Tiện ích
Cẩm nang
Tảo hôn là một thực trạng gây ra rất nhiều hệ lụy cho sự phát triển của nước ta. Nó đương nhiên sẽ kìm hãm nền kinh tế, xã hội của đất nước và cũng làm cho đất nước gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển tiến đến sự văn minh, hiện đại. Nhà nước ra sức chống lại thực trạng đau đầu này. Muốn đạt được kết quả tốt nhất, toàn dân cần nhận diện đúng những nguyên nhân tảo hôn là gì tại nước ta.
MỤC LỤC
Sau đây, nội dung được chia sẻ sẽ giúp mỗi bạn đọc đều có thể nhận thức được đầy đủ những nguyên nhân khiến cho việc tảo hôn diễn ra tại nước ta. Qua đó giúp nâng cao nhận thức sâu sắc cho mỗi người để cùng nhau góp sức đẩy lùi vấn nạn này.
Số liệu điều tra của nước ta cho thấy, có 72% người thuộc dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên đều hoạt động trong các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Điều này xác minh địa bàn cư trú của 72% dân số đó là tại vùng nông thôn.
Người ta cũng tìm thấy mối liên quan giữa 2 tỷ lệ: đó là tảo hôn và số lao động dân tộc thiểu số trên 15 tuổi làm trong các lĩnh vực đã nêu. Điển hình như dân tộc Mông có đến 95% tỷ lệ người lao động thuộc điều kiện đã nêu, cao hơn là 98% thuộc dân tộc Xinh Mun, 91.7% người làm nông ở dân tộc Khơ Mú, 89% dân tộc Mảng.
Đặc điểm chung trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số, vùng núi đó chính là sự phụ thuộc các điều kiện tự nhiên. Trong thực tế, tại những vùng này đều luôn phải hứng chịu mọi sự ảnh hưởng do thiên tai, hàng năm có rất nhiều lũ, sạt lở, hiện tượng mưa đá, bằng giá, rét đậm rét hại, thêm vào đó là sự biến đổi khí hậu vô cùng phức tạp. Các hoạt động sản xuất bấp bênh, không biết sẽ được hay mất mùa mà trong khi đó, nguồn thu nhập chính lại dựa hoàn toàn vào sự bấp bênh ấy.
Những điều kiện trên khiến cho nhu cầu về nguồn lực lao động trong mỗi gia đình người dân tộc thiểu số rất lớn. Vì vậy, dù ở độ tuổi còn rất nhỏ thì các thanh thiếu niên cũng sẽ cần tham gia lao động với cha mẹ, người lớn trong nhà để có thể đảm bảo được cuộc sống mưu sinh hàng ngày.
Cũng bắt nguồn từ đây, cha mẹ càng nôn nóng thúc đẩy việc tảo hôn diễn ra mạnh mẽ chỉ vì để có thêm nguồn lao động trong gia đình nhằm đỡ đần phần nào công việc trong nhà và có thêm nguồn sinh kế.
Vốn tảo hôn bắt nguồn từ nhu cầu sinh kế được đặt làm cấp thiết cho nên sau các cuộc tảo hôn, những “nàng dâu mới” còn rất trẻ tuổi đã phải chịu lao động trong khoảng thời gian kéo dài, cũng từ 10 đến 12 tiếng mỗi ngày. Chưa kể xung quanh còn rất nhiều việc khác phải chăm lo bao gồm bản thân, vợ/chồng, người già, cha mẹ chồng/vợ, con cái, …
Vì tăng cường lao động để lo cho cơm áo gạo tiền từng miệng ăn mỗi ngày cho nên sức lao động của trẻ mới tảo hôn được tận dụng hết sức. Điều này làm cho các em vừa phải làm việc vất vả ảnh hưởng tới thể chất lại vừa không có thời gian dành cho việc học tập, vui chơi theo đúng quyền lợi đáng được hưởng của mỗi bạn trẻ.
Như thế, rõ ràng vì chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tự nhiên và gia đình mà nhiều bạn trẻ đã phải bỏ học để dựng vợ gả chồng rất sớm. Đa phần xảy ra hoàn cảnh đó cũng bởi trong suy nghĩ của họ chỉ có kết hôn sớm mới có đủ miếng ăn qua ngày.
Tìm hiểu nguyên nhân tảo hôn là gì không chỉ nhận được một đáp án mà còn rất nhiều nguyên nhân khác được đưa ra. Bên cạnh lý do đến từ việc mưu cầu sinh kế thì vấn nạn tảo hôn còn xuất phát bởi các vấn đề nảy sinh trong chính gia đình của những nạn nhân và xã hội nói chung.
Đời sống đã ngày một văn minh hơn, bỏ xa những hủ tục lạc hậu phía sau, trong đó có việc cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Tuy nhiên, mọi thời vẫn thế, tiếng nói của cha mẹ luôn có một trọng lượng lớn đối với việc quyết định tới hôn nhân con cái. Thế nên dù ngày nay, con cái đã được tự do tìm hiểu, yêu đương, nhưng mấu chốt vẫn nằm ở sự đồng ý của cha mẹ. Vậy cũng có nghĩa là sự phụ thuộc đương nhiên đó đòi hỏi cha mẹ cũng phải là những người có đầu óc tiến bộ, tiếp thu tư tưởng hiện đại, thấu hiểu con cái và luôn có ý thức đồng hành cùng con để chia sẻ. Điều này dường như đã đạt được những kết quả rất tốt ở các vùng đồng bằng.
