Tiện ích
Cẩm nang
Dưới sự lan rộng và ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn cầu, máy chủ trở thành yếu tố đầu não không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp. Người ta càng đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ quản trị Server để giúp toàn bộ hệ thống được vận hành tốt nhất. Đồng thời công tác quản trị này cũng được cơ cấu trở thành một nghề, đó là cách tốt nhất giúp cho server luôn được đảm bảo ở trạng thái hoạt động ổn định, trơn tru. Cùng vieclam123.vn tìm hiểu rõ quản trị server là gì để có thể định hướng rõ ràng hơn con đường phát triển của mình với nghề nghiệp này nhé.
Với sự phổ biến và thể hiện rõ vai trò quan trọng, dường như chúng ta ai cũng đều hiểu rõ server là gì. Điều đáng nói hơn cả việc nắm rõ bản chất vấn đề đó chính là biết để hành động. Liên quan đến server, vấn đề quản trị được đặt nặng hơn cả. Đây là việc lên kế hoạch cho quá trình vận hành toàn hệ thống máy chủ để đảm bảo hệ thống có thể hoạt động thực sự hiệu quả.
Ngoài ra, đi cùng với hoạt động quản trị server còn có các nhiệm vụ không thể tách rời. Đó là việc kiểm tra các lỗi có nguy cơ xảy ra vì trong quá trình hoạt động, server có thể bị gặp trục trặc là điều hết sức bình thường.
Trước khi nêu rõ vì sao quản trị server lại quan trọng và sự quan trọng đó thể hiện như thế nào thì bạn nên tin vào lời khẳng định này của chúng tôi: Quản trị server là công việc, vị trí vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, mọi loại hình hoạt động.
Chức năng, nhiệm vụ, sự hoạt động của server chính là lý do để bạn hiểu rõ giá trị quan trọng của hoạt động quản trị server. Server vốn là không gian rộng lớn để lưu trữ toàn bộ mọi dữ liệu, thông tin, các cài đặt để quản lý máy trạm hay cả bộ data khách hàng. Mặc dù có không gian lưu trữ rất rộng lớn nhưng nó không phải là vô hạn. Điều này cũng đồng nghĩa rằng khi nguồn tài nguyên cần lưu trữ của doanh nghiệp càng lớn thì không gian lưu trữ của server sẽ càng bị hạn chế.
Mọi thứ sẽ trở nên rối ren và dễ khiến máy chủ mắc lỗi nếu không được quản lý chặt chẽ. Từ đó, các hoạt động vốn có dữ liệu được lưu trữ trong server sẽ gặp phải trục trặc. Vậy nên tập trung đẩy mạnh hoạt động quản trị server sao cho bài bản để hạn chế lỗi xảy ra, đảm bảo quá trình vận hành của server trơn tru, giúp doanh nghiệp giữ uy tín và sự chuyên nghiệp luôn là vấn đề cấp thiết.
Nói rằng những nhà quản trị server đều làm công việc hoàn toàn giống nhau là không phải vì nhiệm vụ cụ thể của họ phụ thuộc vào mô hình máy chủ được sử dụng trong doanh nghiệp. Mô hình khác nhau thì bảng phân công nhiệm vụ của các quản trị server sẽ khác nhau. Đồng thời, tính đặc thù của nhiệm vụ này cũng được hình thành dựa vào môi trường làm việc ở từng đơn vị. Tuy vậy có một sự thật chúng ta không thể thay đổi được đó là bản chất nghề nghiệp.
Sẽ có những thay đổi nhưng chắc chắn phải dựa vào giá trị gốc. Với quản trị server cũng vậy, giá trị gốc mà chúng ta cần nắm chắc đó chính là các nhiệm vụ chính mà dù ở môi trường nào, hệ thống máy chủ ra sao tại các doanh nghiệp thì các nhà quản trị cũng sẽ phải đảm đương nhiệm vụ đó.
Nhận diện nhiệm vụ chính của người quản trị server rất dễ, không cần phải nói xa xôi, đó chính là nắm bắt toàn bộ hệ thống máy chủ, bao gồm tất cả các trạm làm việc phục vụ cho doanh nghiệp. Trách nhiệm này cần được đảm bảo thực hiện một cách tốt nhất dù bạn làm ở bất cứ doanh nghiệp nào.
