Tiện ích
Cẩm nang
Product Design nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ trong thời gian gần đây. Ngành thiết kế sản phẩm đang có xu hướng lên top bởi thị trường thương mại đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của công nghệ và internet. Vậy Product Design là gì? Để trở thành Product Designer thì cần có những yếu tố nào? Tìm hiểu về công việc Product Design và các giai đoạn thiết kế sản phẩm trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Product Design là gì? Product Design là thiết kế sản phẩm. Nói một cách chuyên sâu hơn thì Product Design không chỉ gói gọn trong mục đích thiết kế sản phẩm theo đúng yêu cầu từ phía khách hàng, nghĩa là đáp ứng nhu cầu của khách hàng; mà Product Design còn là quá trình thiết kế ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Khi nói về Product Design bạn sẽ nghĩ đến điều gì đầu tiên?
Có thể nhiều bạn sẽ nghĩ đến yếu tố thẩm mỹ. Điều này là đúng, nhưng chưa đủ. Yếu tố quan trọng nhất của Product Design, trên cả thẩm mỹ, đó là tính ứng dụng, hay độ hiệu quả. Một sản phẩm thiết kế hoàn hảo phải là sản phẩm giải quyết được tất cả các nhu cầu của khách hàng.
Để thiết kế ra một sản phẩm hoàn hảo, người thiết kế phải nghiên cứu và có sự hiểu biết rất nhiều về tâm lý, thói quen hay hành vi của người dùng. Bên cạnh đó, họ phải hiểu được chính xác yêu cầu từ phía khách hàng.
Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu Product Design là gì và bản chất của công việc thiết kế sản phẩm. Để thiết kế được một sản phẩm hoàn hảo thì người thiết kế phải làm việc theo đúng quy trình khoa học và lần lượt thực hiện từng giai đoạn thiết kế sản phẩm.
Giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn tối quan trọng của quá trình thiết kế sản phẩm đó là đặt ra mục tiêu cụ thể. Mục tiêu chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tiếp theo. Thông qua mục tiêu, đội ngũ thiết kế sẽ xác định được những công việc cần làm và hướng đi đúng đắn.
Có thể nói, chỉ cần xác định được đúng mục tiêu thì cũng đồng nghĩa với việc Product Designer đã đi được 1/2 quãng đường.
Giá trị cốt lõi của một sản phẩm chính là lợi ích mà sản phẩm đó mang lại cho người tiêu dùng. Sau khi xác định được mục tiêu thì công việc tiếp theo mà Product Designer cần làm đó là nghiên cứu về giá trị cốt lõi của sản phẩm. Hơn nữa, giá trị cốt lõi này phải là giá trị riêng biệt và độc nhất vô nhị. Đây chính là yếu tố giúp cho sản phẩm nổi bật và tạo được cơn sốt trên thị trường.
Tính ứng dụng là một trong những thang đo sự thành công của quá trình Product Design. Về nguyên tắc thì sản phẩm được thiết kế một cách hoàn hảo phải là sản phẩm đáp ứng được tất cả nhu cầu hoặc sự mong đợi của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, điều đó chỉ là trên nguyên tắc. Thị trường rất đa dạng và nhu cầu của người tiêu dùng là không giống nhau. Bởi vậy thiết kế một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của 100% người tiêu dùng là điều không thể.
Vậy làm thế nào để xác định chính xác đối tượng khách hàng? Đáp án chính là chỉ lựa chọn ra một phân khúc khách hàng nhất định và xác định nhu cầu cụ thể từ họ.
Từ ý tưởng đến thực tế luôn là một chặng đường rất dài và có thể là chặng đường dài nhất đối với Product Design. Điều này cũng có nghĩa là cực kỳ khó để hiện thực hóa mọi ý tưởng nảy ra trong đầu.
Mặc dù vậy, nếu bạn không phác thảo ra ý tưởng thì bạn sẽ không có cơ sở nào để bắt tay vào thực hiện cả. Việc xây dựng ý tưởng và phác thảo ý tưởng có thể khiến bạn mất rất nhiều thời gian, tuy nhiên đây lại là quy trình không thể bỏ qua trong Product Design.
Bạn có thể có nhiều hơn một ý tưởng ban đầu, đó là điều rất bình thường. Sau đó bạn cần chọn ra một ý tưởng khả thi nhất để đào sâu hơn vào đó.
