Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì quản trị mạng cũng là công việc được đánh giá cao. Mức thu nhập của những người làm việc trong ngành này là không hề thấp và tương lai của ngành này cũng rất rộng mở. Vậy quản trị mạng cần học gì? Công việc quản trị mạng yêu cầu những gì về chuyên môn? Học quản trị mạng bắt đầu từ đâu? Nếu bạn đang có ý định theo đuổi công việc quản trị mạng thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích sẽ được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết sau đây nhé!
Để hiểu được quản trị mạng cần học gì trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công việc của một nhà quản trị mạng, từ đó biết được họ phải làm những gì và cần học những gì để làm tốt công việc của mình.
Công việc của nhà quản trị mạng chủ yếu xoay quanh mạng internet. Để làm tốt công việc của mình thì kiến thức chuyên sâu về hoạt động của internet, hiểu biết và kỹ năng sử dụng phần mềm và phần cứng máy tính là những yêu cầu tối thiểu nhất. Thông thường công việc quản trị mạng là một mắt xích quan trọng trong hệ thống vận hành của doanh nghiệp, cũng như trong tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý.
Công việc hàng ngày của nhà quản trị mạng bao gồm những đầu việc sau đây:
- Thiết lập hệ thống mạng máy tính cho doanh nghiệp, tổ chức và hỗ trợ xử lý những vấn đề liên quan đến mạng máy tính. Ở đây chúng ta đang nói đến việc thiết lập và vận hành mạng LAN (Mạng nội bộ) và WAN (Mạng kết nối với internet và cơ sở dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp).
Mọi hoạt động trong doanh nghiệp, tổ chức đều cần đến máy tính, trong đó hệ thống mạng nội bộ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động chung của cả doanh nghiệp. Đây cũng là lý do vì sao mỗi doanh nghiệp đều cần có nhân viên quản trị mạng.
- Giám sát và đảm bảo hệ thống mạng trong doanh nghiệp, tổ chức hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả. Người quản trị mạng cần đảm bảo mạng nội bộ luôn khả dụng và đáp ứng được nhu cầu trao đổi, báo cáo, chia sẻ thông tin của mọi người. Hơn thế nữa thông tin cần được liên thông và chủ một vài sự cố tắc nghẽn cũng có thể gây ra những ảnh hưởng không thể lường trước.
- Thường xuyên kiểm tra, khắc phục kịp thời sự cố vận hành mạng, cũng như những sự cố về phần mềm và phần cứng trong hệ thống mạng. Bên cạnh đó, nhà quản trị mạng cũng cần phải phát hiện ra những sự cố tiềm ẩn có thể xảy ra và nhanh chóng khắc phục, tránh cho sự cố đó xảy ra và làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp hoặc tổ chức. Các phần mềm chuyên dùng cũng cần được thường xuyên nghiên cứu và cải thiện hoặc đề xuất sử dụng phần mềm khác có hiệu quả cao hơn.
- Hiệu suất làm việc và tốc độ của hệ thống mạng trong doanh nghiệp, tổ chức cũng cần được thường xuyên giám sát. Nhà quản trị mạng cần có chuyên môn và kỹ năng trong việc sử dụng các công cụ đo lường tốc độ mạng và khắc phục để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến các quá trình làm việc trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhà quản trị mạng cũng là người phụ trách các công việc quản trị website của doanh nghiệp, tổ chức. Các chức năng của website và nội dung hiển thị, giao diện cũng thường xuyên được kiểm tra để kịp thời khắc phục những lỗi bất ổn. Công việc này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong hoàn cảnh các doanh nghiệp đều đặc biệt chú trọng đến hệ thống thông tin, quảng bá thương hiệu và hình ảnh.
- Kiểm soát an ninh mạng và mạng nội bộ, đồng thời nhanh chóng xử lý các vấn đề liên quan đến lỗ hổng của hệ thống an ninh mạng nếu có. Ngoài ra, nhà quản trị mạng cũng có đôi khi hỗ trợ giải quyết những vấn đề liên quan đến mạng thông tin cho một cá nhân.
Như vậy, chúng ta đã biết được những công việc mà nhà quản trị mạng đảm nhiệm. Qua đó cũng hình dung được phần nào những gì mà một nhà quản trị mạng cần để hoàn thành tốt những công việc đó.