Trong quản lý hệ thống máy chủ cũng sẽ được phân chia rõ ràng mức độ ưu tiên của các đầu việc. Và đây là những công việc mà bất cứ người quản trị hệ thống máy chủ nào cũng sẽ ưu tiên thực hiện: thường xuyên cài đặt lại các chương trình để tránh lỗi, theo dõi tính bảo mật cho hệ thống, cập nhật phiên bản mới nhất, add người dùng mới.
Để có thể thực hiện được công việc của một nhà quản trị server thì bạn cần phải có một vài kỹ năng cơ sở. Trước tiên cần phải có khả năng thay hoặc thêm phần cứng mới vào trong máy chủ, trong các trạm làm việc hay thậm chí là thông thạo việc này đối với cả các thiết bị mạng nói chung. Đồng thời với đó, nhà quản trị cũng được nghề đòi hỏi phải biết sửa chữa mọi sự cố kỹ thuật và linh hoạt, nhanh nhẹn khắc phục kịp thời. Lý do là bởi máy chủ được coi là cơ quan đầu não giúp cho toàn bộ doanh nghiệp vận hành vì thế không được phép có lỗi xảy ra mà không khắc phục được hoặc thời gian khắc phục quá lâu.
Nhà quản trị server thường làm việc trong các doanh nghiệp quy mô lớn với nguồn tài nguyên là những trang web có lượng truy cập cao. Với đặc trưng không được phép để xảy ra lỗi, luôn luôn đảm bảo quá trình vận hành của server được trơn tru nhất thì nhà quản trị máy chủ cần phải theo sát hệ thống bất cứ lúc nào, ngay cả ngoài giờ hành chính. Do đó, đặc điểm lớn của công việc này chính là giờ giấc làm việc không cố định, có thể làm thêm giờ với tinh thần sẵn sàng phục vụ máy chủ khi cần.
Những người quản trị server có thể được thuê làm việc cố định tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng có thể họ không có điểm đến cố định mà sẽ xử lý server cho nhiều hệ thống. Cũng có nghĩa rằng, nhà quản trị server trở thành nguồn nhân lực chủ chốt tại các công ty chuyên cung cấp dịch vụ quản trị server. Khi nhận được đề nghị tử các công ty đối tác, họ sẽ bắt tay ngay vào việc theo đúng yêu cầu. Thông thường, họ sẽ xử lý công việc trong thời gian khoảng 1 tuần để mọi vấn đề về server trở về trạng thái ổn định.
Những công ty quy mô nhỏ hơn thường sẽ sử dụng hình thức thuê server, đồng thời sẽ thuê người quản trị server khi xảy ra vấn đề. Do vậy, việc chọn được một đơn vị cho thuê nhà quản trị server uy tín rất quan trọng. Ngày nay, phương thức làm việc của các nhà quản trị đã được cải tiến hơn rất nhiều. Họ tận dụng được sức mạnh của công nghệ để giúp cho quá trình quản trị máy chủ trở nên bài bản và kịp thời hơn, đó chính là sử dụng những phần mềm hỗ trợ.
Nếu nói, chọn được nhà quản trị server tài giỏi là “điểm ăn tiền” của doanh nghiệp thì bạn có biết “điểm ăn tiền” của chính những người làm công việc quản trị cơ sở dữ liệu máy chủ đó là gì? Đó chính là chọn đúng những phần mềm chuyên dụng hỗ trợ công việc quản trị đầy phức tạp của hệ thống máy chủ.
Như vậy, qua bài chia sẻ này, chúng ta đã có kiến thức hiểu biết cơ bản quản trị server là gì. Không thể phủ nhận rằng đây là một nghề hái ra tiền, song đi kèm với nó chính là những đòi hỏi cao và áp lực lớn. Bạn hãy chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để tự tin theo đuổi và bước vào nghề thành công nhé.
Quản trị mạng là một ngành tiềm năng. Do đó, theo đuổi ngành này trong tương lai bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên mấu chốt cho sự theo đuổi thành công đó chính là nắm chắc các kiến thức cần học. Hãy tìm hiểu về điều này từ sớm để luôn chủ động tiếp thu kiến thức cho mình bạn nhé.
Chia sẻ