Tiện ích
Cẩm nang
Bệnh viện hoạt động như một đơn vị kinh doanh, nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trong đó có nhiều bộ phận đảm nhận nhiều chức năng khác nhau. Các nhân viên có thể cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình nhưng rất khó đạt được hiệu quả tổng thể nếu không có người quản lý bệnh viện cũng như quy trình làm việc phù hợp. Hiện nay, ngành quản lý bệnh viện đã được đưa vào chương trình đào tạo bậc đại học tại nước ta. Để hiểu rõ quản lý bệnh viện là gì và triển vọng nghề nghiệp trong tương lai của ngành ra sao, mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết.
MỤC LỤC
Quản lý bệnh viện hay Hospital manager là một thuật ngữ có phạm vi rất rộng và có thể được định nghĩa từ các khía cạnh khác nhau. Đây là quy trình mà các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe quản lý mọi thứ một cách hiệu quả. Những thứ liên quan đến quản lý bệnh viện có thể bao gồm từ chăm sóc bệnh nhân, lên lịch hẹn, quản lý tài liệu, quản lý tư vấn, lưu giữ hồ sơ, quản lý phòng thí nghiệm, kiểm kê thuốc, quản lý nhân viên, quản lý bệnh nhân ngoại trú và vệ sinh. Để trở thành một nhà quản lý bệnh viện chuyên nghiệp đòi hỏi phải quan tâm đến từng yếu tố nhỏ nhặt tại bệnh viện. Quản lý bệnh viện tốt bắt đầu bằng tính luôn sẵn sàng phục vụ trong mọi hoàn cảnh, khả năng tiếp nhận bất cứ lúc nào và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao cho mọi bệnh nhân mà không có sự phân biệt.
Việc quản lý giờ đây đã được hiện đại hóa bởi hệ thống công nghệ thông tin và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lưu trữ, xử lý và kết xuất hồ sơ bệnh án. Nhưng không vì thế mà các bệnh viện không cần người quản lý nữa, họ vẫn có nhu cầu đối với vị trí này nhưng thêm một yêu cầu tiên quyết là kỹ năng sử dụng công nghệ trong công tác quản lý.
Chăm sóc bệnh nhân là yếu tố then chốt trong tất cả các bệnh viện, nhà quản lý luôn phải thực hiện giám sát liên tục để đảm bảo rằng dịch vụ chăm sóc này có chất lượng và hiệu quả. Việc thẩm định như vậy khá phức tạp vì nó đòi hỏi người quản lý phải luôn cập nhật các thay đổi và quy định, quản lý ngân sách bệnh viện và hoạt động của các nhân viên y tế.
Các bệnh viện là phòng khám đa khoa có cấu tạo rất phức tạp, bao gồm nhiều phòng ban, chuyên khoa, lịch trình, nhóm và nhiều loại tài liệu khác nhau cần có sự quản lý nghiêm ngặt. Mỗi khoa, mỗi bộ phận sẽ có những vai trò và chức năng chuyên môn nhất định, tại đây sẽ luôn có những người quản lý trực tiếp để điều phối hoạt động của từng nhánh nhỏ. Trong khi đó, nhiệm vụ của quản lý bệnh viện là xử lý tổng thể các lĩnh vực này, đảm bảo các chức năng của bệnh viện có thể phối hợp với nhau và thực hiện một cách trôi chảy. Mặc dù công nghệ đang đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà quản lý trong một số lĩnh vực nhất định, nhưng chúng không thể nào hoàn toàn thay thế được vai trò của nhà quản lý.
Nhà quản lý bệnh viện cũng phải thường xuyên làm những công việc liên quan đến quản lý tài chính. Họ sẽ xem xét ngân sách và kiểm tra xem chi phí hiện tại và dự kiến của bệnh viện có phù hợp với những gì được phân bổ hay không. Ngoài ngân sách, quản lý bệnh viện cũng phải quản lý các khoản chi phí và hóa đơn của bệnh nhân. Xây dựng chiến lược để xử lý mối liên hệ giữa bệnh nhân và các bên bảo hiểm.
Một vai trò nữa của quản lý bệnh viện là tạo môi trường làm việc hiệu quả cho tất cả các nhân viên. Nhà quản lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thuê và tuyển dụng nhân viên y tế, họ cũng sẽ tạo lịch làm việc và quản lý ca làm việc.
Những tố chất thiết yếu giúp bạn trở thành người quản lý bệnh viện tốt bao gồm:
Tố chất lãnh đạo
Tư duy phản biện
Giao tiếp, giải trình và xây dựng mối quan hệ
Khả năng thích ứng với môi trường và linh hoạt trong mọi tình huống
Tự tin, quyết đoán và luôn đổi mới
Có đạo đức nghề nghiệp, công bằng, minh bạch.
Mục tiêu đào tạo của ngành quản lý bệnh viện là tạo ra những cá nhân có đủ kiến thức, kỹ năng và tố chất để đảm nhận vị trí then chốt là quản lý chung mọi khía cạnh liên quan đến bệnh viện.
Có khả năng xây dựng quy trình làm việc, điều hành các hoạt động và bộ phận khác nhau trong hệ thống quản trị bệnh viện.
Có trình độ chuyên sâu về quản lý, khả năng phân tích và các kỹ năng quản trị, am hiểu kiến thức chuyên ngành y tế ở mức sâu sắc.
