close
cách
cách cách cách cách cách

Bộ 6 nguyên lý thiết kế đồ họa dân trong ngành không thể không biết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Lĩnh vực thiết kế đồ họa yêu cầu rất khắt khe trong bố cục tổng thể và sự phối hợp giữa các yếu tố có trong một sản phẩm. Chính vì thế mà những người làm việc trong lĩnh vực này luôn phải tuân thủ những nguyên lý thiết kế đồ họa để tạo ra những sản phẩm bắt mắt. Sự sáng tạo là cần thiết nhưng không được vi phạm những nguyên lý cơ bản nhất. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 6 nguyên lý thiết kế đồ họa mà dân trong ngành ai cũng cần nắm rõ nhé!

1. Nguyên lý cân bằng – Balance

Ngành thiết kế nói chung rất chú trọng đến sự cân bằng trong các tác phẩm. Sự cân bằng giúp cho tác phẩm thiết kế đồ họa dễ nhìn nhận hơn, có bố cục tổng thể rõ ràng. Một tác phẩm sẽ được chia thành nhiều khu vực và trọng lượng hiển thị của các đối tượng đồ họa ở mỗi khu vực là cân bằng với nhau.

Nguyên lý cân bằng là nguyên lý cơ bản nhất
Nguyên lý cân bằng là nguyên lý cơ bản nhất

Trong số các nguyên lý thiết kế đồ họa thì cân bằng chính là nguyên lý nền tảng nhất và cơ bản nhất. Cân bằng trong thiết kế đồ họa bao gồm cân bằng đối xứng, cân bằng bất đối xứng, cân bằng ghép mảnh và cân bằng hướng tâm.

Cân bằng đối xứng đề cập đến sự phân bố đối xứng và đồng đều giữa trên và dưới, trái và phải. Cân bằng bất đối xứng không hướng đến sự sắp xếp cân xứng các yếu tố như loại trên, mà sử dụng kết cấu, kích thước, hình dạng, giá trị và màu sắc để tạo ra sự cân bằng.

Trong cân bằng hướng tâm, người thiết kế sẽ tạo ra một điểm tựa (điểm trung tâm) trước, sau đó các yếu tố đồ họa khác sẽ được sắp xếp cân bằng xung quanh tâm đó. Cân bằng ghép mảnh là khó thể hiện nhất bởi mọi chi tiết trông có vẻ khá lộn xộn và không theo trật tự nào cả, tuy nhiên chúng lại có khả năng kết hợp cùng với nhau.

2. Nguyên tắc nhịp điệu – Rhythm

Nhịp điệu ở đây chính là sự lặp đi lặp lại các yếu tố nhằm tạo ra hiệu ứng thị giác. Nhịp điệu trong thiết kế đồ họa bao gồm nhịp điệu của hình dạng, màu sắc, sắc thái và tông màu, các đường line, mở rộng quy mô và nhấn mạnh.

Lặp đi lặp lại các yếu tố sẽ tạo ra hiệu ứng thị giác
Lặp đi lặp lại các yếu tố sẽ tạo ra hiệu ứng thị giác

- Nhịp điệu của hình dạng: Sự lặp đi lặp lại của một hoặc một vài yếu tố hình dạng, chẳng hạn như sự lặp lại trong họa tiết của các ô gạch lát nền, giấy dán tường, giấy gói quà…

- Nhịp điệu của màu sắc: Sử dụng màu sắc tương đồng cho các yếu tố đồ họa khác nhau, tổng thể tác phẩm thường chỉ có một vài màu sắc nhưng có độ phối hợp cao.

- Nhịp điệu của sắc thái và tông màu: Kết hợp với sự lặp lại các yếu tố đồ họa, tuy nhiên các yếu tố lặp lại được thay đổi độ bão hòa của màu hoặc sử dụng tông màu khác nhau.

