close
cách
cách cách cách

Tôn sư trọng đạo là gì? Những câu nói về tôn sư trọng đạo hay nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Là người con Việt Nam chắc chắn bạn sẽ biết đến truyền thống “Tôn sư trọng đạo” được lan truyền từ bao đời nay. Đây là một truyền thống vô cùng tốt đẹp vậy nên bạn cần thiết phải hiểu về nó. Tôn sư trọng đạo là gì? Những câu nói về tôn sư trọng đạo và ý nghĩa hay nhất cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích nhất để làm rõ vấn đề này.

1. Tôn sư trọng đạo là gì? Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo trong cuộc sống

1.1. Tôn sư trọng đạo nghĩa là gì?

Có thể bạn đã từng nghe rất nhiều về “Tôn sư trọng đạo” thế nhưng khi được hỏi về khái niệm Tôn sư trọng đạo nghĩa là gì thì lại khó đưa ra câu trả lời chính xác.

Để giải thích tôn sư trọng đạo là gì, mời các bạn cùng đón đọc định nghĩa dưới đây:

Tôn sư trọng đạo chính là một tư tưởng có nguồn gốc hình thành từ Nho giáo, theo đó nhằm mục đích đề cao việc học và vai trò của một người thầy giáo đúng nghĩa.

Người thầy ở đây chính là đại diện cho những gì tôn kính nhất, trải qua thời gian dài thì tư tưởng này đã trở thành một nét truyền thống văn hoá của dân tộc, đồng thời cũng thể hiện một phần đạo đức của người dân Việt.

Nhiều người còn có xu hướng hiểu tôn sư trọng đạo tiếng Anh là gì? Vậy bạn đã biết chưa?

Tôn sư trọng đạo nghĩa là gì
Tôn sư trọng đạo nghĩa là gì?

Khi dịch sang tiếng Anh thì tôn sư trọng đạo có nghĩa là “Revered Master”. Những người yêu thích ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh có thể giới thiệu về truyền thống tốt đẹp này của nước mình với bạn bè 5 châu.

Như vậy, là một người con của đất nước hình chữ S, bạn không thể không hiểu rõ khái niệm Tôn sư trọng đạo là gì, việc tìm hiểu tôn sư trọng đạo tiếng Anh là gì cũng giúp bạn có thể quảng bá hình ảnh của đất nước với bạn bè thế giới một cách hiệu quả. Đây có lẽ sẽ là vấn đề mà các hướng dẫn viên du lịch quan tâm lắm đây.

1.2. Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào?

Khi tìm hiểu khái niệm tôn sư trọng đạo là gì, bạn có mong muốn mình hiểu được hết ý nghĩ của tư tưởng tốt đẹp này hay không?

Giải thích tôn sư trọng đạo với những ý nghĩa cốt lõi sẽ giúp người tìm hiểu nắm trong tay những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Vậy tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào, cùng vieclam123.vn làm rõ qua nội dung bên dưới này nhé:

Thứ nhất, tôn sư trọng đạo chính là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Được gọi là truyền thống bởi vì bất cứ ai sinh ra cho tới khi trưởng thành thì đều được học và làm theo tư tưởng này. Cụ thể trong các nhà trường, tư tưởng này càng được đẩy mạnh vì ở đó có rất nhiều thầy, cô đang tham gia giảng dạy.

Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào
Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào?

Thứ hai, Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam. Biết tôn sư trọng đạo thì cuộc sống này sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều. Ngoài ra, người sở hữu nét văn hoá tôn sư trọng đạo thì được đánh giá là người có đạo đức, họ biết trước biết sau và biết cách đối nhân xử lý trong cuộc sống này.

Thứ ba, thực hiện theo truyền thống Tôn sư trọng đạo là làm những điều tốt đẹp để tỏ lòng biết ơn tới những người đã đào tạo mình, những người mà mình gọi làm thầy bằng cách ngoan ngoãn, nghe lời và lễ phép,...

2. Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là như thế nào?

Tôn sư là một truyền thống có từ lâu đời của Việt Nam tuy nhiên nó lại không được thể hiện quá phô trương hay hoành tráng như số năm lịch sử hình thành của mình. Chẳng cần phải đao to búa lớn hay công bố thiên hạ, chỉ cần những hành động nhỏ nhặt, giản dị trong cuộc sống là đủ.