Có khả năng ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào công tác giám sát và quản lý. Đồng thời biết linh hoạt để xử lý các vấn đề xã hội trong mối quan hệ giữa người với người, hay các vấn đề xung đột nội bộ.
Năm 2009, Việt Nam chỉ có 1 trường duy nhất là Đại học Hùng Vương đào tạo chuyên ngành quản trị bệnh viện. Đến nay, chuyên ngành đã được phổ biến rộng rãi hơn tại nhiều cơ sở giáo dục bậc đại học khác như Đại học Phan Châu Trinh, Đại học Duy Tân, Đại học Nam Cần Thơ, Đại học Kinh Tế TPHCM.
Các khối xét tuyển chuyên ngành này bao gồm từ A đến D. Phổ biến nhất là B00 (Toán, Hóa, Sinh). A00 (Toán, Lý, Hóa), C01 (Toán, Văn, Lý), các khối khác thì ít sử dụng hơn như A01, C02, D01,...
Hệ thống chương trình giảng dạy tại các cơ sở đào tạo này đều có nhiều chung bao gồm kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức chuyên ngành.
Chương trình giáo dục đại cương bao gồm: các môn triết học Mác Lênin, các môn tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật, tâm lý giao tiếp, tin học, toán và thống kê, tiếng anh, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng.
Chương trình kiến thức chuyên ngành bao gồm: các môn kinh tế, các môn quản trị, các môn kế toán, luật y tế, hệ thống thông tin, tiếng anh chuyên ngành, các môn marketing, quản trị liên quan đến y tế, thực tập tốt nghiệp.
Mức lương dành cho nhà quản lý bệnh viện ở mọi quốc gia đều khá cao. Tại Mỹ, mức lương trung bình hàng năm của quản lý bệnh viện là gần 2,6 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức lương trung bình quốc gia. Tại Nhật, mức lương trung bình của nhà quản lý bệnh viện là gần 41 triệu đồng/tháng. Tại Việt Nam, sinh viên sau khi ra trường làm việc tại những vị trí cơ bản tại bệnh viện có thu nhập trung bình từ 6-8 triệu đồng, nếu có cơ hội lên đến vị trí quản lý bệnh viện thì mức lương có thể tăng theo, mức lương này có thể dao động từ 10 đến 35 triệu tùy khu vực, quy mô, loại hình bệnh viện và kinh nghiệm làm việc. Các nhà quản lý làm việc tại thành phố lớn và bệnh viện lớn thì mức lương sẽ cao hơn nhiều so với khi làm việc tại vùng nông thôn và các cơ sở y tế nhỏ lẻ.
Hầu hết các nhà quản lý bệnh viện thường có bằng cử nhân và vài năm kinh nghiệm làm việc trong môi trường bệnh viện. Bằng cử nhân giúp cho sinh viên có những kiến thức cơ bản trong hoạt động chăm sóc sức khỏe như dịch vụ y tế, kế toán, hệ thống thông tin và các vấn đề đạo đức. Tuy nhiên, một vài bệnh viện lớn có thể lấy bằng thạc sĩ làm điều kiện tiên quyết cho vị trí quản lý bệnh viện. Bên cạnh đó, kinh nghiệm làm việc thực tiễn lại cung cấp cho các cá nhân cơ hội mài giũa các kỹ năng liên quan đến quản lý bệnh viện như phân tích, sử dụng công nghệ kỹ thuật và giao tiếp.
Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại nhiều vị trí trong bệnh viện, lộ trình thăng tiến sẽ phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm làm việc:
Làm việc trong các cơ sở y tế công lập, tư nhân với tư cách là người quản lý như quản lý nhân lực, trang thiết bị, dự án, hồ sơ, các chương trình hợp tác.
Phụ trách các nghiệp vụ y tế tài chính tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Quản lý, điều hành cơ sở y tế với vai trò là Giám đốc, trưởng phó phòng ban chức năng.
Phụ tá cho Giám đốc bệnh viên trong khâu quản lý và điều hành.
Triển vọng phát triển trong ngành quản lý bệnh viện đang rất cao. Từ năm 2019 đến năm 2029, mức tăng trưởng về nhu cầu nhà quản lý bệnh viện trên toàn thế giới được dự đoán là 32%, nhanh hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình dự kiến của nhiều ngành nghề khác.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu quản lý bệnh viện là gì? Bệnh viện là môi trường có nhịp độ nhanh, hoạt động thông suốt ngày đêm, nhà quản lý bệnh viện thường có thời gian làm việc dài để đáp ứng nhu cầu bận rộn của ngành chăm sóc sức khỏe. Những người quản lý thường có lịch trình làm việc dày đặc, thậm chí là làm cả vào cuối tuần, đêm và ngày lễ. Hãy hiểu rõ tất cả những ưu nhược điểm của ngành nghề để đưa quyết định phù hợp với sở thích và điều kiện của bản thân.
Phòng khám nha khoa cũng là một cơ sở cung cấp dịch chăm sóc sức khỏe rất phổ biến hiện nay, các cơ sở này cũng luôn yêu cầu được quản lý theo cách hiện đại và chuyên nghiệp trong mọi hoạt động. Cùng tìm hiểu cách quản lý phòng khám đa khoa hiệu quả nhất trong bài viết này nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