close
cách
cách cách cách cách cách

Quản lý công nghệ là gì? Vai trò thiết yếu của quản lý công nghệ

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Doanh nghiệp muốn phát triển hơn thì cần quản lý tốt mảng công nghệ để hợp lý hoá các công đoạn và sản xuất hiệu quả. Vậy quản lý công nghệ là gì? Nội dung chính của quản lý công nghệ là gì? Để hiểu rõ câu hỏi này xin mời bạn theo dõi bài viết sau của vieclam123.vn nhé.

1. Quản lý công nghệ là gì?

Quản lý công nghệ là tổng hợp các hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ và tổ chức thực hiện các mục tiêu cũng như các giải pháp về mặt kỹ thuật giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Quản lý công nghệ là công việc phù hợp với những người thuộc chuyên ngành công nghệ thông tin đồng thời có tố chất thiết lập chiến lược và điều phối con người.

Quản lý công nghệ sẽ lựa chọn phương pháp công nghệ tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đánh giá lựa chọn cần dựa trên nhiều yếu tố cần suy xét chẳng hạn như nền tảng kỹ thuật, kinh tế và tài chính của doanh nghiệp.

Quản lý công nghệ là gì?
Quản lý công nghệ là gì?

2. Vai trò thiết yếu của quản lý công nghệ

2.1. Tạo ra năng lực sản xuất cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất dựa trên nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu của khách hàng. Để có thể đáp ứng được những nhu cầu đó thì doanh nghiệp cần có năng lực sản xuất. Trong khi đó, việc phát triển công nghệ là cơ sở giúp doanh nghiệp sản xuất hiệu quả hơn. Chính vì thế mà công tác quản lý công nghệ được xem như một việc làm tạo ra năng lực sản xuất cho doanh nghiệp. Quản lý công nghệ càng tốt thì càng thể hiện được trình độ và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.

2.2. Khai thác và sử dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh

Không phải chúng ta cứ có công nghệ là sẽ áp dụng ngay lập tức vào hoạt động kinh doanh sản xuất của mình mà chúng ta cần tính toán, tổ chức thực hiện sao cho hợp lý. Hoạt động này mới được gọi là khai thác và sử dụng công nghệ. Nếu bạn không tính toán kỹ, quản lý tốt các hoạt động ứng dụng công nghệ thì có thể gây ra những thiệt hại, rủi ro trong quá trình thực hiện. Vì thế, quản lý công nghệ xuất hiện như một cứu tinh giúp sửa chữa những sai lầm đó.

2.3. Đảm bảo hiệu quả hoạt động của các thiết bị công nghệ

Khi áp dụng công nghệ rồi chúng ta không thể bỏ mặc để công nghệ tự vận hành mà cần quan sát, kiểm tra thường xuyên, thậm chí đo lường để biết mức độ hiệu quả đem lại. Đồng thời, bạn cần đảm bảo các thiết bị công nghệ hoạt động ở trạng thái tốt nhất bằng việc bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa kịp thời những vấn đề đối với công nghệ hiện tại. Lúc này bạn sẽ áp dụng những hoạt động của quản lý công nghệ để có thể giải quyết êm đẹp những vướng mắc trong suốt quá trình thực hiện.

Đảm bảo hiệu quả các thiết bị công nghệ
Đảm bảo hiệu quả các thiết bị công nghệ

3. Các hoạt động chính của quản lý công nghệ

3.1. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ

Hoạt động tất yếu của quản lý công nghệ chính là tổ chức các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Bạn có thể tổ chức các buổi hội thảo đề bàn luận về những vấn đề công nghệ đang gặp phải. Hoặc thử nghiệm nhiều lần đối với công nghệ mới, tổ chức phòng ban chuyên nghiên cứu về những công nghệ hiện đại đồng thời nghiên cứu tính khả thi đối với doanh nghiệp của mình. Tất cả những hoạt động này sẽ chịu sự giám sát, đôn đốc của quản lý công nghệ.

3.2. Lựa chọn phương pháp cải tiến và đổi mới công nghệ

Việc cải tiến công nghệ cần dựa trên một phương pháp nhất định. Yêu cầu đặt ra khi cải tiến công nghệ chính là vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, tính hiện đại, có thể sử dụng vật liệu thay thế, nâng cao tính tự động để giảm sức lao động tay chân cho con người. Người quản lý công nghệ có thể lựa chọn một trong hai phương pháp sau để cải tiến và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp.

3.2.1. Phương pháp cải tiến và phát triển công nghệ sẵn có

Cách làm của phương pháp này rất đơn giản đó là cải tiến dần dần, cải tiến từng bộ phận công nghệ đang sử dụng theo những đặc điểm của công nghệ hiện đại. Phương pháp này có ưu điểm không mất nhiều chi phí cho từng bộ phận, có thể thực hiện ngắt quãng hoặc khi doanh nghiệp có đủ vốn, không làm xáo trộn các hoạt động khác trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, với phương pháp này thì các công đoạn, bộ phận công nghệ có thể không được đồng bộ do chắp vá quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất, thậm chí làm thay đổi sản phẩm hoàn toàn.