Tôn sư trọng đạo sẽ có những biểu hiện sau đây:

2.1. Học trò luôn kính trọng và yêu quý thầy cô

Rõ ràng và ý nghĩa nhất là khi học sinh thể hiện sự kính trọng, yêu mến thầy cô của mình. Cụ thể, học sinh biết nghe lời, lễ phép và chú ý nghe giảng trong giờ học,... tất cả đều là những biểu hiện tốt đẹp thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.

Không chỉ có học sinh mầm non hay tiểu học, tất cả các học sinh, sinh viên dù ở lứa tuổi nào thì vẫn cần tỏ rõ thái độ tôn sư trọng đạo với giáo viên của mình. Chính những người thầy này sẽ đem đến tác động lớn, có ảnh hưởng tới quá trình hình thành tư tưởng, lối sống và đạo đức của các em học sinh. 

Bên cạnh đó, bất kể học sinh có tâm sự thì học sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ. Đây cũng là lý do cốt lõi để giáo viên được ví như người mẹ hiền thứ hai của các em học sinh.

Học trò luôn kính trọng và yêu quý thầy cô
Học trò luôn kính trọng và yêu quý thầy cô

2.2. Sự quan tâm của Nhà nước đối với giáo viên

Ngoài học sinh các cấp, Nhà nước cũng cần thể hiện truyền thống tốt đẹp này với các bậc thầy, cô trên cả nước. 

Cũng chẳng cần phải cái gì quá to tát, Nhà nước chỉ cần quan tâm, động viên tới các thầy cô để đảm bảo đời sống tinh thần ổn định. Bên cạnh đó, có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ giáo viên như tăng lương, tăng thưởng,... từ đó gia tăng tinh thần làm việc và đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, Nhà nước còn có cách thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo như là tu bổ lại hệ thống trường học cho khang trang hơn, xây dựng lại hệ thống hoạt động trường lớp một cách tích cực hơn,...

2.3. Tôn sư trọng đạo được thể hiện qua cách giữ gìn truyền thống

Bất kể đối tượng nào cũng nên quan tâm và gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của đất nước nếu là người con của Việt Nam. 

Vào những ngày lễ, cả học sinh và gia đình vẫn luôn làm những hành động nhằm tôn vinh các thầy cô giáo nơi con em mình theo học như tặng hoa, tặng quà hay gửi những lời chúc thật ý nghĩa tới các thầy cô giáo,...

Biểu hiện của Tôn sư trọng đạo
Biểu hiện của Tôn sư trọng đạo

Tôn sư trọng đạo thực sự là một đức tính cần được giữ gìn và phát huy, tôn trọng người thầy cô đã dạy mình cũng là thể hiện nhân phẩm đạo đức của chính mình. Vậy nên hiểu rõ tôn sư trọng đạo là gì bạn sẽ cảm thấy cuộc sống này còn nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Hãy giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này để góp phần làm đất nước trở nên giàu đẹp hơn bạn nhé.

3. Những câu nói về tôn sư trọng đạo hay nhất

Vì là một truyền thống tốt đẹp cho nên từ xưa ông cha ta đã tạo ra rất nhiều câu nói hay và ý nghĩa để tôn lên sự đẹp đẽ của truyền thống này. Đồng thời, những câu nói về Tôn sư trọng đạo còn được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia nhằm nhắc nhở các thế hệ sau giữ gìn và phát huy nó. 

Bạn đã biết những câu nói về tôn sư trọng đạo nào?

3.1. Những câu ca dao - tục ngữ - thành ngữ về tôn sư trọng đạo

Thầy cô không có công nuôi nhưng có công dưỡng dục để chúng ta thành người, chính vì vậy họ là những người vĩ đại xứng đáng được đời đời, người người nhớ ơn. Những câu ca dao, tục ngữ và thành ngữ sau đây sẽ giúp bạn ghi nhớ và phát huy truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta để lại, cùng theo dõi nhé:

Những câu ca dao - tục ngữ - thành ngữ về tôn sư trọng đạo
Những câu ca dao - tục ngữ - thành ngữ về tôn sư trọng đạo

Câu 1:

"Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây

Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu"

Câu 2: 

"Mười năm rèn luyện sách đèn

Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy"

Câu 3: 

"Ơn thầy soi lối mở đường 

Cho con vững bước dặm trường tương lai"

Câu 4: 

"Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi

Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng"

Câu 5: 

"Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"

Những câu nói hay về tôn sư trọng đạo thuộc thể loại ca dao, tục ngữ và thành ngữ điển hình trên đây thật ý nghĩa đúng không nào? Mong rằng chúng sẽ giúp bạn ghi nhớ những công ơn to lớn mà thầy cô đã dành cho mình, làm gì cũng nhớ về họ để cuộc sống này tràn đầy ý nghĩa nhé.

