Tiện ích
Cẩm nang
Nho giáo tập trung vào sứ mệnh giáo dục và được coi là phương tiện giúp con người đạt được giá trị bản thân cũng như địa vị trong xã hội ở thời Hán Vũ Đế (Thế kỷ II - TCN). Không cổ súy chế độ cha truyền con nối, tri thức độc lập, con người để có được công danh lợi lộc đều phải trải qua hệ thống thi cử vô cùng khắt khe theo đúng đạo Nho giáo. Vậy rốt cuộc Nho giáo là gì? Nó đã mang đến cho xã hội những tác động gì?
Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận về đầy đủ kiến thức xoay quanh Nho giáo để có được cái nhìn sâu sắc về tư tưởng giáo dục của ông cha thuở trước.
Muốn hiểu rõ nghĩa Nho giáo là gì, một cách hiểu đúng chính là tách từng từ trong đó ra để phân tích giá trị. Theo đó, chữ “NHO” nhìn từ ý nghĩa của Hán tự thì được ghép lại bởi hai chữ Nhân và Nhu. Nhân chỉ người còn nhu chỉ cho điều cần dùng đến. Vậy thì Nho cũng tức nói tới người luôn cần dùng đến vì họ có ích đối với xã hội. Quan niệm xưa nhìn nhận đối với người có ích này tức là hợp với lòng người và hơn hết là với lẽ trời.
Chữ Nhu còn được hiểu theo một nghĩa khác, đó là biểu thị cho sự chờ đợi. Như thế Nho trong Nho giáo còn có thể lý giải là người tri thức cần có tấm lòng chờ đợi để đến khi thích hợp sẽ ra giúp đời, cứu nước.
Như vậy, tổng kết giá trị của chữ Nho thì nó chỉ người thông hiểu đạo lý Thánh hiền, thấu tỏ đạo Trời và đạo làm người. Từ đó họ luôn tự mình nhận thức hay hướng dẫn người khác phải có lối cư xử, ăn ở sao cho hợp đạo. Những người học Nho phải biết cách thực hành để có đủ tài đức gánh vác công việc cuộc đời. Học Nho không được nặng về lý thuyết.
Còn GIÁO trong Nho giáo là gì? Nó được hiểu là việc dạy dỗ, là tôn giáo.
Vậy Nho giáo là gì? Nho giáo là một tôn giáo có hệ thống, phương pháp dạy học rất rõ ràng. Cụ thể sẽ dạy con người về đạo làm người (Nhân đạo) Hệ thống Nho giáo đi theo chủ nghĩa Thiên Địa nhân nhất thể/Thiên địa vạn vật đồng nhất thể. Phương pháp được Nho giáo sử dụng để truyền bá, dạy cho mọi người đó là chứng luận.
Hiểu thấu rõ tận sâu tâm can Nho giáo là gì sẽ biết rằng đây là tôn giáo cao minh của nhân loại. Giá trị của nó vang dội và soi sáng mọi thời. Mặc dù không được nhiều người ứng dụng ở thời hiện đại nhưng nếu như bạn hay bất kể ai có thể thấu cảm tinh thần Nho giáo, học và làm theo Nho giáo thì cũng là người đạt tới nhân cách cao quý đặc biệt.
Hiểu thế, hẳn bạn sẽ tò mò rất nhiều thứ xoay quanh Nho giáo. Ở dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt chia sẻ các thông tin, kiến thức về một tôn giá lớn, đặc biệt này.
Nho giáo bắt đầu xuất hiện ở vào thời thái cổ bên Tàu. Khi ấy, vị vua Phục Hy chính là một Thánh vương đã đắc đạo, do đó ông trông được mọi hiện tượng xảy ra ở cõi Hư linh. Chính vua là người cắt nghĩa cái lẽ Âm Dương, sự biến hóa diệu kỳ giữa trời và đất để đúc rút ra nguyên tắc dạy đời. Nói cách khác, ông đã tim ra và lý giải bát quái và trở thành một văn tự được nghiên cứu rất nghiêm túc, cẩn thận ở các đời mãi về sau.
Không những vậy, vua Phục Hy còn dạy cho dân chúng những hoạt động lao động để nuôi bản thân và phát triển xã hội như nuôi súc vật để dễ bề sai khiến, nuôi tằm nhả tơ để làm vải vóc quần áo; chế đàn ca. Song song với hướng dẫn lao động, vua còn dạy dân nhiều bài học lễ nghĩa quý giá, từ cái phép tắc để cưới vợ lấy chồng.
