close
cách
cách cách cách cách cách

Quản lý dữ liệu là gì và những thông tin cơ bản dành cho doanh nghiệp

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Từ lâu việc quản lý dữ liệu đối với mỗi doanh nghiệp, tổ chức là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Là quá trình thu thập, xử lý và bảo mật các thông tin được an toàn thế nhưng bản chất thật sự của quản lý dữ liệu là gì và nó có những vai trò quan trọng như thế nào đối với sự vận hành của mối doanh nghiệp? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nội dung nhé.

1. Thông tin về quản lý dữ liệu là gì? 

1.1. Khái niệm 

Dữ liệu đối với mỗi ngành đều vô cùng quan trọng bởi nó đều chứa đựng toàn bộ các thông tin về các lĩnh vực của một doanh nghiệp, đơn vị. Tuy nhiên song song với việc nắm giữ nhiều dữ liệu quan trọng thì cũng cần có sự quản lý tương đương để có thể khai thác và dễ dàng quản lý toàn bộ hệ thống. Do đó mà nhờ vào hệ thống này mà chất lượng công việc đều được cải thiện n nhanh chóng. Vậy thực chất quản lý dữ liệu là gì? 

Quản lý dữ liệu là gì?
Quản lý dữ liệu là gì? 

Quản lý dữ liệu được hiểu là việc thu thập, tổ chức, lưu trữ và duy trì khối lượng dữ liệu trong một doanh nghiệp, Và dữ liệu ở đây chính là những thông tin có liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp.  

Quản lý dữ liệu sẽ thực hiện việc lưu trữ và cất giữ các thông tin dưới dạng giấy, dữ liệu đa phương tiện hay các dạng dữ liệu khoa học… 

1.2. Tại sao cần quản lý dữ liệu? 

Nhờ vào việc quản lý dữ liệu mà việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin thông qua các ứng dụng kinh doanh để có thể thu thập thông tin, tìm kiếm khách hàng, từ đó có thể phân tích một cách kỹ lưỡng để đưa ra phương hướng, cách thức vận hành và vạch ra chiến lược cụ thể cho doanh nghiệp. 

Tại sao cần quản lý dữ liệu?
Tại sao cần quản lý dữ liệu? 

Dữ liệu được coi là tài sản lớn nhất của mỗi doanh nghiệp do vậy mà việc quản lý dữ liệu sẽ góp phần thúc đẩy nhiều hơn việc tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh cũng như giảm thiểu được những chi phí đã bỏ ra. 

Hơn nữa thông qua quản lý dữ liệu có thể có thể kiểm soát chặt chẽ hơn việc sử dụng dữ liệu, bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ và tính nhạy cảm đối với nhiều loại dữ liệu mang tính bảo mật cao. 

2. Lợi ích của quản lý dữ liệu đối với các doanh nghiệp hiện nay 

Lợi ích của việc quản lý dữ liệu
Lợi ích của việc quản lý dữ liệu 

- Có thể thấy rõ ràng nhất đối với việc quản lý dữ liệu tốt là thúc đẩy việc tăng năng suất cho các hoạt động kinh doanh của tổ chức. 

- Dễ dàng tận dụng và tiếp cận cơ hội kinh doanh một cách nhanh chóng bằng việc quản lý dữ liệu linh hoạt hơn, tạo ra được lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực. 

- Hỗ trợ tối đa việc truy cập các thông tin và cập nhật nhanh chóng các nội dung mới nhất để tạo ra sự thay đổi phù hợp dành cho doanh nghiệp, thúc đẩy hơn nữa các hoạt động kinh doanh. 

- Dữ liệu đối với mỗi doanh nghiệp là rất lớn dio đó mà quản lý dữ liệu sẽ hỗ trợ tối đa việc quản lý nguồn data quá lớn, tuy nhiên việc tìm kiếm lại vô cùng nhanh chóng và thuận tiện, hạn chế tối đa các trường hợp mất dữ liệu. 

- Một khi việc quản lý dữ liệu đã đi vào hệ thống hoạt động tốt thì các doanh nghiệp cũng được hỗ trợ nhiều hơn trong công tác đánh giá, nghiên cứu thị trường ngày một ổn định đồng thời góp phần duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. 

Do đó mỗi doanh nghiệp cần thật sự chú trọng trong việc quản lý dưc liệu bởi bất cứ doanh nghiệp nào muốn duy trì sự ổn định và phát triển thì đều cần phải xây dựng hệ thống này. Đây cũng là hệ thống giúp hạn chế tối đa việc xảy ra các lỗi vi phạm dữ liệu cũng như có tính bảo mật, không làm tổn hại đến uy tín và chất lượng của doanh nghiệp. 

Vậy để một doanh nghiệp có được một hệ thống quản lý dữ liệu tốt thì cần phải đưa ra những giải pháp cụ thể nào để có thể đạt được điều này? 

3. Những giải pháp giúp quản lý dữ liệu tốt 

Muốn doanh nghiệp có được một hệ thống quản lý dữ liệu tốt thì trước tiên cần có sự thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, có sự phân tích, lưu trữ và thực hiện trực quan hóa để đưa ra được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. 

Sau khi đã xác định được mục tiêu kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp sẽ tiến hành việc xây dựng cụ thể các kế hoạch, các chính sách chi từng quá trình và chức năng riêng biệt của quản lý dữ liệu để từ đó đưa ra các phương pháp quản lý dữ liệu cho phù hợp với mục đích và định hướng của doanh nghiệp. 