3.2. Những câu danh ngôn - châm ngôn về tôn sư trọng đạo ấn tượng

Ngoài những thể loại nêu trên, những câu nói về tôn sư trọng đạo còn được đúc kết qua thể loại danh ngôn và châm ngôn. Chúng là những câu nói nào hãy cùng tôi tìm hiểu qua nội dung bên dưới nhé:

Những câu danh ngôn - châm ngôn về tôn sư trọng đạo ấn tượng
Những câu danh ngôn - châm ngôn về tôn sư trọng đạo ấn tượng

Câu 1: Tiên học lễ, hậu học văn

Câu 2: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu 3: Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc

Câu 4: Học thầy không tày học bạn

Câu 5: Bán tự vi sư, nhất tự vi sư

Câu 6: Không thầy đố mày làm nên

Câu 7: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

Câu 8: Dốt đến đâu học lâu cũng biết

Câu 9: Một kho vàng không bằng một nang chữ

Câu 10: Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi

Câu 11: Ông bảy mươi học ông bảy mốt

Câu 12: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

Câu 13: Người không học như ngọc không mài

Câu 14: Ăn vóc học hay

Câu 15: Trọng thầy mới được làm thầy

Câu 16: Mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy

Câu 17: Nhất quý nhì sư

Từng câu nói đều được chắt lọc những ý nghĩa tốt đẹp nhất về người thầy, tuy câu chữ có ngắn ngủi thế nhưng ý nghĩa lại đong đầy. Chỉ cần nhìn vào đó thì bạn có thể phân tích chúng được thành một bài văn.

Nói về làm văn, vậy bạn đã biết cách nghị luận về tôn sư trọng đạo hay chưa? Nếu còn chưa tỏ thì hãy tham khảo những bài văn nghị luận về tôn sư trọng đạo được gợi ý bên dưới nhé.

4. Tham khảo bài văn nghị luận về tôn sư trọng đạo

Để viết một bài văn nghị luận về tôn sư trọng đạo hay và ý nghĩa, bạn cần phải lập nên 1 dàn ý cực kỳ chi tiết và chuẩn xác. Hãy cùng tôi khám phá dàn ý hấp dẫn đó để tự tin khi triển khai bài viết văn của mình về chủ đề này nhé.

4.1. Dàn ý bài văn nghị luận về tôn sư trọng đạo được lên như thế nào?

4.1.1. Mở bài cho bài văn nghị luận về tôn sư trọng đạo

Dẫn dắt để giới thiệu về truyền thống quý báu tôn sư trọng đạo này của dân tộc. Bạn có thể lựa chọn 1 trong những câu nói về tôn sư trọng đạo mà tôi liệt kê ở trên để làm chủ đề chính phân tích.

Người thầy đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Thầy cô không chỉ là người cho ta kiến thức mà còn dạy ta cách làm người. Chính bởi vậy, tôn trọng thầy cô, biết ơn những công sức mà thầy cô đã dành cho thế hệ học trò chính là nét đẹp tâm hồn của con người, cũng là làm đúng đạo nghĩa từ ngàn đời nay.

Mở bài cho bài văn nghị luận về tôn sư trọng đạo
Mở bài cho bài văn nghị luận về tôn sư trọng đạo

4.1.2. Thân bài cho bài văn nghị luận về tôn sư trọng đạo

Giải thích tôn sư trọng đạo là gì: Tôn sư trọng đạo là tôn trọng thầy cô, kính trọng, biết ơn người đã có công dạy dỗ mình nên người

Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo: Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời.

Tôn sư trọng đạo là đạo nghĩa của một người có đạo đức tốt, phẩm chất tâm hồn đẹp.

Biểu hiện của tôn sư trọng đạo

- Trong lịch sử: Tôn sư trọng đạo thể hiện ở đạo nghĩa thầy trò, học trò luôn kính trọng thầy giáo, người thầy được xem là biểu hiện của chuẩn mực và khuôn phạm đạo đức.

- Trong cuộc sống hiện nay: Tôn sư trọng đạo thể hiện ở việc người học trò luôn ngoan ngoãn, chăm chỉ, lễ phép, tôn trọng thầy cô giáo. Thêm vào đó, người học trò trong xã hội hiện đại, thời đại công nghệ 4.0 còn coi thầy cô là người anh, người, chị, người cha, người mẹ để chia sẻ, tâm sự những câu chuyện, khúc mắc trong cuộc sống.

