Tiện ích
Cẩm nang
Quả sung rất quen thuộc đối với chúng ta, là một loại quả thường được sử dụng cho các món gỏi hoặc món ốc. Quả sung có vị hơi chát, nhưng lại chứa rất nhiều dưỡng chất trong đó. Con người có thể sử dụng quả sung tươi, quả sung khô và cả lá sung. Vậy quả sung là gì? Ngoài công dụng làm nguyên liệu cho các món ăn thì quả sung còn có những tác dụng nào khác? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Quả sung là quả của cây sung, có kích thước bằng khoảng ngón tay cái người trưởng thành. Quả sung có hình dáng giống như giọt nước, khi còn xanh có màu xanh đậm, khi chín có màu vàng. Quả mọc theo chùm, một chùm có thể có đến vài chục quả.
Thịt sung màu hồng, hạt nhỏ li ti, bên trong có một khoảng rỗng ruột. Quả sung xanh có vị hơi chát, giòn. Quả sung chín bớt vị chát đi, thay vào đó dai và có vị ngọt nhẹ. Quả sung xanh có thể bảo quản được khá lâu trong tủ lạnh. Nếu để trong điều kiện phòng thì bảo quản được vài ngày.
Theo công bố của các nhà khoa học thì trong quả sung tươi có chứa rất ít calo và rất nhiều chất dinh dưỡng. Trong quả sung có chứa chất đạm, lipid, chất xơ, đường, magie, canxi, kali, phốt pho, choline, vitamin C, vitamin A, vitamin B9 dạng folate, beta-carotene, vitamin K, lutein và zeaxanthin.
Trong quả sung có chứa hàm lượng đường cao, đặc biệt là quả sung chín và quả sung được sấy khô. Ngoài ra thì các chất dinh dưỡng có trong quả sung cũng cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất và nhiều hoạt động khác trong cơ thể.
Ngay từ xa xưa ông cha ta đã truyền lại mẹo sử dụng quả sung để chữa táo bón. Trong quả sung có nhiều chất xơ, bổ sung thêm lượng chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa. Chất xơ được bổ sung sẽ làm giảm bớt đi bệnh táo bón, làm giảm hiện tượng đầy hơi.
Hơn nữa, chất xơ từ quả sung còn tạo ra môi trường tốt để nuôi sống các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Người ta còn công nhận tác dụng làm giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa của quả sung, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm loét đại tràng.
Dưới tác dụng của những dưỡng chất có trong quả sung, lượng mỡ trong máu và huyết áp được cải thiện đáng kể, từ đó làm giảm áp lực lên mạch máu. Không chỉ vậy, ăn sung còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch chuyển hóa.
Người ta còn công nhận tác dụng làm giảm huyết áp từ chiết suất quả sung trên cơ thể động vật và tác dụng cải thiện chất béo trung tính, chất béo tốt và chất béo toàn phần của chiết suất lá sung. Những nghiên cứu về tác dụng của quả sung đối với hệ tim mạch ở người vẫn đang được tiếp tục tiến hành.
Mặc dù đây mới chỉ là công dụng tiềm năng của sung nhưng cũng xứng đáng được ghi nhận. Cụ thể, lá sung có công dụng đối kháng mạnh mẽ với tế bào ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng hoặc ung thư vú.
Tuy vậy những kết luận này mới chỉ dừng lại ở cấp độ nghiên cứu và còn cần thêm rất nhiều thời gian để phát triển cũng như thử nghiệm nhiều hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những công dụng bất ngờ của quả sung đối với làn da, đặc biệt là những làn da bị ngứa, khô hoặc da bị viêm do dị ứng. Chiết suất từ quả sung là nguyên liệu quan trọng để điều chế kem trị viêm da hiệu quả.
Ngoài ra thì người ta cũng kết hợp chiết suất từ quả sung và chiết suất của nhiều loại trái cây khác để làm giảm sự phân hủy collagen, cải thiện các nếp nhăn trên da và chống lại hiện tượng oxy hóa. Tuy nhiên những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ phòng thí nghiệm.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu các nhà khoa học còn phát hiện thêm tác dụng điều trị mụn cóc của mủ cây sung.
Có nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tác dụng phân giải glucose và bảo vệ gan của quả sung. Nghiên cứu trên những con chuột bị mắc bệnh tiểu đường cho thấy tác dụng đáng kể của loại quả này trong tăng cường sản xuất insulin và giảm đường huyết.
Có vẻ như chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa quả sung và sức khỏe của tóc. Tự nhiên trong thành phần dinh dưỡng của quả sung thì rất giàu chất sắt sắt là một loại khoáng chất quan trọng giúp mái tóc duy trì khỏe mạnh.
Nói vậy không có nghĩa là bạn được phép sử dụng chiết xuất của quả sung để chăm sóc tóc một cách tùy tiện mà bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước để đảm bảo rằng chiết suất của sung sẽ không gây hại cho mái tóc hay da đầu của bạn.
Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu trên loài chuột và kết luận rằng quả sung có công dụng làm hạ cơn sốt. Tuy vậy vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để chứng minh được tác dụng hạ sốt của quả sung trên cơ thể con người. Mặc dù vậy thì đây cũng là một công dụng tiềm ẩn khá thú vị của quả sung.
Hàm lượng vitamin K có trong quả sung là khá cao, điều này có thể gây bất lợi cho một số người sử dụng thuốc làm loãng máu. Những người này cần kiểm soát lượng vitamin K ở trong chế độ ăn uống hàng ngày vì vậy họ không nên ăn sung.
Ngoài ra thì trong quả sung có hàm lượng chất xơ khá là cao cho nên nếu ăn quá nhiều sung thì bạn có thể bị mắc chứng khó đi ngoài. Bên cạnh đó thì có nhiều người dị ứng với quả sung.
So với quả sung tươi thì quả sung khô chứa nhiều calo vitamin chất xơ đường và khoáng chất hơn, do đó sung khô sử dụng hiệu quả hơn trong điều trị táo bón.
Ngược lại thì trong quả sung tươi cũng có nhiều vitamin a vitamin C và beta caroten. Hàm lượng calo trong quả sung tươi cũng khá thấp bởi vậy đây là một món ăn nhẹ khá lý tưởng. Những lá sung tươi có thể được thêm vào món ăn tráng miệng hoặc và món salad.
Ngoài ra, người Việt Nam còn sử dụng lá sung để ăn kèm với các món nem khiến cho chúng đỡ ngán và cũng làm tăng thêm hương vị của món nem. Ở nước ngoài người ta sử dụng lá sung để quấn chung với thịt.
Qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trên đây, bạn đọc đã tìm hiểu quả sung là gì và những công dụng bất ngờ của quả sung mà ít người biết đến. Cây sung được trồng nhiều ở các vùng quê. Quả sung tươi được sử dụng như một món ăn vặt hoặc nguyên liệu cho ăn kèm với món gỏi. Nhiều người cũng muối sung để ăn kèm với đồ luộc.
Đường ăn kiêng là đường gì? Có những loại đường ăn kiêng nào? Có nên dùng đường ăn kiêng? Tìm hiểu về đường ăn kiêng trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