Sau này, ở đời của vua Hiên Viên Huỳnh đế đã tiếp tục phát triển thời đại cũng như đưa Nho giáo tiến thêm những bước phát triển nữa. Thời này, thành quả lớn nhất có lẽ là sự ra đời của áo mão và chữ viết.
Nho giáo khởi thủy lấy đạo của Trời để làm khuôn mẫu. Tư tưởng chủ đạo đó là dạy con người phải tuân theo ý/lẽ trời. Nhời khuôn thước đó mà Nho giáo đã thành công khi giúp nước Tàu thời thượng cổ có được nền hòa bình vững chắc, đời sống nhân dân thuận hòa, các mối quan hệ đồng thuận.
Đời nhà Châu, Nho giáo tiếp tục được cổ vũ và khuếch trương dưới chính sách của vua Văn Vương và Châu Công Đán - con vua. Kinh Dịch truyền lại từ thời vua Phục Hy đã được diễn giải. Các lễ nghi, tế tự được hệ thống hóa bài bản đưa con người vào khuôn phép tốt lành.
Đức Khổng Tử ra đời ở cuối thời nhà châu, cũng là đời vua Linh Vương. Khổng Tử có công to lớn trong việc phục hưng Nho giáo, chỉnh lại và san định kinh sách để tạo nên một hệ thống giáo thuyết vô cùng chặt chẽ, đưa Nho giáo xứng đáng ngang tầm với Phật giáo và Lão giáo. Vì thế mà Đức Khổng Tử được xem là giáo chủ của Nho giáo.
Kể từ Khổng Tử trở về sau, có thêm nhiều Thánh nhân đưa Nho giáo phát triển rực rỡ như Tử Tư, Mạnh Tử. Theo thời gian rất dài, Nho giáo cũng dần suy tàn và không có thêm bậc kỳ tài nào khôi phục được nữa. Nho giáo chỉ dừng lại ở mức là môn học để sĩ tử phát triển con đường quan lộ của mình. Vẻ đẹp tinh túy của Nho giáo dường như đã bị vùi lấp về sau, thậm chí tư tưởng còn bị hiểu lệch lạc không còn nguyên vẹn bản gốc.
Nho giáo được đánh giá là mang đến những điều lợi ích cho giáo dục và phát triển nhân cách, tư tưởng, lối sống của con người. Tuy nhiên, Nho giáo cũng có tính hai mặt khi được du nhập vào Việt Nam. vieclam123.vn sẽ giúp bạn nhìn nhận hai mặt này một cách đầy đủ để có thể tiếp thu đạo Nho học một cách phù hợp nhé.
Nho giáo để lại cho chúng ta một kho tàng văn học đồ sộ. Nhiều thi sĩ, nhà thơ văn và các bậc Nho sĩ đã sống theo khuôn thước của Nho giáo. Họ không ngừng chiêm nghiệm về chính mình thế nên họ đã tạo ra không biết bao nhiêu tác phẩm để đời mang giá trị sâu sắc.
Các triều đại phong kiến ở nước ta đều thiết lập các mối quan hệ dựa vào cái đạo của Nho giáo. Nho giáo dạy cho người Việt Nam từ xưa tới nay về tinh thần yêu nước, sống tuân thủ theo những lễ nghi và chuẩn mực đạo đức xã hội. Có thể khẳng định một điều rằng, Nho giáo chính là tôn giáo có công to lớn trong việc xây dựng một nền móng vững chắc để phát triển các triều đại phong kiến nước ta.
Lợi ích thứ ba của Nho giáo đó chính là xây dựng hệ thống giáo dục bài bản, chuẩn chỉnh với các cấp bậc rõ ràng. Nhờ vậy trải qua bao triều đại, thế hệ, đất nước đã tìm kiếm và đào tạo hiệu quả nhân tài.
Nói chung, khám phá nho giáo là gì còn vô vàn những điều thú vị khác mà chỉ chừng ấy câu chữ không thể nào diễn tả hết được. Chỉ biết rằng, mỗi chúng ta cũng nên tiếp thu những điều tốt đẹp mà Nho giáo dạy. Chắc chắn cuộc đời sẽ tươi đẹp và trở nên vô cùng ý nghĩa.
Bạn hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo. Một văn hóa đẹp của người Việt Nam ta nhất định ai cũng phải thấu hiểu sâu sắc ý nghĩa nhé. Đọc bài viết dưới đây để khám phá.
Chia sẻ