Đưa ra dẫn chứng cụ thể:

- Dẫn chứng về những người thầy giỏi trong lịch sử dân tộc

- Dẫn chứng về biểu hiện của tôn sư học đạo

Phần Mở rộng

Những biểu hiện không tôn sư trọng đạo: không tôn trọng thầy cô giáo, không lễ phép, thường xuyên trốn học, vi phạm nội quy, làm phiền lòng thầy cô. Khi đã ra trường thì quên thầy, không nhớ về người đã có công dạy dỗ mình.

Người giữ được nét đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo có một cuộc sống tốt đẹp, thành công trong cuộc sống.

Thân bài cho bài văn nghị luận về tôn sư trọng đạo
Thân bài cho bài văn nghị luận về tôn sư trọng đạo

4.1.3. Kết bài của bài văn nghị luận về tôn sư trọng đạo

Nếu ra những ý nghĩa to lớn của truyền thống Tôn sư trọng đạo, truyền thống ấy có ảnh hưởng lớn tới đời sống con người như thế nào.

4.2. Bài văn nghị luận về Tôn sư trọng đạo cho bạn tham khảo

4.2.1. Bài văn nghị luận về Tôn sư trọng đạo số 1

Tôn sư trọng đạo là truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp với ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Xã hội ngày càng hiện đại, không tránh khỏi những ảnh hưởng không tốt của các yếu  tố bên ngoài tác động vào tâm lý cũng như nhân cách đạo đức các bạn trẻ. Vấn đề về việc rèn luyện đạo đức học đường luôn nhận được sự quan tâm lớn của mọi người và truyền thống tôn sư trọng đạo cũng thế. Để hiểu rõ hơn trước tiên chúng ta cần hiểu tôn sư trọng đạo là gì?

Tôn sư trọng đạo được hiểu rõ khi tìm hiểu cụ thể từng vế tôn sư và trọng đạo. Tôn sư nghĩa tôn trọng, kính trọng và đề cao người thầy dạy học, dạy nét chữ nét người, người truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ. Trọng đạo thể hiện qua việc trọng là tôn trọng, coi trọng và đạo là đạo lý, con đường làm người, đạo đức. 

Tôn sư trọng đạo được hiểu cụ thể là sự tôn kính của người học trò đối với người mang lại tri thức cho mình, coi trọng tri thức của bản thân đồng nghĩa với việc coi trọng người thầy người cô. Vai trò của thầy cô là quan trọng đối với tri thức của các bạn và các bạn là người tiếp nối tri thức mà thầy cô truyền đạt với tinh thần ham học hỏi và lòng biết ơn cao.

Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta truyền lại từ thời xa xưa thể hiện qua sự hiếu học của các sĩ tử thời xưa, thể hiện qua các kỳ thi quan trọng, thi tú tài, thi quan chức, đậu bảng danh đem lại niềm tự hào cho người thầy. 

Ngày này, truyền thống đó càng phải được phát huy và đó là lý do tại sao phải tôn sư trọng đạo. Tôn trọng và giữ gìn những giá trị tốt đẹp của dân tộc cũng như tôn trọng những thành quả công lao trong nghề nhà giáo.

Tôn sư trọng đạo là cần thiết thể hiện sự kính trọng đối với người thầy, người cô. Thầy cô là người dù đứng trước khó khăn không chỉ về kiến thức, về cuộc sống mà không ngừng trau dồi bản thân, mang những kiến thức hay, lý lẽ phải tới những mầm non tương lai của cuộc sống.

Bài văn nghị luận về Tôn sư trọng đạo số 1
Bài văn nghị luận về Tôn sư trọng đạo số 1

Cuộc sống hiện đại vai trò của thầy cô luôn được đề cao, phải có sự kính trọng, biết ơn tới những người làm nghề nhà giáo thì các bạn trẻ mới biết trân trọng công sức của thầy cô, cha mẹ hay của chính bản thân các bạn bỏ ra.

Tôn sư trọng đạo còn thể hiện dân tộc ta là một dân tộc hiếu học cao, tôn vinh nghề nhà giáo chứng tỏ dân tộc ta là dân tộc luôn tiến đầu về tri thức và giáo dục thế hệ. Sự nghiệp trồng nghiệp luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhà nước, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực làm cho xã hội phát triển hơn. 

