close
cách
cách cách cách cách cách

Quản lý chất lượng sản phẩm là gì? Nguyên lý và tầm quan trọng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sản phẩm khi tung ra thị trường cần đạt được chất lượng tốt nhất. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần thắt chặt khâu quản lý chất lượng sản phẩm. Sản phẩm lỗi bị thu hồi sẽ ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh và thương hiệu. Quản lý chất lượng sản phẩm cũng bao gồm cả việc hoạch định chính sách hay mục tiêu chất lượng sản phẩm. Vậy quản lý chất lượng sản phẩm là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây nhé!

1. Quản lý chất lượng sản phẩm là gì? Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm

1.1. Quản lý chất lượng sản phẩm là gì?

Quản lý chất lượng sản phẩm là hoạt động định hướng và kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng như toàn bộ các yếu tố khác xuất hiện trong quá trình sản xuất, nhằm đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt được những tiêu chí cho trước.

Quản lý chất lượng sản phẩm có tính chất bắt buộc
Quản lý chất lượng sản phẩm có tính chất bắt buộc

Chất lượng sản phẩm quyết định giá trị thương hiệu. Sản phẩm bán ra thị  trường phải phù hợp với thị hiếu của đại đa số người tiêu dùng thì mới có thể bán chạy. Muốn như vậy thì ngay từ khâu sản xuất mọi yếu tố liên quan như nguồn nguyên liệu, máy móc, dây chuyền công nghệ, công nhân… đều phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng trong từng khâu.

Quản lý chất lượng sản phẩm phải đảm bảo được 5 yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm, bao gồm: Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến chất lượng.

1.2. Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm

Song song với tìm hiểu quản lý chất lượng sản phẩm là gì, để hiểu rõ hơn về công việc này, chúng ta cần tìm hiểu về những nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm.

1.2.1. Hướng vào khách hàng

Trong hệ thống các nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm thì đây là nguyên tắc cốt lõi nhất và cũng là nguyên tắc có tỷ lệ xuất hiện sai sót nhiều nhất. Nguyên nhân là bởi vì nhiều doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đến khâu chăm sóc khách hàng.

Sản phẩm cần đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
Sản phẩm cần đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

Doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc hiểu được nhu cầu của khách hàng mà còn phải cố gắng đáp ứng được những nhu cầu đó. Muốn vậy thì mọi công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm đều phải hướng tới nhu cầu của khách hàng. Cơ sở của nguyên tắc này đó là: Khách hàng chính là những người đem lại doanh thu cho doanh nghiệp, giúp các hoạt động sản xuất và kinh doanh được duy trì.

1.2.2. Sự lãnh đạo

Con đường phát triển của doanh nghiệp được quyết định bởi tầng lớp lãnh đạo. Chính vì thế, người lãnh đạo có vai trò xuyên suốt trong mọi hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp, bao gồm cả sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm.

Người lãnh đạo phát huy tốt nhất vai trò của mình khi truyền được cảm hứng làm việc cho nhân viên, trong đó những thông điệp về tầm nhìn, sứ mệnh, quy trình làm việc, nội quy liên quan đến chất lượng sản phẩm là không thể thiếu.

Người lãnh đạo có vai trò xuyên suốt trong toàn bộ quá trình sản xuất
Người lãnh đạo có vai trò xuyên suốt trong toàn bộ quá trình sản xuất

Người lãnh đạo cũng phải là người đi đầu làm gương, tuân thủ mọi quy tắc trong quản lý chất lượng sản phẩm, sát sao trong từng khâu sản xuất. Một người lãnh đạo hợp cách sẽ biết cách tạo ra không gian cho nhân viên phát huy được khả năng của mình. Đó cũng là cách mà người lãnh đạo xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

1.2.3. Sự tham gia của mọi người

Đối với mỗi doanh nghiệp thì nguồn nhân lực luôn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất. Doanh nghiệp là cả một hệ thống lớn được xây dựng từ rất nhiều mắt xích nhỏ hơn là các nhân viên. Chỉ cần một mắt xích trật nhịp cũng có ảnh hưởng đến cả hệ thống.

Tương tự như vậy, nhằm đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt được chất lượng tốt nhất thì mọi công đoạn đều phải đạt đến chất lượng hoàn hảo. Để làm được điều này thì mỗi công nhân tham gia vào quá trình sản xuất đều phải làm tốt nhiệm vụ của mình.

