Tiện ích
Cẩm nang
Trong một tổ chức doanh nghiệp, các nhà quản trị luôn đưa ra các quyết định nhằm giúp cho doanh nghiệp phát triển một cách tốt nhất. Để có thể làm được điều đó, họ luôn cần đưa quy trình ra quyết định quản trị. Vậy những bước đó như thế nào? Hãy tìm hiểu ở bài viết sau!
MỤC LỤC
Để có thể hiểu được các bước mà một nhà quản trị cần đưa ra trong một tổ chức doanh nghiệp, trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là quyết định quản trị.
Quyết định quản trị là những sản phẩm quan trọng nhất của việc quản trị, đồng thời nó cũng là một sản phẩm sáng tạo của các nhà quản trị để từ đó đưa các quyết định đúng đắn cho các hoạt động của doanh nghiệp. Các quyết định quản trị được đưa ra dựa trên việc phân tích các thông tin, vấn đề của doanh nghiệp và những vấn đề đã thực sự hoàn chỉnh dựa trên các quy luật khách quan của cuộc sống.
Từ đó, ta có thể thấy các quyết định quản trị luôn tập trung trực tiếp vào hoạt động, sự phát triển của một doanh nghiệp. Không những thế, các quyết định quản trị này được đưa ra bởi các nhà quản trị, những người đứng đầu của một tổ chức doanh nghiệp và các quyết định này được đưa ra sau khi đã phân tích các thông tin, các cơ sở tính toán, các điều kiện, đặc điểm các tình huống của một tổ chức doanh nghiệp.
Các quyết định này được được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo. Do vậy, chúng ta vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp tới quá trình diễn ra của tổ chức doanh nghiệp.
Khi có một tình huống, một vấn đề cụ thể xảy ra, các quyết định quản trị sẽ là một sản phẩm chủ yếu, những điều kiện vật chất, nguồn lực, con người sẽ luôn xoay quanh các quyết định quản trị này. Từ vai trò vô cùng quan trọng đó, các quyết định quản trị có thể tác động tới sự phát triển, thậm chí liên quan mật thiết tới sự sống còn của một tổ chức doanh nghiệp.
Các quyết định quản trị này cần đưa ra trực tiếp bởi trí óc của con người, cụ thể ở đây chính là các nhà lãnh đạo. Không có một máy móc hiện đại, tiền bạc có thể làm thay thế được các quyết định quản trị này của doanh nghiệp.
Trong các khâu hoạt động của một hệ thống tổ chức, các quyết định quản trị này luôn có sự mâu thuẫn, tác động qua lại lẫn nhau. Do vậy, khi đưa các quyết định, nhà quản trị cần chú ý đưa ra các quyết định một cách thận trọng để không này sinh nhiều vấn đề tiếp theo.
Dưới tác động vô cùng to lớn của các quyết định quản trị, các nhà lãnh đạo luôn thận trọng đưa ra các quyết định một cách chính xác nhất. Do vậy, họ đã tính toán và sáng tạo ra quy trình ra quyết định quản trị một cụ thể. Quy trình ra quyết định đó sẽ được thực hiện lần lượt các bước sau:
Để có thể đưa ra một quyết định hiệu quả, việc đầu tiên chúng ta cần làm chính là xác định một cách rõ nét các vấn đề thực sự đang diễn ra. Bước đầu tiên là cực kỳ cần chú ý. Khi xác định sai các vấn đề, nguyên nhân thực sự xảy ra vấn đề đó, điều này sẽ dẫn việc làm sai ở các hành động tiếp theo.
Khi một doanh nghiệp đang trong quá trình phát triển hay dưới sự tác động của các quy luật xã hội, các khâu hoạt động của một tổ chức doanh nghiệp sẽ luôn tồn động rất nhiều vấn đề. Do vậy, nhà lãnh đạo luôn cần đưa ra các quyết định để cải thiện tình hình đó.
Họ sẽ luôn phải đặt ra các câu hỏi như vấn đề thực sự đang diễn ra ở đâu? Tại sao các sản phẩm hàng hóa dù rất chất lượng nhưng vẫn không bán chạy, cách thức kinh doanh hiện tại đã thực sự phù hợp chưa,… Nhà lãnh đạo cần đưa ra rất nhiều câu hỏi để có thể giải quyết vấn đề còn tồn động của doanh nghiệp.Để làm được điều này, các nhà lãnh đạo cần tìm ra đúng nguyên nhân và đưa phương án một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Trong những vấn đề đơn giản, các nhà quản trị có thể đưa ra một cách nhanh chóng. Nhưng khi gặp một vấn đề phức tạp, họ sẽ cần phải đề ra mục tiêu cần đạt của các quyết định, phân tích thông tin để làm rõ các mục tiêu,…
Sau khi nhà quản trị đã tìm ra được nguyên nhân, hình dung chính xác vấn đề đang diễn ra của doanh nghiệp, bước tiếp theo các nhà quản trị cần làm chính là xác định các mục tiêu cần đạt được. Điều này rất quan trong, bởi vì điều này sẽ giúp các nhà quản trị biết mình cần đạt cái gì và làm sao để đạt được điều đó.
Khi chúng ta nghiên cứu một vấn đề mới, chúng ta cần tìm nguyên nhân để đưa ra quyết định, quá trình giải quyết các vấn đề này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả ra quyết định. Tất cả kết quả xấu hay tốt đều phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta đã xác định ban đầu. Do vậy, ở bước này, chúng ta cần tìm xác định đúng mục tiêu và tìm ra các phương án để dần đưa tới mục tiêu đó.