Như ông cha ta có câu “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, khẳng định được “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”  Tất cả những yếu tố đó đều liên quan đến truyền thống tôn sư trọng đạo và nâng cao trách nhiệm trong việc tôn sư trọng đạo là cần thiết.

Rèn luyện tốt đạo đức tôn sư trọng đạo giúp các bạn trau dồi bản thân về kỹ năng sống tốt, khi biết kính trên đối với người lớn tuổi cũng như biết tôn trọng người thầy người cô của mình, giúp các bạn luôn có một tâm lý thoải mái và tích cực trong học tập, mối quan hệ giữa thầy cô và học trò luôn có sự gần gũi với nhau và kết quả đem lại cao.

Tôn sư trọng đạo cần thiết trong việc phát triển khả năng bản thân ở mỗi lĩnh vực. Kiến thức bản thân là chưa đủ, rèn luyện đạo đức cũng cần có trong quá trình học tập của các bạn trẻ và tôn sư trọng đạo là đạo lý cần thiết đối với học sinh sinh viên. 

Tôn sư trọng đạo còn giúp các bạn trong việc biết  trân trọng cũng như biết yêu thương gia đình mình hơn, tôn trọng người dạy dỗ mình người nuôi nâng mình thể hiện qua ý thức thái độ không ngừng học tập và kết quả cao là sự thể hiện lòng biết ơn tới thầy cô, cha mẹ.

Tôn sư trọng đạo là đạo lý tốt đẹp cần được phát huy  trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội. Có rất nhiều cử chỉ hành động đẹp biểu hiện của tôn sư trọng đạo. Đối với các bạn trẻ có ý thức cũng như có sự nhận thức đúng đắn về vai  trò của thầy cô thì những hành động với suy nghĩ tốt đẹp trong môi trường giáo dục là thường thấy rõ. 

Bên cạnh đó cũng có một số biểu hiện các bạn trẻ không nhận thức được vai trò của việc học tập nên sự tôn trọng trong tiếp thu kiến thức là không có, tôn trọng thầy cô cũng không được nâng cao. Vấn đề cần được phê phán và lên án đối với trường hợp thiếu lễ phép với thầy cô.

Biểu hiện tốt của tôn sư trọng đạo, biểu hiện của tôn sư trọng đạo thể hiện rõ nhất ở kết quả học tập của các bạn trẻ. Tình cảm, thái độ hành động đối với thầy cô. Chỉ cần những hành động nhỏ của học sinh như lắng nghe thầy cô giảng dạy trên lớp, tập trung tiếp thu kiến thức, chào hỏi lễ phép khi gặp thầy cô giáo, biết lắng nghe sự đóng góp ý kiến của thầy cô.

Biểu hiện của tôn sư trọng đạo còn thể hiện ở việc thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh. Học sinh khi hoàn thành công việc do giáo viên đề ra là đã làm tốt trách nhiệm của bản thân trong việc học tập. Tôn sự trọng đạo là khi làm cho thầy cô hài lòng về kết quả mà các bạn học sinh mang lại, biết ơn về những kiến thức mà thầy cô truyền đạt cho các bạn, tất cả đều mang lại lợi ích cao. 

Thành công của các bạn là phần lớn trong việc thể hiện sự tôn sư trọng đạo, giáo dục là trách nhiệm của giáo viên và học sinh khi rèn luyện bản thân hoàn hảo thì giáo viên cũng đã hoàn thành tốt trách nhiệm của mình và mang lại những nhân tài cho đất nước.

Biểu hiện của tôn sư trọng đạo còn thể hiện ở việc giúp đỡ thầy cô giáo khi cần thiết. Giúp đỡ thầy cô ở đây là sự giúp đỡ về tinh thần, về vật chất. Sự động viên an ủi thầy cô khi thầy cô gặp khó khăn hay sự tâm sự với thầy cô không chỉ trong học tập mà ngoài cuộc sống hàng ngày.

Tôn sư trọng đạo còn được biểu hiện qua các câu tục ngữ mang giá trị cao như bài học đầy ý nghĩa và sâu sắc cho các bạn trẻ như “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay câu “một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” hay câu ca dao “Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” Những câu tục ngữ hay câu ca dao ngắn nhưng nội dung mang lại thể hiện rõ giá trị của người thầy trong việc truyền đạt tri thức của bạn trẻ. Có thể thấy, nếu trẻ là trang giấy trắng thì người cầm bút viết lên những tờ giấy trắng ấy chính là thầy cô giáo.

