close
cách
cách cách cách cách cách

Những thông tin bạn nên biết về nghề quản lý chất lượng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nghề quản lý chất lượng là một công việc cực hot trong xã hội, được rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng trong khoảng thời gian gần đây. Điều này đã làm cho rất nhiều bạn trẻ tò mò về công việc, thu nhập, mức lương của nghề nghiệp này. Hãy để vieclam123.vn giải đáp những thắc mắc này của các bạn ở ngay trong bài viết sau!

1. Nghề quản lý chất lượng là gì

Nghề quản lý chất lượng là một công việc mà trong đó có sự phối hợp, định hướng, kiểm soát của của một tổ chức, doanh nghiệp liên quan chất lượng nguồn gốc hàng hóa và sản phẩm. Người làm trong lĩnh vực này sẽ phải thực hiện các công việc như lập chính sách chất lượng hàng hóa, sản phẩm, tiến hành kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm, hoạch định chất lượng hàng hóa và cải tiến chất lượng.

Người quản lý chất lượng sẽ phải thực hiện tất cả các công việc, hoạt động có định hướng liên tục trong một công ty hay doanh nghiệp để xác định được mục tiêu, đường lối. Từ đó, người nhân viên sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra, thiết lập được hệ thống quản lý chất lượng thông qua quy trình hay quá trình lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chất lượng.

Nghề quản lý chất lượng không chỉ có trong lĩnh vực sản xuất mà còn xuất hiện cả ở lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Hiện nay, tất cả các tổ chức, từ doanh nghiệp quy mô nhỏ đến doanh nghiệp có quy mô lớn đều sử dụng công việc này trong bộ phận sản xuất của mình. Nghề nghiệp này sẽ giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định pháp luật trong việc quản lý chất lượng sản phẩm.

Nghề quản lý chất lượng là gì
Nghề quản lý chất lượng là gì?

2. Nghề quản lý chất lượng sẽ yêu cầu thực hiện những công việc gì?

Nghề quản lý chất lượng chủ yếu vào việc chịu trách nhiệm, quản lý chất lượng sản phẩm. Cụ thể, công việc này sẽ được chia ra thành các quy trình sau: tìm hiểu yêu cầu chi tiết chất lượng sản phẩm, kiểm tra nguyên liệu đầu vào, kiểm tra thành phẩm đầu ra, kiểm tra hồ sơ/thông tin sản phẩm, kiểm tra quy trình sản xuất, kiểm tra/giám sát quy trình sử dụng máy móc và báo cáo kết quả công việc.

2.1. Tiến hành tìm hiểu yêu cầu về chất lượng sản phẩm

Bên cạnh việc nắm rõ các tiêu chuẩn chung về sản phẩm, dịch vụ, người quản lý chất lượng còn phải hiểu rõ các yêu cầu, tiêu chuẩn chi tiết về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Lúc này, người nhân viên quản lý chất lượng sẽ phải tìm hiểu, đọc kỹ bản thiết kế, thành phần có trong nguyên liệu, cách thức chế tạo và hướng dẫn sử dụng,… Từ đó, họ sẽ hiểu một cách chi tiết sản phẩm, dịch vụ mà công ty mình làm ra để tiến hành kiểm tra, giám sát một cách sát sao nhất.

2.2. Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào

Nguyên vật liệu đầu vào là yếu tố đầu tiên của mọi quy trình sản xuất. Nhân viên quản lý chất lượng sẽ phải thực hiện kiểm tra, giám sát nguyên liệu thô sau khi nhận được từ nhà cung cấp. Họ cần phải loại bỏ các khuyết điểm, tìm ra các lỗi trong nguyên liệu nhằm giúp cho quá trình sản xuất đạt được chất lượng tốt hơn.

Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào
Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào

2.3. Tiến hành kiểm tra thành phẩm đầu ra

Trước khi tiến hành kiểm tra, người quản lý chất lượng sẽ lựa chọn một mẫu thành phẩm đầu ra của dây truyền. Sau đó, họ sẽ thực hiện kiểm tra, kiểm định theo nhiều cách thức, phương thức khác nhau, phù hợp với tính chất của từng loại thành phẩm.

Thông thường, người quản lý chất lượng sẽ thực hiện đo kích thước, kiểm tra chức năng sản phẩm, so sánh với số liệu ban đầu sau khi sản xuất. Công việc này phải được thực hiện một cách chính xác, đúng quy trình kiểm tra. Bởi nó sẽ cho ra một kết quả chung sau khi sản xuất hàng loạt. Do vậy, việc nắm kỹ, tìm hiểu chất lượng ngay từ ban đầu là một việc làm hết sức cần thiết để từ đó có thể xây dựng, đề ra những kế hoạch, mục tiêu chung cần đạt được của các sản phẩm.

