close
cách
cách cách cách cách cách

Pháp chế doanh nghiệp là gì? Nghề có hấp dẫn, đáng theo đuổi không?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hiển nhiên tồn tại một sự thật rằng, doanh nghiệp bất kỳ sẽ chẳng phát triển và đi vào luồng được nếu như thiếu pháp chế doanh nghiệp. Vì vậy, pháp chế doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng quan trọng, buộc những nhà điều hành phải hiểu rõ bản chất và áp dụng chúng vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp mình. Qua bài chia sẻ dưới đây, vieclam123.vn sẽ giúp bạn phân tích rõ pháp chế doanh nghiệp là gì.

1. Pháp chế doanh nghiệp là gì?

Pháp chế doanh nghiệp gọi theo tiếng Anh là Corporate Law hoặc Lawyer-in-house. Vị trí này chuyên tư vấn, hỗ trợ về pháp luật cho doanh nghiệp để từ đó giúp doanh nghiệp luôn luôn tuân thủ đúng pháp luật Nhà nước và quy định, quy tắc bên trong nội bộ của doanh nghiệp. Qua đó, góp phần điều hành, kiểm soát mọi vấn đề trong doanh nghiệp. 

Pháp chế doanh nghiệp là gì
Pháp chế doanh nghiệp là gì?

2. Vai trò pháp chế doanh nghiệp quan trọng ra sao?

2.1. Đưa ra góp ý và trực tiếp tạo quy chế nội bộ cho doanh nghiệp

Bộ phận pháp chế doanh nghiệp có vai trò chính là tạo ra các quy tắc, quy chế để quản lý nội bộ doanh nghiệp. Đồng thời còn tham gia đóng góp ý kiến cho những nhà quản lý cấp cao. 

Nhân viên pháp chế doanh nghiệp là người trực tiếp soạn ra bộ quy chế để áp dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Những nhà lãnh đạo hay chủ sở hữu nếu soạn thảo những văn bản gồm nội quy lao động, hợp đồng lao động, các điều lệ hay bản dự thảo thì cũng sẽ có sự tham gia của đội ngũ pháp chế doanh nghiệp. Lúc này, họ sẽ đảm đương vai trò thẩm định, đóng góp ý kiến dựa trên góc độ pháp lý để đảm bảo các văn bản, giấy tờ đó tuân thủ đúng luật pháp.

Pháp chế doanh nghiệp và vai trò
Pháp chế doanh nghiệp và vai trò

2.2. Kiểm soát và điều tiết hoạt động pháp chế trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp nào cũng sẽ phải đối diện với một số vấn đề dính dáng pháp luật trong suốt quá trình hoạt động. Để tránh và hạn chế tối đa việc xảy ra các rủi ro này thì bộ phận pháp chế doanh nghiệp sẽ phải vào cuộc để thường xuyên kiểm soát, giám sát, điều tiết tất cả các hoạt động của mỗi bộ phận trong doanh nghiệp để chắc chắn mọi thứ đều đã tuân thủ đúng quy chế trong nội bộ và quy định của luật pháp.

Đặc biệt hơn, nếu có tranh chấp xảy ra với doanh nghiệp thì bộ phận này sẽ tham gia vào để giúp nhà quản trị giải quyết nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Đồng thời, có thể đứng ra để thay mặt cho nhà quản trị doanh nghiệp tham gia vào hoạt động tố tụng nếu có.

3. Pháp chế doanh nghiệp thực hiện những công việc gì?

3.1. Tư vấn các vấn đề pháp luật thuộc hoạt động của doanh nghiệp

Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ chính của nhân viên pháp chế doanh nghiệp. Việc tư vấn này được triển khai đối với tất cả các nhân lực trong doanh nghiệp, từ ban lãnh đạo đến từng lao động đang làm việc tại đó để nhằm phổ biến các kiến thức pháp lý cần thiết, từ đó luôn cân bằng được việc nhân sự hiểu luật, nắm rõ quy chế và luôn tuân thủ, đảm bảo không có trường hợp nào vi phạm. 

Pháp chế doanh nghiệp - người sẽ đảm đương nhiệm vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp
Pháp chế doanh nghiệp - người sẽ đảm đương nhiệm vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp

Mọi vấn đề được tư vấn khá nhiều, đa dạng, từ tài chính, thuế, chứng khoán, tài sản thế chấp, vay vốn, việc đầu tư, nguồn nhân lực, chuyển nhượng cổ phần, …

3.2. Hỗ trợ trong hoạt động quản trị nội bộ trong doanh nghiệp

Mỗi một doanh nghiệp đều sẽ xây dựng nội dung quy định để áp dụng trong nội bộ, phục vụ quản lý toàn bộ đơn vị, đảm bảo mọi thứ tuân thủ đúng kỷ luật một cách bài bản, có tổ chức dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật. Pháp chế doanh nghiệp sẽ hỗ trợ nhà quản trị dựng nên bộ quy chế này.

Trong quá trình quy chế, quy định được đưa vào thực tiễn, họ cũng sẽ giám sát việc thực hiện quy chế ở từng phòng ban, từng cá nhân. Cùng với đó, có những công tác điển hình bắt buộc phải có sự vào cuộc của bộ phận nhân viên pháp chế doanh nghiệp như việc thực hiện lấy ý kiến nhân sự, tư vấn ký hợp đồng cho nhân viên mới, truyền đạt các quy định về việc ký hợp đồng và chấm dứt hợp đồng, tư vấn các chế độ phúc lợi, bảo hiểm cho lao động. 