Có thể nói đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định giá trị của mọi giai đoạn trước đó. Đây cũng sẽ là giai đoạn vất vả nhất và tốn nhiều thời gian nhất.
Quy trình triển khai thiết kế sản phẩm sẽ bắt đầu từ xây dựng, nghĩa là tạo ra bản thiết kế ban đầu từ ý tưởng đã phác thảo trước đó.
Tiếp theo, Product Designer sẽ đánh giá tổng thể bản thiết kế thông qua những thử nghiệm trong thực tế. Sản phẩm sẽ được sử dụng bởi một nhóm người dùng để thu về phản hồi, đánh giá, nhận xét, góp ý.
Cuối cùng là cải tiến sản phẩm. Từ những phản hồi và góp ý của những người dùng thử, Product Designer sẽ cân nhắc và tiếp tục chỉnh sửa thiết kế theo chiều hướng hoàn thiện hơn. Trước khi chính thức tung ra thị trường thì sản phẩm phải được đến độ hoàn thiện cao nhất.
Một số bạn chỉ dừng lại ở giai đoạn triển khai thiết kế sản phẩm và tung ra thị trường mà quên mất giai đoạn đo lường và đánh giá hiệu quả. Bên cạnh đó thì có nhiều bạn không thực sự coi trọng giai đoạn này, do đó cố tình bỏ qua.
Tuy nhiên, đây là một giai đoạn quan trọng không kém và cũng không được phép bỏ qua. Việc đo lường và đánh giá hiệu quả của sản phẩm giúp bạn đúc kết ra được những bài học bổ ích.
Hiệu quả của sản phẩm được thể hiện một cách chính xác nhất qua những con số. Qua đó, Product Designer có thể biết được chính xác liệu sản phẩm của mình có thực sự đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hay không. Họ cũng sẽ có thêm những căn cứ để cải thiện sản phẩm hoặc khai thác nhiều hơn ưu điểm của sản phẩm.
Sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người dùng mới được coi là sản phẩm thành công. Để hiểu rõ được nhu cầu đa dạng của người dùng thì sử dụng những con số là một phương pháp hiệu quả. Thông thường thì một vài cuộc khảo sát hoặc thống kê sẽ giúp thu về những con số cần thiết.
Product Designer cần phi hiểu được ý nghĩa mà những con số đó truyền tải, từ đó xác định được chính xác nhu cầu của người dùng. Để làm được điều này cần có kỹ năng phân tích.
Rõ ràng đây là kỹ năng không thể thiếu khi ứng dụng Product Design trong bất kỳ lĩnh vực nào. Yêu cầu về sản phẩm không chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài mà còn ở tính năng và những giá trị mà sản phẩm đó mang lại cho người tiêu dùng. Để làm tốt công việc của mình thì Product Designer cần phải có kỹ năng thiết kế.
Có thể bạn sẽ thắc mắc rằng Product Designer không phải người quản lý thì tại sao lại cần có kỹ năng hoạch định chiến lược?
Tuy nhiên, điều này không phải là vô lý đâu nhé! Trước khi bắt tay vào thiết kế sản phẩm, Product Designer cần giải quyết hai vấn đề đó là: Thiết kế sản phẩm nhằm mục tiêu gì và người tiêu dùng sẽ trả tiền cho sản phẩm vì điều gì.
Rõ ràng nếu không có kỹ năng hoạch định chiến lược thì Product Designer không thể kiên trì với các giai đoạn của quy trình thiết kế sản phẩm và cũng không thể giải quyết được hai mệnh đề trên.
Sản phẩm sau khi tung ra thị trường chắc chắn sẽ nhận về nhiều luồng ý kiến trái chiều. Tư duy phản biện sẽ rất hữu ích trong việc chắt lọc thông tin và lọc ra những góp ý, phản hồi có tính xây dựng nhất.
Qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết, bạn đã hiểu được Product Design là gì và những giai đoạn cần trải qua trong quá trình thiết kế sản phẩm. Product Design hiện nay được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành này thì có thể tìm kiếm các khóa học tại rất nhiều trung tâm.
Marketing dịch vụ tài chính là gì? Có mấy loại Marketing dịch vụ tài chính? Tham khảo một số ý tưởng thực hiện Marketing dịch vụ tài chính hiệu quả được chia sẻ trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