Biểu hiện tốt đẹp của tôn sư trọng đạo còn thể hiện qua hành động tôn vinh biết ơn vào ngày đặc biệt – ngày nhà giáo Việt Nam. Ngày 20/11 hằng năm đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân với một niềm kính trọng biết ơn đối với nghề dạy học cao quý. 

Hình ảnh cha mẹ học sinh tặng hoa thầy cô trong ngày 20/11 và cả hành động những cán bộ cấp cao của Đảng và nhà nước đến thăm hỏi và thể hiện tình yêu thương tới những thầy cô giáo cũ đã về hưu. 

Tất cả đều nói lên truyền thống và đạo lý cao đẹp, đó không chỉ là đạo lý tình cảm mà còn là tinh thần sức mạnh hành động cách mạng để đưa đất nước đi lên ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Xã hội không ngừng phát triển học tập luôn là vấn đề được quan tâm, giáo dục trong trường học luôn được nâng cao nhưng vẫn có một số bạn trẻ thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo, những người đem tri thức, dạy các bạn nhân cách đạo đức tốt đẹp. 

Thái độ vô lễ với thầy cô như gặp thầy cô không chào hỏi hay nói chống không với thầy cô,  không có sự thừa gửi, cãi lại thầy cô với những lời nói nặng lời, coi thường môn học mà thầy cô dạy vì bản thân mình không thích học môn đó, thiếu ý thức trong học tập… 

Rất nhiều hành động và những cử chỉ không tốt làm tổn thương thầy cô, tâm lý không thoải mái khiến sự truyền đạt kiến thức cũng không đạt hiệu quả cao. Học sinh không biết được vai trò to lớn của thầy cô, không biết được nếu không có thầy cô các bạn không thể làm bất cứ điều gì hay không thực hiện được mong muốn mục tiêu của bản thân. 

Biểu hiện cụ thể như những hành động sai trái trong thi cử như sử dụng tài liệu, quay cóp trong khi làm bài khi không có ý thức học bài hay không tuân thủ nội quy nhà trường đề ra. Tất cả đều thể hiện sự thiếu tôn trọng thầy cô, thầy cô luôn tin tưởng vào học trò của mình nhưng ngược lại học trò lại mang lại sự thất vọng lớn cho thầy cô. 

Sự thiếu hiểu biết trong đạo lý không tôn sự trọng đạo được thấy rõ nhất và nó còn gián tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của thầy cô và kết quả học tập của các bạn đi xuống và không đạt được sự mong muốn của phụ huynh.

Hướng dẫn viết văn nghị luận về Tôn sư trọng đạo
Hướng dẫn viết văn nghị luận về Tôn sư trọng đạo

Từ những biểu hiện cả về mặt tích cực và tiêu cực thể hiện ở trên mà mỗi học sinh sinh viên cần có nhận thức đúng đắn trong học tập, trong quá trình tiếp thu kiến thức. Phương pháp để rèn luyện bản thân luôn cần thiết để trau dồi bản thân cả về kiến thức và kỹ năng, cũng như thể hiện được đạo lý tôn sư trọng đạo hoàn hảo nhất.

Nâng cao hiệu quả giáo dục từ gia đình, đây là môi trường giáo dục đầu tiên mà các bạn tiếp xúc và phát triển. Sự giáo dục từ phía gia đình có vai trò quan trọng quyết định nhân cách, đạo đức của mỗi người, đặc biệt đạo đức tôn sư trọng đạo.

Nhà trường cũng phải quan tâm giáo dục đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho học sinh ngay từ khi cắp sách đến trường, biết ý thức cao trong việc học tập. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. 

Thầy cô không chỉ truyền tri thức, kỹ năng mà phải là tấm gương về đạo đức, lối sống, tự rèn luyện bản thân, trách nhiệm với công việc, yêu thương học sinh, có như thế học sinh mới có hứng thú trong việc học tập tốt và tôn sư trọng đạo luôn được đề cao.

Nhà trường cũng như gia đình phải có các quy định xử lý nghiêm các hành vi thiếu tôn trọng, vô lễ, xúc phạm đến phẩm chất nhà giáo, đặc biệt là giáo viên giảng dạy. Các  bạn trẻ cũng không ngừng nâng cao tinh thần học hỏi cả về kiến thức lẫn nhân cách ngay khi còn nhỏ, hiểu được vai trò của bản thân trong việc học tập và sự quan trọng của thầy cô giáo trong việc truyền đạt tri thức cho các bạn mà có ý thức tốt hơn, nâng cao đạo đức tôn sư trọng đạo trong nhân cách thế hệ trẻ.