- Nhịp điệu của các đường line: Tận dụng khả năng biểu đạt của các đường line với nhiều hình dạng, kết cấu, độ đậm nhạt, kích cỡ khác nhau để tạo ra hiệu ứng thị giác.

- Mở rộng quy mô: Hiểu một cách đơn giản là cách chia tỷ lệ các yếu tố đồ họa nhằm tạo ra sự định hướng thị giác.

- Nhấn mạnh: Mục đích là để làm nổi bật lên nội dung mà người thiết kế muốn người xem chú ý đến thông qua kích cỡ, độ đậm nhạt, màu sắc…

3. Nguyên tắc nhấn mạnh – Emphasis

Nhấn mạnh nhằm tạo ra sự nổi bật và đưa một yếu tố đồ họa trở thành trọng tâm. Nhấn mạnh cần dựa trên sự phân cấp các yếu tố đồ họa theo thứ tự quan trọng và phân tích nội dung của thiết kế. Một tác phẩm không nên có quá nhiều điểm nhấn mạnh.

Một tác phẩm không nên có quá nhiều điểm nhấn
Một tác phẩm không nên có quá nhiều điểm nhấn

Các công cụ có thể sử dụng để tạo ra sự nhấn mạnh bao gồm: Màu sắc và công cụ chuyển động. Trong đó, công cụ chuyển động lại chia thành: Hình và hình dạng, độ dày, kích thước, line, sự gần gũi, tương phản, nhịp điệu, vị trí, khoảng cách, hình ảnh 3D, kết cấu, sự phá vỡ trật tự, background và foreground, hoạt hình.

- Màu sắc: Bao gồm một màu chủ đạo và màu nhấn dựa trên màu chủ đạo đó. Với bảng màu đơn sắc thì màu nhấn sẽ là màu sáng nhất.Với bảng màu tương đồng thì nguyên tắc là lựa chọn những màu nằm cạnh nhau trên bánh xe màu.

Với bảng màu bổ túc thì người thiết kế sẽ sử dụng hai màu tương phản nhau. Với bảng màu bổ túc bổ sung, các màu ở liền kề nhau được sử dụng, có điểm tương đồng với sự tương phản tuy nhiên không “gắt” như tương phản. Cuối cùng là nguyên tắc phối màu bộ ba bằng cách sử dụng bộ ba màu cách đều nhau trên bánh xe màu, màu nhấn phải là màu ấm và nặng.

- Công cụ chuyển động: Hình tròn và hình tam giác phù hợp để tạo ra sự nhấn mạnh. Bạn cũng có thể phóng to một yếu tố hoặc thể hiện nó dày hơn so với phần còn lại để tạo ra sự nhấn mạnh. Sử dụng đường line khác biệt so với phần lớn những đường còn lại cũng giúp nó nổi bật hơn.

Màu sắc và công cụ chuyển động được sử dụng cho mục đích nhấn mạnh
Màu sắc và công cụ chuyển động được sử dụng cho mục đích nhấn mạnh

Ngoài ra, bạn có thể nhấn mạnh nhờ vào sự tương phản hoặc tách riêng một phần tử hay đặt phần tử đó ở vị trí nổi bật nhất. Nhịp điệu và khoảng cách cũng là những cách hay để tạo ra sự nhấn mạnh. Mặt khác, yếu tố đồ họa 3D và hoạt hình cũng được coi là những cách để nhấn mạnh một yếu tố đồ họa bởi chúng tạo ra cảm giác chuyển động.

4. Nguyên tắc đồng nhất – Unity

Sự đồng nhất trong đồ họa được thể hiện qua sự liên kết hài hòa giữa các yếu tố. Các yếu tố được sắp xếp và thể hiện một cách hài hòa để tạo nên một tổng thể dễ nhìn, dễ tiếp nhận đối với thị giác.

Nguyên tắc đồng nhất không chỉ áp dụng cho tổng thể thiết kế đồ họa, mà còn áp dụng cho từng khu vực hoặc từng layout. Các phần tử hỗ trợ lẫn nhau và liên kết thành một khối. Nhìn chung, trong sự đồng nhất luôn tồn tại sự liên tục và hài hòa.