3.1. Thu thập các dữ liệu chính và cần thiết 

Thu thập thông tin cần thiết nhất
Thu thập thông tin cần thiết nhất 

Hiện nay tình trạng bỏ phí data đang xảy ra khá nhiều tại các doanh nghiệp bởi việc thu thâoj quá nhiều thông tin nhưng không thực sự sử dụng triệt để các nguồn thông tin này dẫn đến việc thừa thông tin không liên quan và thiếu những thông tin quan trong. 

Do vậy mà doanh nghiệp xây dựng nên hệ thống câu hỏi phù hợp để có thể thu thập được đầy đủ những thông tin cần thiết dành cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như hạn chế được việc khó chịu từ khách hàng khi bị hỏi quá nhiều thông tin. 

Hơn nữa việc thu thập những thông tin chính thống sẽ mang lại  nhiều hiệu quả và có tính tối ưu hóa hơn đối với doanh nghiệp. 

3.2. Bản mật tuyệt đối nguồn dữ liệu 

Bảo mật dữ liệu là điều quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải chú trọng khi thực hiện việc thu thập và xử lý các thông tin của khách hàng, bởi nếu làm lộ các thông tin đó ra bên ngoài khi chưa được sự cho phép thì doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản tổn thất rất lớn cũng như làm mất đi niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. 

Do vậy coi trọng những thông tin mà khách hàng cung cấp chính là coi trọng khách hàng. 

3.3. Thực hiện sao lưu dữ liệu thành nhiều nguồn khác nhau 

Sao lưu thành nhiều nguồn thông tin
Sao lưu thành nhiều nguồn thông tin 

Một trong những điều đáng lo của mỗi doanh nghiệp đó là rủi ro xảy ra khi mất dữ liệu của khách hàng. Nên để bảo mật thông tin một cách chính xác cũng như lưu giữ được lâu thì mỗi doanh nghiệp nên có sự sao lưu thông tin thành nhiều nguồn khác nhau để hạn chế việc mất dữ liệu. 

Việc sao lưu dữ liệu của khách hàng cũng sẽ khẳng định được độ uy tín của doanh nghiệp trong việc luôn duy trì sự liên hệ với khách hàng. Đây cũng sẽ là biện pháp giúp cho việc lưu trữ dữ liệu của cả đôi bên phòng khi xảy ra những biến cố bất thường. 

3.4. Xây dựng nhiều phần mềm data khách hàng 

Các phần mềm quản lý DMS, hay các công nghệ  BI, AI đang được ứng dụng rất nhiều trong hệ thống này bởi tính linh hoạt và khả năng kỹ thuật chuyển đổi số cao, do đó mà việc tối ưu hóa dữ liệu được thực hiện vô cùng nhanh chóng. 

Các phần mềm này sẽ không chỉ hỗ trợ việc quản lý dữ liệu mà còn hỗ trợ quản lý quan hệ khách hàng, quản trị nhân sự, quản lý hoạt động kinh doanh… 

3.5. Sàng lọc dữ liệu 

Sàng lọc dữ liệu
Sàng lọc dữ liệu 

Dữ liệu đối với mỗi doanh nghiệp là một kho tàng rộng lớn, tuy nhiên cũng cần phải có sự dọn dẹp sau một khoảng thời gian nhất định. 

Đối với những data đã cũ và lỗi thời, không còn phù hợp với nhiều khách hàng nữa thì doanh nghiệp cần có sự loại bỏ lần lượt về các dữ liệu liên quan để tiếp nhận những nguồn thông tin mới hơn để có thể làm tăng lượng giá trị dữ liệu cũng như lọc ra được những đối tượng là khách hàng tiềm năng. 

3.6. Thực hiện quản lý về quyền truy cập dữ liệu 

Đối với mỗi doanh nghiệp thì quyền truy cập sẽ được quản lý một cách chặt chẽ và có sự kiểm soát nhất định. 

Một số thông tin sẽ cho phép các bộ phận có liên quan được truy cập và chỏ có thể xem nội dung thông tin đó. Làm như vậy thì thông tin của khách han gf sẽ được bảo mật tuyệt đối đồng thời các thông tin cũng sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả hơn. 

Việc quản lý dữ liệu tốt thực sự sẽ đem lại nhiều lợi ích phát triển cho doanh nghiệp, đồng thời có thể thu hút được ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng tin tưởng vào doanh nghiệp, tạo nên sự ohats triển nhất định trên thị trường kinh tế. 

Vieclam123.vn mong rằng với những bật mí về tầm quan trọng của quản lý dữ liệu là gì đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về vấn đề này cũng như các doanh nghiệp sẽ áp dụng hiệu quả được các phương pháp quản lý dữ liệu tốt nhất để kiểm soát tốt hơn về nguồn thông tin của mình, đem lại những lợi ích kinh tế ngày càng vững mạnh. 

Quản lý kinh doanh là làm gì và cần có yêu cầu cụ thể nào?

Bạn đang mong muốn trở thành một nhà quản lý kinh doanh chuyên nghiệp nhưng lại chưa thực sự hiểu về tính chất công việc này. Hãy theo dõi bài viết quản lý kinh doanh là làm gì để biết đầy đủ thông tin nhé. 

Quản lý kinh doanh là làm gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.