4.2.2. Bài văn nghị luận về Tôn sư trọng đạo số 2

Dân gian ta vẫn thường có câu:

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Những câu ca dao ấy đã đề cao vai trò của người thầy trong xã hội. Thầy cô không chỉ là người truyền cho ta những kiến thức, hiểu biết về xã hội mà còn dạy ta nhân cách làm người. Chính bởi sự cống hiến và vai trò to lớn của người thầy mà mỗi thế hệ học sinh đều luôn phải biết yêu quý, kính trọng và biết ơn thầy cô.

Trong xã hội xưa, người thầy luôn được coi trọng, được coi là biểu tượng của “khuôn vàng thước ngọc” có nhân cách đạo đức tốt, giỏi chữ nghĩa để truyền giảng đạo nghĩa nhà Nho cho bao thế hệ học trò trở thành người có đức có tài để ra tay giúp dân cứu nước. 

Từ những ngày xa xưa, người thầy đã có một vị trí vô cùng quan trọng, người xưa quan niệm có ba vị trí đặc biệt trong xã hội là “Quân-Sư-Phụ”,(nghĩa là vua-thầy-cha), người thầy chỉ đứng sau vua của một nước.

Ngay từ thời vua Hùng, nhà vua đã chú trọng đến việc dạy chữ cho các công chúa, hoàng tử. Vua Hùng thứ 18 rất chú trọng đến việc học hành, cọi trọng truyền thống tôn sư học đạo, tu dưỡng đạo đức và rèn luyện ý chí của con người. 

Khi thầy cô mất, nhà vua còn cho an táng ngay tại nơi thầy cô đã dạy chữ, hàng năm đều thờ cúng hương hỏa đầy đủ. Chính từ thời bấy đến nay mà truyền thống tôn sư trọng đạo được lưu truyền như một nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Bài văn nghị luận về Tôn sư trọng đạo số 2
Bài văn nghị luận về Tôn sư trọng đạo số 2

Ở thời xưa, các gia đình thường không có điều kiện cho con đi học, thường thì những nhà có điều kiện mới cho con đi học chữ, và nếu đi học thì sẽ là nam nhi học sách thánh hiền để đỗ đạt làm quan. 

Cũng có những người không nhận chức làm quan mà trở về quê nhà để dạy chữ thánh hiền cho trẻ nhỏ. Bởi vậy người thầy phải là người có học thức cao, được nhiều người mến phục. 

Truyền thống “tôn sư trọng đạo” thời xưa thường gắn với tính mô phạm, khuôn phép, học trò tuyệt đối tôn trọng thầy giáo, thầy phải ra thầy, trò phải ra trò, không được có những hành động và lời nói quá trớn hay trêu đùa giống như những người bạn với nhau. 

Biểu hiện của tôn sư trọng đạo có khi chỉ là gia đình học trò biếu thầy những thức quà quê giản dị. Học trò thì chăm chỉ, lễ phép, gặp thầy phải biết kính cẩn, trang nghiêm.

Ngay đối với Nguyễn Trãi, một anh hùng của dân tộc, cũng đã từng đạt được bao công danh trên chốn quan trường, nhưng mãi đến khi về già, ông vẫn luôn canh cánh trong lòng về “nợ cũ” còn vương trên vai:

“Nợ cũ trước nào báo hổ

Ơn thầy, ơn chúa, liễu ơn cha”

Một số người thầy nổi tiếng trong lịch sử nước ta như thầy Lê Văn Hưu, thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Phi Khanh thời nhà Trần, thầy Trần Ích Phát thời nhà Lê, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm thời nhà Mạc. Thế kỉ XIX ta có thầy Cao Bá Quát là người nổi tiếng với văn hay chữ tốt, thầy Nguyễn Đình Chiểu với quan niệm dạy người cao hơn dạy chữ. 

Đầu thế kỉ XX, chúng ta có thầy giáo Nguyễn Thức Tự, không những truyền kiến thức mà còn bồi dưỡng cho bao thế hệ học trò lòng yêu nước, trở thành những chí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Lê Văn Hân, Đặng Thái Thân, Ngô Đức Kế,..

Và một người thầy giáo, cũng là người đã khai sinh ra nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thầy giáo Nguyễn Tất Thành với các học trò xuất sắc như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp là những tên tuổi làm rạng danh đất nước ta.