Mọi công đoạn sản xuất cần phải được thực hiện một cách hoàn hảo
Mọi công đoạn sản xuất cần phải được thực hiện một cách hoàn hảo

Doanh nghiệp cần nêu rõ và giúp nhân viên hiểu được vai trò cũng như trách nhiệm của mình đối với công việc và tạo điều kiện tốt nhất giúp nhân viên yên tâm làm việc. Những cá nhân có thành tích tốt cần được khen thưởng kịp thời. Những cá nhân mắc lỗi cần nhắc nhở và phạt để làm gương.

1.2.4. Tiếp cận theo quá trình

Hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp bắt buộc phải được tiến hành theo quá trình khoa học và hiệu quả. Muốn đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm thì mọi khâu sản xuất đều phải được thực hiện một cách hoàn hảo. Kế hoạch sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm cần được xây dựng một cách chặt chẽ và áp dụng trong toàn bộ quá trình sản xuất, không bỏ qua ngay cả những khâu nhỏ nhất.

Quy trình quản lý chất lượng cần được hoạch định cụ thể, chi tiết. Bên cạnh nội dung và quy cách thực hiện thì những rủi ro có thể phát sinh và phương án khắc phục cũng cần được dự kiến từ trước.

Kiểm soát chất lượng chặt chẽ dù là khâu nhỏ nhất
Kiểm soát chất lượng chặt chẽ dù là khâu nhỏ nhất

1.2.5. Không ngừng cải tiến

Thị hiếu của người tiêu dùng có thể thay đổi nhanh chóng, vì vậy doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời để điều chỉnh hoặc cải tiến chất lượng sản phẩm cho phù hợp. Muốn phát triển bền vững , lâu dài thì doanh nghiệp không được phép dậm chân tại chỗ.

Việc cải tiến nên được thực hiện từ từng bộ phận nhỏ nhất, sau đó là đến toàn bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tổ chức những buổi đào tạo thường xuyên để cập nhật tình hình mới và nâng cao trình độ, tay nghề cho đội ngũ nhân viên.

1.2.6. Quyết định dựa trên bằng chứng

Suy diễn và cảm tính không có giá trị gì và không thể làm cơ sở cho bất kỳ quyết định nào cả. Mọi quyết định đều phải được đưa ra dựa trên những báo cáo, số liệu cụ thể và có tính xác thực.

Từ những bằng chứng có được, doanh nghiệp cần nhanh chóng làm ra biện pháp đối phó và điều chỉnh để nhằm chấm dứt, khắc phục, hạn chế hoặc mở rộng, phát huy.

1.2.7. Quản lý các mối quan hệ

Như đã nói thì quá trình sản xuất có sự tham gia của nhiều bộ phận và để duy trì chất lượng tốt nhất cho sản phẩm đầu ra thì giữa các bộ phận cần có sự phối hợp ăn ý. Những người quản lý doanh nghiệp cần chú ý tới mối quan hệ giữa các bộ phận. Hợp tác ăn ý hay không cũng có một phần không nhỏ liên quan đến sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng và duy trì mối quan hệ  với khách hàng, đối tác và nhà cung cấp nguyên vật liệu. Cơ sở hợp tác chính là lợi ích mà mỗi bên đạt được.

Doanh nghiệp cần xây dựng quan hệ tốt với khách hàng và đối tác
Doanh nghiệp cần xây dựng quan hệ tốt với khách hàng và đối tác

2. Tại sao doanh nghiệp cần quản lý chất lượng sản phẩm?

Quản lý chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Hàng hóa đạt tiêu chuẩn sẽ không mất khoản chi phí thu hồi hoặc tái sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp tiết kiệm được chí đầu tư vào máy móc, nhà xưởng và nhân công. Chi phí sản xuất thấp hơn thì giá thành bán ra sản phẩm cũng sẽ giảm xuống. Lúc này sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được xây dựng dựa trên ưu đãi về giá bán sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm giúp doanh nghiệp đối phó tốt với biến động thị hiếu của thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ luôn có chỗ đứng nhất định, giúp nâng cao giá trị thương hiệu và đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho doanh nghiệp.

Trên đây, bạn đọc đã tìm hiểu quản lý chất lượng sản phẩm là gì và tầm quan trọng của quản lý chất lượng sản phẩm đối với mỗi doanh nghiệp. Quản lý chất lượng sản phẩm cần được duy trì liên tục và thực hiện theo đúng 7 nguyên tắc đã được đề cập đến trong bài viết.

Pháp chế doanh nghiệp là gì?

Pháp chế doanh nghiệp là gì? Vai trò pháp chế doanh nghiệp quan trọng ra sao? Pháp chế doanh nghiệp thực hiện những công việc gì? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Pháp chế doanh nghiệp là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.