Tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. Giải đáp: Ra mồ hôi nhiều có tốt không?

Cơ thể tiết ra mồ hôi nhằm cân bằng nhiệt độ và thải độc tố ra bên ngoài. Đây là trạng thái sinh lý rất bình thường. Tuy vậy, nếu cơ thể bạn tiết ra quá nhiều mồ hôi thì đó là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn trong cơ thể. Hay nói cách khác, đó là dấu hiệu của bệnh lý.

Ra mồ hôi nhiều là dấu hiệu của bệnh lý
Ra mồ hôi nhiều là dấu hiệu của bệnh lý

Ra mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau đây:

- Rối loạn thần kinh thực vật dẫn đến hội chứng tăng cường tiết mồ hôi. Đây là căn bệnh có tính di truyền. Đầu, mặt, nách, lòng bàn tay, bàn chân… là những vị trí thường tiết nhiều mồ hôi nhất. Bạn càng căng thẳng thì mồ hôi tiết ra càng nhiều.

- Nhiễm trùng: thường là nhiễm trùng lao, cũng sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Người mắc bệnh lao thường ra nhiều mồ hôi vào chiều tối hoặc nửa đêm. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ biểu hiện ra một số triệu chứng khác như ho kéo dài, sụt cân, sốt cao, ớn lạnh…

- Cường giáp: Nguyên nhân ra mồ hôi nhiều có thể là do hoạt động quá mạnh của hormon tuyến giáp dẫn đến các tuyến mồ hôi nhận vào sự kích thích. Rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh cường giáp. Nếu vừa ra mồ hôi nhiều vừa đi kèm với chứng mất ngủ, dễ lo lắng và hồi hộp, tim đập nhanh… thì bạn nên đi khám để phát hiện sớm bệnh cường giáp và điều trị kịp thời.

Cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm
Cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm

- Hạ đường huyết: Nếu lượng đường trong máu thấp thù hệ thần kinh giao cảm sẽ nhận được kích thích và hormone adrenaline sẽ tăng cường bài tiết, hệ quả là khiến cho tim đập nhanh hơn và mồ hôi được bài tiết ra nhiều hơn.

Ngoài ra, ở nhiều người còn xuất hiện triệu chứng chóng mặt, ngất xỉu vì đường huyết đột ngột hạ xuống quá mức cho phép. Cách khắc phục tạm thời đó là thường xuyên mang theo bánh và kẹo ngọt để bổ sung thêm đường cho cơ thể mỗi khi có dấu hiệu bị hạ đường huyết.

- Dấu hiệu ung thư: Có thể bạn chưa biết, nếu ban đêm cơ thể bạn tiết ra nhiều mồ hôi thì nhiều khả năng đó chính là dấu hiệu báo hiệu căn bệnh ung thư. Ung thư máu, u tế bài crom, u tế bào lympho, ung thư bạch cầu… khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, dễ sốt cao, sưng hạch và ra nhiều mồ hôi.

- Rối loạn nội tiết: Bệnh này xuất hiện ở cả nam và nữ. Rối loạn nội tiết khiến lượng hormone testosterone và estrogen bị thiếu hụt, dẫn đến hệ quả là các thông tin truyền đến não bộ bị sai lệch. Khi đó, não có thể nhận được thông tin sai lệch rằng cơ thể đang bị nóng, vì vậy sẽ chỉ đạo hoạt động tiết ra mồ hôi để căn bằng nhiệt độ.

Ra mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu của rối loạn nội tiết
Ra mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu của rối loạn nội tiết

- Bệnh đái tháo đường: Những người đang sống chung với bệnh đái tháo đường thường xuyên ra nhiều mồ hôi. Bệnh này khiến cho quá trình chuyển hóa đường huyết bị rối loạn, từ đó gây biến chứng lên hệ thần kinh và khiến cho hoạt động của hệ thần kinh giao cảm bị rối loạn theo. Hệ thần kinh giao cảm không ổn định khiến tuyến mồ hôi cũng bị rối loạn, thường xuyên tiết ra mồ hôi.

2. Điều trị ra mồ hôi nhiều như thế nào?

Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu ra mồ hôi nhiều có tốt không và biết được rằng ra mồ hôi nhiều có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì thế, khi cơ thể ra mồ hôi nhiều không thể kiểm soát được thì bạn nên đến cơ sở ý tế để được thăm khám và điều trị. Có nhiều phương pháp điều trị ra mồ hôi nhiều phụ thuộc vào nguyên nhân. Cần xác định đúng nguyên nhân để có phương pháp điều trị bệnh thích hợp.

2.1. Phương pháp điều trị nội khoa

Chứng tiết mồ hôi nhiều có thể được điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi ngoài da.