3.3. Thực hiện mọi công tác liên quan hợp đồng

Bản hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp với các đối tượng gồm người lao động, khách hàng và đối tác luôn chứa đựng giá trị pháp luật. Thế nên, pháp chế doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm tham gia tư vấn cho nhà quản trị hiểu biết về việc thực hiện những bản hợp đồng này sao cho tuân thủ pháp lý. Họ cũng có thể tham gia vào quá trình soạn thảo với tư cách hỗ trợ đối với các hợp đồng phục vụ hoạt động kinh doanh hay mọi hợp đồng giao dịch khác của doanh nghiệp. 

Nhân viên pháp chế doanh nghiệp làm nhiệm vụ liên quan tới hợp đồng
Nhân viên pháp chế doanh nghiệp làm nhiệm vụ liên quan tới hợp đồng

Họ đảm đương vai trò chính trong những đầu việc liên quan tới điều chỉnh hợp đồng như chuyển nhượng, sửa hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, các vấn đề phát sinh trong hợp đồng. 

Khi có hợp đồng được trình lên lãnh đạo, đến từ các khách hàng, đối tác hay bộ phận trong công ty thì nhân viên pháp chế doanh nghiệp phải đứng ra rà soát, xem xét lại bản hợp đồng thật kỹ để xem xét tính hợp pháp của tất cả.

4. Yêu cầu đối với những người làm pháp chế doanh nghiệp

4.1. Chuyên môn 

Qua tìm hiểu về khái niệm Pháp chế doanh nghiệp là gì, chúng ta cũng nắm rõ rằng đây chính là bộ phận đại diện cho pháp luật. Mọi hành động, nguyên tắc ứng xử trong công việc và tính chất công việc đều phải tuân thủ quy định pháp luật. Bởi thế nên bản thân họ phải có trình độ chuyên môn pháp lý thật tốt, nắm bắt đầy đủ những kiến thức luật pháp cơ bản đúng với tiêu chuẩn của ngành Luật. 

Yêu cầu của nghề pháp chế
Yêu cầu của nghề pháp chế

Trong đó, các kiến thức liên quan tới luật doanh nghiệp là phải vững vàng, áp dụng thực tiễn tốt. Ngoài ra, rất nhiều điều luật khác cũng buộc phải có kiến thức đầy đủ đối với một pháp chế doanh nghiệp, bao gồm luật giao dịch đảm bảo, luật bất động sản, luật hợp đồng, tài sản, …

Ngoài ra, hoạt động trong doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào thì bạn cần phải có sự nghiên cứu sâu về luật pháp áp dụng đối với ngành đó. 

4.2. Kỹ năng nghề nghiệp của pháp chế doanh nghiệp

4.2.1. Tư duy luật sư

Đây là một kỹ năng quan trọng, đòi hỏi bạn phải có lối suy nghĩ giống như một luật sư. Áp dụng thật tốt yêu cầu nghề nghiệp đó là đánh tập trung, nhìn sâu rộng, tìm giải pháp phù hợp và đáp ứng luật lệ. Nên hình thành thói quen tự đưa ra các vấn đề thắc mắc và trả lời chúng.

4.2.2. Kỹ năng tư vấn pháp luật

Tư vấn pháp luật vốn là công việc quan trọng, được thực hiện thường xuyên của một nhân viên pháp chế doanh nghiệp. Vậy nên bạn sẽ phải luôn ý thức luyện tập thật tốt kỹ năng này. Muốn vậy, hãy chú trọng trước tiên vào vấn đề giao tiếp của chính mình. Bạn có chắc mình có thể truyền đạt tốt và dễ hiểu mọi nội dung thông tin? Bạn truyền đạt chúng một cách súc tích, ngắn gọn mà vẫn đầy đủ chứ? Phải làm sao để bạn có thể tự tin đưa ra câu trả lời là “có” cho những đáp án trên thì khi đó, bạn đã có thể làm tốt công việc pháp chế doanh nghiệp.

Kỹ năng tư vấn không thể thiếu trong mỗi nhân viên pháp chế doanh nghiệp
Kỹ năng tư vấn không thể thiếu trong mỗi nhân viên pháp chế doanh nghiệp

Đương nhiên, bên cạnh đó thì không thể thiếu sự hiểu biết chuyên môn sâu về các điều luật, luật lệ, quy chế.

Ngoài những kỹ năng trên, hãy chú ý bồi dưỡng, trau dồi thêm cho mình các kỹ năng bao gồm đàm phán hợp đồng, nghiên cứu khoa học, xây dựng văn bản, nắm bắt tâm lý,  ngoại ngữ, trình độ tin học.

Như vậy, bài viết đã nêu ra những điều cơ bản để bạn hiểu một cách cơ bản, đầy đủ pháp chế doanh nghiệp là gì? Nội dung này đặc biệt cần thiết đối với những nhà quản trị và những người theo đuổi nghề pháp chế doanh nghiệp. Hai đối tượng có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ cho nhau để điều hành doanh nghiệp phát triển đúng quy định.

Làm rõ khái niệm về pháp chế

Tìm hiểu khái niệm về pháp chế thông qua bài viết dưới đây nhé, bạn sẽ tích lũy được thêm nhiều kiến thức hiểu biết về những nguyên tắc tồn tại, diễn ra của bất kể một tổ chức hay một cơ chế hoạt động nào. Mong rằng, với những thông tin này, chúng ta sẽ ngày càng nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của bản thân về những quy tắc ứng xử trong mọi mối quan hệ của xã hội thông qua pháp chế.

Pháp chế là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.