Trong xã hội ngày nay, người thầy vẫn giữ một vai trò, vị trí quan trọng, vẫn là chuẩn mực đạo đức và truyền cho học sinh những bài học nhân văn, tốt đẹp. Người thầy trong xã hội hiện đại còn truyền cảm hứng cho học trò, khơi gợi đam mê, lý tưởng sống để học sinh có thể tìm được con đường đúng đắn, có được một tương lai tươi sáng.

Trong thời đại 4.0, công nghệ có nhiều thay đổi nên người thầy vẫn luôn phải trau dồi kiến thức, kỹ năng để nắm bắt những xu hướng mới nhất, thay đổi phương pháp truyền đạt để phù hợp với tâm lí của thế hệ trẻ. 

Chính bởi vậy mà chúng ta càng thêm khâm phục những người thầy, người cô, không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người bạn, người chị, người cha, người mẹ hiểu tâm lí học sinh, bầu bạn để đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất mỗi khi học trò gặp phải những khó khăn trong cuộc sống.

Truyền thống tôn sư trọng đạo ở xã hội ngày nay không nhiều biểu hiện khác biệt với thời xa xưa. Tôn sư trọng đạo vẫn thể hiện ở việc học trò tôn trọng thầy cô, biết lễ phép, học tập chăm chỉ để không phụ lòng thầy cô.

Những câu thành ngữ, tục ngữ dân gian về truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn sẽ truyền mãi đến muôn đời như “không thầy đố mày làm nên” có nghĩa dù làm bất cứ việc gì, ta cũng cần phải có người chỉ dẫn thì mới có thể thành công. 

Hướng dẫn viết văn nghị luận chủ đề Tôn sư trọng đạo
Hướng dẫn viết văn nghị luận chủ đề Tôn sư trọng đạo mẫu 2

Hay câu “học thầy không tày học bạn”, người thầy ở đây còn được hiểu rộng ra là người bạn dạy cho ta những hiểu biết, bảo ta phương pháp để làm những việc khác nhau trong cuộc sống.

Như vậy, thầy không chỉ là người thầy trên giảng đường, trong lớp học mà hiểu rộng ra thì thầy còn là người cho ta những bài học quý báu, đôi khi là bạn bè, đôi khi là người đi đường “tam nhân đồng hành tất hữu vi sư” (Trong ba người đi cùng đường ắt có người là bậc thầy của ta).

Bất kì ai cũng có thể làm thầy trên con đường đời của ta, và bản thân ta cũng có thể là người thầy của người khác. Nhưng trước hết “trọng thầy mới được làm thầy” tức là phải học hỏi, trau dồi kiến thức trước đã rồi mới có thể làm thầy người khác được.

Truyền thống Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp nhưng nhiều người vẫn chưa nhận thức được vai trò quan trọng của người thầy người cô mà có những biểu hiện không tốt. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, họ đã không tôn trọng thầy cô giáo, không chăm chỉ học bài, vi phạm nội quy làm phiền lòng thầy cô. Khi đã ra trường, họ cũng không còn nhớ về những người thầy của mình, nhanh chóng quên đi những ân tình mà thầy cô đã dành cho mình.

Những người giữ cho mình nét đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn đang sống tốt và thành công trên con đường sự nghiệp của mình. Bởi họ là những người sống ân tình, có trước, có sau nên luôn nhận được sự tôn trọng và kính nể trong xã hội.

Tôn sư trọng đạo là gì? Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện đại là những vấn đề chính mà vieclam123.vn muốn đề cập và chia sẻ cho các bạn trong bài viết này. Mong rằng với những giải thích tôn sư trọng đạo cùng với những câu nói về tôn sư trọng đạo đầy ý nghĩa trên đây sẽ giúp quý phụ huynh và các em học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống tốt đẹp này.

Đăng ký khóa học tiếng Anh giao tiếp

Bạn đã biết cách viết văn hay như thế nào chưa?

Làm thế nào để viết một bài văn hay và ý nghĩa? Đây thực sự là một bài toán khó đối với dân khối A bởi vì trong đầu các bạn học sinh này chỉ có những con số. Tuy nhiên khó khăn nào cũng có thể vượt qua chỉ là bạn có muốn hay không, cách viết văn hay được chia sẻ dưới đây sẽ đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích để chinh phục bản thân mình, cùng tham khảo ngay bạn nhé.

Cách viết văn hay

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kế hoạch truyền thông sự kiện
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

ARC là gì
ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

mẫu biên bản xác minh
Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.