Quản trị mạng là một công việc có nhiều tiềm năng, vì vậy mà ngày càng có nhiều bạn trẻ đi theo con đường này. Để có thể thành công, các bạn cần chuẩn bị tốt kiến thức chuyên ngành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trước tiên, các bạn cần học tập những kiến thức chuyên môn bản lề sau đây:
- Chứng chỉ quốc tế MCSA và một trong những chứng chỉ do Cisco cung cấp, chẳng hạn như CCNP, CCNA…
- Học tập kiến thức về phần cứng lẫn phần mềm của hạ tầng cơ sở mạng.
- Nắm vững kiến thức về mạng máy tính và thiết lập mạng máy tính, cũng như các máy chủ Windows server, Unix hay Linux.
- Có kỹ năng thiết lập mạng máy tính, điều chỉnh cấu hình mạng, có kiến thức về an ninh mạng và phòng chống tội phạm an ninh mạng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần trau dồi kỹ năng xử lý sự cố trong hệ thống mạng.
Ngoài ra, để trở thành một chuyên gia trong quản trị mạng thì bạn cần trang bị thêm cho mình ngoại ngữ, chẳng hạn như tiếng Anh. Có ngoại ngữ bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài từ đó kiếm được thu nhập cao hơn.
Cuối cùng, không thể thiếu được niềm đam mê với nghề. Quá trình học tập kiến thức quản trị mạng rất cần sự kiên trì và nỗ lực. Kiến thức về quản trị mạng cũng không dễ dàng tiếp cận, bởi vậy bạn cần có niềm đam mê để kiên trì theo đuổi con đường của mình.
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, để làm công việc quản trị mạng bạn cũng cần trang bị cho bản thân cả những kỹ năng chuyên môn cùng kỹ năng mềm.
Về kỹ năng chuyên môn, bạn cần có kỹ năng quản trị và cấu hình hệ thống, cấu hình mạng. Bạn cũng cần học tập kỹ năng Unix và Linux, Cisco, kiến thức chuyên môn liên quan đến tường lửa…
Về kỹ năng mềm, bạn cần trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản trị dự án, tổ chức và sắp xếp công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thêm cả kỹ năng giao tiếp và giải thích bởi công việc của bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với các bộ phận khác trong doanh nghiệp và thường xuyên giải thích để họ hiểu cơ chế hoạt động của hệ thống.
Qua những thông tin trong phần trước, bạn đã hiểu được quản trị mạng cần học gì. Có rất nhiều nội dung cần học, vậy vấn đề đặt ra là nên bắt đầu học tập từ nội dung nào? Việc xây dựng lộ trình học tập phù hợp không chỉ giúp bạn học tập hiệu quả hơn mà còn giúp bạn tiết kiệm được thời gian.
Trước tiên, bạn cần học tập kiến thức về phần cứng và phần mềm máy tính để hiểu rõ cách thức máy tính hoạt động. Tiếp theo, bạn cần học tập kiến thức về hệ thống, xây dựng và quản trị hệ thống. MCSE, MCSA và MCP là những ứng dụng nên nằm trong chương trình học của bạn. Sau đó, bạn có thể học tập chuyên sâu hơn về LPI, Linux và Linux+... Bên cạnh đó, những nội dung chuyên sâu về bảo mật thông tin và an ninh mạng như Foundstone, Security+, CCIE Security, CSSP, CISSP…
Ngoài ra, trong quá trình học tập bạn nên chủ động tìm kiếm và tham gia các hội nhóm hoặc diễn đàn liên quan đến nội dung học. Đây là những môi trường rất tốt giúp bạn có thể trao đổi và học tập thêm nhiều kiến thức, hay những kinh nghiệm quý giá từ những người đi trước.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi “Quản trị mạng cần học gì?”. Quản trị mạng là một nghề rất có tiềm năng và mức thu nhập cũng tương đối tốt. Tuy nhiên, bạn cần có niềm đam mê với công việc và thái độ học tập, làm việc nghiêm túc thì mới có thể theo đuổi con đường này. Chúc các bạn thành công!
Giám sát an ninh là gì? Giám sát viên an ninh là ai? Giám sát an ninh làm việc ở đâu? Tìm hiểu tất cả những điều này trong bài viết sau đây.
Chia sẻ