Sự đồng nhất được thể hiện qua sự liên kết hài hòa giữa các yếu tố
Sự đồng nhất được thể hiện qua sự liên kết hài hòa giữa các yếu tố

5. Nguyên tắc đơn giản – Simplicity

Trong thiết kế đồ họa, có một nguyên tắc mà đôi khi áp dụng sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ đó là cái đẹp đến từ sự đơn giản. Sự đơn giản nhưng hiệu quả trong thiết kế đồ họa mang đến giá trị cho người thiết kế. Giữa một sản phẩm cầu kỳ có giá trị đắt đỏ và một sản phẩm đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao thì chắc chắn người thiết kế sẽ lựa chọn sản phẩm đơn giản hơn.

Nguyên tắc đơn giản có tính ứng dụng cao trong thiết kế đồ họa. Một số yếu tố sai sót hoặc tạo ra cảm giác thừa thãi có thể bị ẩn bớt đi. Bên cạnh đó thì trong quá trình làm việc, người thiết kế có thể ẩn bớt đi một vài yếu tố để nhìn nhận phần còn lại tốt hơn.

Nguyên tắc đơn giản cũng được ứng dụng khi người thiết kế nhóm các yếu tố tương đồng lại với nhau. Cách làm này giúp đẩy nhanh quá trình thiết kế.

6. Nguyên tắc cân xứng – Proportion

Nguyên tắc cân xứng đề cập đến mối tương quan giữa hình dạng và kích thước. Sự cân xứng thường đi kèm với sự đồng nhất. Các yếu tố cần phải được điều chỉnh kích thước sao cho phối hợp với nhau để tạo nên tổng thể ưa nhìn. Nguyên tắc cân xứng áp dụng đối với các kích thước của yếu tố đồ họa và cả chiều sâu, cũng như không gian xung quanh. Không gian xung quanh một tác đồ họa cũng phải phù hợp với kích thước của tác phẩm.

Nguyên tắc cân xứng áp dụng cho cả không gian xung quanh sản phẩm
Nguyên tắc cân xứng áp dụng cho cả không gian xung quanh sản phẩm

Trên đây là 6 nguyên lý thiết kế đồ họa cơ bản nhất mà bất kỳ người thiết nào cũng cần phải nắm rõ. Ngoài ra, khi bạn càng học dâu hơn và chuyên môn hơn thì bạn sẽ tiếp xúc với càng nhiều những nguyên tắc khác nữa, điểm chung là chúng đều được phát triển từ bộ 6 nguyên tắc cơ bản này. Nếu bạn có hứng thú với ngành thiết kế đồ họa thì hãy tiếp tục theo dõi những bài viết khác trong chuyên mục blog của chúng tôi nhé!

Branding Design là gì?

Branding Design là gì? Yếu tố thiết kế thương hiệu là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới Branding Design? Làm thế nào để thực hiện Branding Design hiệu quả? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Branding Design là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.

Kỹ năng xử lý tình huống
Bỏ túi cách phát triển kỹ năng xử lý tình huống trong đời sống
Kỹ năng xử lý tình huống là nghệ thuật giải quyết khó khăn, đối mặt với thách thức, giúp bạn tự tin đưa ra quyết định thông minh và tạo ra những giải pháp sáng tạo. Cùng khám phá cách phát triển tư duy xử lý tình huống trong bài viết dưới đây.

lương thực tập tại Big4
Tìm hiểu về mức lương thực tập tại Big4 ngành Kế toán - Kiểm toán
Big4 là thuật ngữ quen thuộc với những bạn trẻ đam mê ngành Kế toán và Kiểm toán cả ở Việt Nam và trên thế giới. Nhiều người thắc mắc mức lương thực tập tại Big4 có thực sự "khủng" như lời đồn? Câu trả lời đang chờ bạn khám phá trong bài viết này.