Tuy nhiên, kết quả lại không khả quan với một số cộng đồng dân tộc thiểu số. Ở đó vẫn còn tồn tại tình trạng cha mẹ thúc ép con gái lấy chồng càng sớm càng tốt để yên bề gia thất. Bản thân các em gái dân tộc thiểu số vì chịu tư tưởng nặng nề về việc lấy chồng từ rất sớm nên cũng hình thành nỗi lo sợ “ế” khi mới chỉ bước vào tuổi vị thành niên, thậm chí là thiếu niên. Mà ngay cả những người có tư tưởng tiến bộ, không mong muốn kết hôn sớm thì ở độ tuổi vốn dĩ vẫn rất lý tưởng để được cưới gả thì quan niệm của số đông về một người đã quá lứa lỡ thì cũng sẽ khiến cho người đó khó có thể lấy được chồng. Vậy nên, đối với mỗi bé gái mở một số vùng dân tộc thiểu số còn nặng nề quan điểm kết hôn sớm, kết hôn muộn sẽ coi việc lấy chồng sớm là lựa chọn an toàn.
Đôi khi không hoàn toàn do bản thân các em thiếu niên bị ép dựng vợ gả chồng buộc các em phải nghe theo mà xuất phát từ chính nhận thức thiếu sót của các em dẫn đến mọi triển khai kế hoạch chống nạn tảo hôn của chính quyền địa phương lẫn gia đình gặp khó khăn. Ở một cộng đồng mà ý thức về việc kết hôn sớm là điều cần thiết đã tồn tại qua rất nhiều đời như thế, con người từ lúc lọt lòng cũng sẽ được định hướng, truyền bá những quan điểm, lối sống ấy vào suy nghĩ, tư tưởng. Vì thế, một số bạn trẻ nảy sinh tình cảm sớm và có nguyện vọng mãnh liệt được về chung một nhà, sớm thành vợ thành chồng. Dù chính quyền và gia đình có ngăn cấm thì cũng chỉ nhận lại những phản kháng dữ dội đầy tiêu cực. Thực tế đã có việc những cặp thanh niên khi bị ngăn cấm không cho cưới nhau thì sẽ có hành động ăn lá ngón tự tử.
Đây không chỉ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra mà còn là nguyên nhân gây ra sự khó khăn trong việc ngăn chặn nạn tảo hôn.
Tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số trong độ tuổi học tập song lại ở ngoài trường học rất cao. Trong đó, tỷ lệ trẻ em nam cao hơn trẻ em gái. Càng ở cấp học cao hơn thì tỷ lệ ở ngoài nhà trường càng tăng, tức là xảy ra việc bỏ học ngang chừng là rất lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân, đồng thời là hệ quả từ nạn tảo hôn.
Nhiều hoàn cảnh xuất phát từ sự khó khăn, kiệt quệ kinh tế trong gia đình nên các bé gái buộc phải được gả chồng sớm để gia đình bớt đi một miếng ăn là bớt đi một gánh nặng. Còn bên đàng trai nếu đã cưới vợ cho con thì cũng đạt được mục đích gia tăng nguồn lao động trong gia đình.
Công tác nâng cao nhận thức, tuyên truyền để người dân nhận thức về những vấn nạn và hậu quả khôn lường của việc tảo hôn còn gặp nhiều trở ngại. Trước tiên đó là rào cản về mặt ngôn ngữ. Bản làng vùng sâu vùng xa, tỷ lệ hiểu biết chữ phổ thông khá ít. Chưa kể trình độ dân trí của họ cũng hạn chế nên không nhận thức được hậu quả của việc tảo hôn nghiêm trọng ra sao. Vì thế, dù có tích cực tuyên truyền thì ban chính quyền, các tổ chức vận động cũng chưa thể thu về được kết quả như mong muốn.
Nói về nguyên nhân tảo hôn là gì còn rất nhiều yếu tố khác. Thế nhưng nêu trên là những nguyên nhân cốt yếu. Đánh thẳng vào nguyên nhân là cách chúng ta tìm ra nút thắt. Còn gỡ rối thế nào đòi hỏi sự nỗ lực vào cuộc của tất cả cộng đồng, từ các cơ quan chức năng cho tới mỗi người dân. Mong rằng nạn tảo hôn sẽ sớm được đẩy lùi toàn bộ, xóa sổ ở nước ta.
Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình được xây dựng, triển khai về cả mặt hình thức, nội dung như thế nào? Qua bài chia sẻ dưới đây, chúng ta sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về luật hôn nhân gia đình, biết cách viết lá đơn quan trọng này để khi có sự việc không mong muốn liên quan đến bạo hành gia đình xảy ra thì có thể trình báo cơ quan chức năng với đơn từ chỉn chu, rành mạch nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