Điều trị ra mồ hôi nhiều bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da
Điều trị ra mồ hôi nhiều bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da

Thuốc bôi ngoài da là cách đơn giản nhất nhằm điều trị chứng ra mồ hôi nhiều. Thông thường, những loại thuốc này đều có tác dụng làm se khít lỗ chân lông, do đó có thể hạn chế tiết mồ hôi. Trong thành phần của thuốc bôi da có chứa muối nhôm clorua đảm nhiệm vai trò này.

Tuy vậy, thuốc bôi ngoài da không có tác dụng mạnh như thuốc uống bởi dược tính và thời gian tác dụng hạn chế. Bạn cần sử dụng hàng ngày để bôi lên những vùng ra nhiều mồ hôi như nách, lòng bàn tay hoặc bàn chân.

Thuốc uống kháng cholinergic (chẳng hạn như propantheline, oxybutynin hoặc glycopyrrolate…) có tác động ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, nhờ đó mà giảm được tình trạng tiết mồ hôi nhiều.

Tuy nhiên thì các loại thuốc kháng cholinergic cũng có tác dụng phụ, có thể kể đến như làm mờ mắt, khô miệng, táo bón, bí tiểu, nhịp tim không đều… Vì thế nên bạn phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

2.2. Phương pháp điện di ion

Nếu bệnh nhân ra mồ hôi nhiều ở tay và chân thì các bác sĩ sẽ ưu tiên áp dụng phương pháp điện di ion. Bệnh nhân sẽ ngâm tay hoặc chân vào trong dung dịch điện ly trong khoảng 20 – 30 phút. Trong thời gian đó, người ta sẽ cho một dòng điện có cường độ thấp, khoảng 10 miliampe, chạy qua dung dịch đó.

Phương pháp điện di ion điều trị ra mồ hôi nhiều hiệu quả và an toàn
Phương pháp điện di ion điều trị ra mồ hôi nhiều hiệu quả và an toàn

Trong tháng đầu tiên, bạn sẽ được thực hiện điện di ion tối thiểu là 3 lần mỗi tuần. Tần suất thực hiện điện di ion giảm xuống 2 – 4 lần/ tháng vào các tháng tiếp theo.

Đây là phương pháp điều trị ra mồ hôi nhiều hiệu quả và an toàn. Trong 6 tháng, hiện tượng tiết mồ hôi nhiều được giảm thiểu đi đáng kể. Tuy vậy, nhiều trường hợp không thể điều trị dứt điểm và từ tháng thứ 7 trở đi hiện tượng ra mồ hôi nhiều vẫn có thể sẽ tái phát. Ngoài ra, những người đang sử dụng máy trợ tim, người có tiền sử bệnh động kinh, phụ nữ mang thai sẽ không được sử dụng phương pháp này.

2.3. Phương pháp tiêm botox

Đây là phương pháp điều trị chứng ra mồ hôi nhiều khá hiệu quả và được áp dụng phổ biến. Các mũi tiêm botulinum có tác dụng giảm sự kích thích lên tuyến mồ hôi thông qua sự ức chế quá trình giải phóng ra các chất dẫn truyền thần kinh. Tuy vậy, phương pháp tiêm botox cũng có tác dụng phụ đó là gây tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn, dị ứng da, bí tiểu, suy giảm thị lực…

Phương pháp tiêm botox có một số tác dụng phụ
Phương pháp tiêm botox có một số tác dụng phụ

2.4. Phương pháp phẫu thuật

Nếu như những phương pháp trên không có hiệu quả thì bệnh nhân sẽ được gợi ý làm phẫu thuật để cắt bỏ đi đốt hạch giao cảm ở ngực. Phương pháp này giúp cơ thể không tiết ra mồ hôi ở nách và tay chân, tuy vậy kèm theo đó là biến chứng mồ hôi sẽ tiết ra ở các bộ phận khác trên cơ thể. Bên cạnh đó, phương pháp cắt đốt hạch giao cảm có thể khiến bệnh nhân bị dị ứng thuốc gây mê, sụp mí mắt…

Trên đây, bài viết đã lý giải ra mồ hôi nhiều có tốt không và một số phương pháp chữa ra mồ hôi nhiều. Tiết mồ hôi là tình trạng sinh lý bình thường, tuy nhiên nếu mồ hôi tiết ra quá nhiều thì lại là biểu hiện của một số bệnh lý. Bạn nên thăm khác bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Mồ hôi dầu là gì?

Mồ hôi dầu là gì? Đâu là nguyên nhân gây ra mồ hôi dầu? Tham khảo bài viết sau đây để tim hiểu thêm về các cách khắc phục và chữa trị chứng mồ hôi dầu hiệu quả.

Mồ hôi dầu là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.