2.4. Tiến hành kiểm tra hồ sơ và thông tin sản phẩm

Các sản phẩm trong quá trình sản xuất được ghi lại ở từng quy trình cụ thể. Tất cả những sản phẩm lỗi, chưa đạt hay đạt yêu cầu đều được ghi chép ở bên trong hồ sơ. Do vậy, việc kiểm tra, xem xét hồ sơ, thông tin sản phẩm sẽ giúp người nhân viên quản lý chất lượng nắm bắt được tình hình, chất lượng của từng dòng sản phẩm được tạo ra. Để từ đó, họ sẽ xây dựng kế hoạch, chiến lược nâng cao một cách phù hợp nhất.

2.5. Quy trình sản xuất sản phẩm

Quy trình sản xuất không chỉ gắn liền trách nhiệm với bộ phận sản xuất mà còn cả nhân viên quản lý chất lượng. Tại đây, họ sẽ tiến hành kiểm tra, đảm bảo chất lượng về từng quy trình sản xuất, vệ sinh an toàn trong từng chu trình cụ thể. Nhìn chung, công việc này khá là quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới đầu ra của thành phẩm.

Giám sát quy trình sản xuất sản phẩm
Giám sát quy trình sản xuất sản phẩm

2.6. Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng máy móc thiết bị

Người quản lý chất lượng sẽ thực hiện giám sát, kiểm tra các loại máy móc, thiết bị có tác dụng trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm. Họ sẽ phải đảm bảo các thiết bị, máy móc đó hoạt động bình thường. Nếu có thiết bị nào không đáp ứng cần kịp thời loại bỏ để đạt được tiến độ của công việc.

2.7. Báo cáo công việc hoàn thành

Sau khi hoàn thành các công việc liên quan đến giám sát, kiểm tra chất lượng, người quản lý chất lượng sẽ phải làm báo báo, thực hiện báo cáo lên cấp trên. Việc làm này sẽ giúp các cấp lãnh đạo nắm bắt được tình hình, hiệu quả của quá trình sản xuất cũng như hiệu quả công việc mà bạn đã thực hiện được.

Thực hiện báo cáo công việc hàng tuần cho cấp trên
Thực hiện báo cáo công việc hàng tuần cho cấp trên

3. Cơ hội việc làm của nghề quản lý chất lượng

Mặc dù tính chất, yêu cầu công việc của nghề quản lý chất lượng tương đối cao, áp lực tương đối lớn nhưng trong những năm trở lại đây, công việc này đang trở nên cực hot trong xã hội. Bởi từ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ, sản xuất, công nghệ, đào tạo cho đến ngân hàng, công ty tư vấn cần đều cần tới công việc này trong tổ chức.

Đặc biệt, với điều kiện kinh tế đang hội nhập như hiện nay, sự tăng nhanh của các doanh nghiệp nước ngoài khiến nhu cầu công việc ở vị trí này càng lớn hơn. Do vậy, các bạn trẻ cần mau chóng chuẩn bị mình kiến thức chuyên môn, kỹ năng để đáp ứng được mọi yêu cầu của công việc.

Xem thêm: Quản lý chất lượng sản phẩm là gì? Nguyên lý và tầm quan trọng

Nghề quản lý chất lượng trong ngành sản xuất thực phẩm
Nghề quản lý chất lượng trong ngành sản xuất thực phẩm

4. Nghề quản lý chất lượng có mức lương bao nhiêu?

Hiện nay, mức lương của nghề quản lý chất lượng đã được chia thành nhiều mức độ khác nhau. Với sinh viên mới trường, chưa có kinh nghiệm, mức lương trung bình sẽ dao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Những bạn sinh viên nào đã một ít kinh nghiệm khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ có mức lương đạt được khoảng 12 triệu/tháng.

Ở những người có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này, mức lương mà họ nhận được có thể lên tới từ 15 – 20 triệu/tháng. Mức lương này sẽ tiếp tục tăng tùy thuộc theo số năm kinh nghiệm cũng chức vụ mà họ đảm nhận. Bên mặt kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, mức lương của người quản lý chất lượng còn chịu phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng khác như vị trí làm việc, khả năng làm việc, hiệu suất công việc cũng như số năm và quy mô công ty.

Mức lương của nghề quản lý chất lượng
Mức lương của nghề quản lý chất lượng

Như vậy, vieclam123.vn đã giúp chúng ta hình dung ra được thế nào là một nghề quản lý chất lượng. Nhìn chung, tính chất và yêu cầu của công việc này tương đối cao, các bạn hãy học tập thật tốt để đáp ứng được mọi tiêu chí của công việc nhé!

Hệ thống quản lý chất lượng là gì và lợi ích của hệ thống

Để cho hoạt động sản xuất diễn ra trơn tru, hiệu quả, các doanh nghiệp thường quan tâm đến hệ thống quản lý chất lượng. Vậy hệ thống quản lý chất lượng là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Hệ thống quản lý chất lượng là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.