Cải tiến dựa trên công nghệ sẵn có
Cải tiến dựa trên công nghệ sẵn có

3.2.2. Phương pháp thay thế toàn bộ công nghệ cũ thành công nghệ mới

Phương pháp thứ hai bạn sẽ thay thế toàn bộ công nghệ cũ thành công nghệ mới. Cách làm này thì bạn cần tạm ngưng sản xuất để thực hiện thay thế. Với phương pháp thay thế toàn bộ công nghệ cũ sẽ tạo ra được một bước tiến mới cho doanh nghiệp, có sự đồng bộ về quy trình, mang tính hiện đại toàn diện, đẩy mạnh sản xuất và đạt hiệu quả cao hơn.

Nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua nhược điểm của phương pháp này. Doanh nghiệp cần có một lượng vốn khá lớn để đầu tư đổi mới trong cùng một lần. Việc thay đổi công nghệ mới làm ngưng đoạn sản xuất. Không những vậy, mọi hoạt động đang bị xáo trộn và đòi hỏi nhân lực cần học hỏi công nghệ mới để thích ứng kịp thời, tiếp tục sản xuất. Như vậy có thể gây mất thời gian, làm chậm tiến độ sản xuất, gây hoang mang cho những người lao động.

3.3. Quản lý quy trình và tiêu chuẩn chất lượng công nghệ

Sau khi lựa chọn được phương pháp phù hợp thì quản lý công nghệ cần theo sát quy trình thực hiện và đảm bảo các tiêu chuẩn công nghệ. Quy trình này diễn ra trong thời gian dài và cần có người theo dõi, chỉ đạo để các hoạt động cải tiến đáp ứng đúng mục tiêu ban đầu và đạt tiêu chuẩn chất lượng.

3.4. Tổ chức công tác đo lường hiệu quả công nghệ

Tiếp đó, bạn cần tổ chức công tác đo lường hiệu quả việc sử dụng công nghệ tại doanh nghiệp. Bạn nên tham khảo một vài chỉ số đo lường về việc sử dụng công nghệ để có cái nhìn theo nhiều góc độ. Những đo lường này cần thực hiện định kỳ, thường xuyên so sánh và phân tích số liệu để có giải pháp hợp lý.

Tổ chức đo lường hiệu quả công nghệ
Tổ chức đo lường hiệu quả công nghệ

3.5. Thực hiện tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa

Quản lý công nghệ cần kiểm tra, bảo dưỡng công nghệ thường xuyên vì công nghệ liên quan nhiều đến máy móc, thiết bị, rất dễ gặp phải những vấn đề hỏng hóc hoặc lỗi kỹ thuật. Việc bảo dưỡng thường xuyên có thể giảm bớt những vấn đề này. Và nếu gặp lỗi thì cần sửa chữa ngay để không làm ảnh hưởng đến quy trình sản xuất chung.

3.6. Không ngừng sáng tạo để cải tiến và hợp lý hoá sản xuất

Bên cạnh đó, người quản lý công nghệ cũng cần không ngừng sáng tạo để cải tiến công nghệ hơn nữa và hợp lý hoá sản xuất cho doanh nghiệp. Công nghệ trên thế giới phát triển rất nhanh. Chúng ta nếu không theo kịp thì sẽ trở thành lạc hậu và thụt lùi so với các doanh nghiệp khác. Vì thế, sáng tạo luôn là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thành công hơn.

3.7. Quản lý hồ sơ, tài liệu kỹ thuật công nghệ

Quản lý công nghệ vừa là một việc làm công nghệ thông tin - IT, vừa là một công việc quản lý giúp bạn rèn luyện thêm kỹ năng sắp xếp, tổ chức công việc. Vì thế, bạn cần đảm bảo tất cả giấy tờ, hồ sơ hoặc bất kỳ tài liệu kỹ thuật nào cũng được lưu trữ và quản lý khoa học. Khi đó, thì bạn có thể đối chiếu, xem xét hoặc giao nộp báo cáo cho cấp trên xử lý nhanh nhất nhé.

Quản lý hồ sơ, tài liệu kỹ thuật công nghệ
Quản lý hồ sơ, tài liệu kỹ thuật công nghệ

Nhìn chung, để hiểu quản lý công nghệ là gì thì cần tìm hiểu chi tiết nội dung các công việc cần làm của vị trí này. Sau khi đọc xong bài viết của vieclam123.vn có lẽ bạn đã có cái nhìn sâu sắc hơn về quản lý công nghệ. Admin mong rằng bạn có thể dựa vào đó để định hướng nghề nghiệp cho bản thân mai sau nhé.

Bản mô tả công việc quản lý kỹ thuật chi tiết nhất

Quản lý kỹ thuật là một công việc mang tính chuyên môn cao. Nếu bạn đang tìm hiểu về việc làm quản lý kỹ thuật thì có thể xem ngay bài viết này với bản mô tả công việc chi tiết nhất do vieclam123.vn tổng hợp nhé.

Quản lý kỹ thuật là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.