Trước khi có thể đạt được mục tiêu của các quyết định, người quản trị xác định chính xác các điều kiện cần có cho việc đưa ra các quyết định. Tuy vào mức độ quan trọng của các điều kiện, chúng ta sẽ cần xác định mức độ ưu tiên của các quyết định và những yêu cầu cần đạt của các quyết định đó.
Để có thể giải quyết chính xác một vấn đề, các điều kiện để tạo thành nên nó là cực kỳ quan trọng. Các điều kiện ở đây chính là các thông tin, nguồn lực nội tại, những điều kiện còn thiếu của một doanh nghiệp. Các thông tin, điều kiện này phụ thuộc vào độ phức tạp của từng nội dung cần phải giải quyết, đồng thời cũng phụ thuộc vào độ thành thạo, khả năng giải quyết của những người đưa ra quyết định.
Khi những điều kiện này còn thiếu, các nhà quản trị cần đưa ra các biện pháp khắc phục để có thể bổ sung một cách nhanh chóng. Nếu trong trường hợp xấu, gặp những vấn đề cấp bách, nhà quản trị cần trực tiếp tìm hiểu tình hình tại chỗ.
Dù sao, ở trong bất kỳ trường hợp nào, sự đầy đủ và chính xác của các điều kiện và thông tin là cực kỳ quan trọng. Điều này sẽ tạo nên thành công của các quyết định.
Để có thể làm được ở bước này, chúng ta cần dựa vào chính các kinh nghiệm từng xảy ra trong quá khứ để từ đó để có thể xây dựng các phương án một cách chính xác, đồng thời cũng xem xét kỹ lưỡng các phương án cần lựa chọn.
Sau khi các phương án đã được đưa ra, nhà quản trị cần đánh giá, chọn lựa các phương án một cách chính xác nhất. Đôi khi, các nhà quản trị sẽ không dùng lý trí mà dùng chính trực giác của bản thân để đưa ra quyết định.
Các nhà quản trị chỉ nên lựa chọn những phương án thiệt thực nhất. Các phương án càng nhiều, càng khó đưa ra phân tích và những phán đoán một cách chính xác.
Để tạo nên tính chính xác của các quyết định, các nhà quản trị cần phải có đủ cơ sở khách quan và tính hợp lý, để từ đó có thể mang lại lợi ích tối đa cho một doanh nghiệp.
Như vậy, để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, người quản trị cần đưa ra các phương án một cách rõ ràng và chính xác, giúp đem lại kết quả tối ưu cho mục tiêu của doanh nghiệp.
Sau khi có được những phương án cụ thể, người quan trị sẽ đưa ra các quyết định chính thức của vấn đề cần giải quyết. Thông thường, các quyết định này sẽ được hình thành dưới dạng các văn bản cụ thể. Các văn bản này cần nêu lên được dự tính sẽ làm cái gì, những ai phải làm, làm cái gì và làm ở đâu,…Từ đó, những người thực hiện hay tổ chức thực hiện sẽ hình dung rõ mình làm cái gì, làm ra sao, làm như thế nào.
Đây chính là cơ sở để tổ chức một doanh nghiệp thực hiện các quyết định quản trị.
Một văn bản quyết định được đưa ra cần được phổ biến, minh bạch, giải thích ý nghĩa và tầm qua trọng của các quyết định quản trị. Để từ đó, người thực hiện có thể dễ dàng xây dựng được kế hoạch và xác định những kết quả cần đạt được.
Khi thực hiện các quyết định, người thực hiện cần phải chú ý rõ các giới hạn hiệu lực của các quyết định, đồng thời cần thực hiện đúng trong giới hạn quyết định đó. Việc tổ chức thực hiện cần phải rõ ràng, cụ thể và tập trung đầy đủ các lực lượng, điều kiện cần thiết để thực hiện quyết định đó.
Để thực hiện được bước này, đầu tiên chúng ta cần chú ý việc kiểm tra thực hiện. Trong quá trình kiểm tra, chúng ta cần chú ý tới hành vi của con người, luôn luôn động viên, nâng cao trách nhiệm để người thực hiện có tinh thần một cách tốt nhất. Đồng thời, nhà quản trị luôn cần phải thúc đẩy kịp thời để tránh sự trì trệ của người thực hiện trong công việc.
Không những vậy, ở bước này, chúng ta cần chú ý sự điều chỉnh quyết định quản trị. Trong suốt quá trình thực hiện, dưới tác động của các quy luật, các nguyên nhân xảy ra đột ngột thường xuyên xảy ra, do đó nhà quản trị cần phải có các phương sách để nhanh chóng thay đổi kịp thời. Không những thế, nhà quản trị cũng cần chú ý phải luôn luộn điều chỉnh quyết định một cách quyết đoán, không nên do dự trong tình huống, điều này sẽ gây chậm trễ trong quá trình thực hiện.
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ toàn bộ những thông tin hữu ích của quyết định quản trị. Điều này sẽ giúp các bạn hiểu được chính xác quy trình ra quyết định quản trị và áp dụng vào chính doanh nghiệp của mình trong tương lai. Vieclam123.vn sẽ tiếp tục đồng hành và chia sẻ trong các bài viết tiếp theo.
Báo cáo kế toán quản trị đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hành một doanh nghiệp. Vậy báo cáo kế toán quản trị là gì mà trở nên quan trọng đến như thế. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết sau!
MỤC LỤC
Chia sẻ