Tiện ích
Cẩm nang
Ngày nay các quốc gia trên thế giới ngành càng hợp tác kinh doanh mạnh mẽ, chính vì thế mà hoạt động xuất nhập khẩu luôn là ngành nghề quan trọng được nhiều người quan tâm. Như vậy, ngành xuất nhập khẩu là gì? Ngành xuất nhập khẩu thi khối nào và học ở đâu? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết này để tìm ra câu trả lời cho mình nhé.
MỤC LỤC
Lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến với thị trường Việt Nam, xuất nhập khẩu là ngành nghề bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh hàng hoá, dịch vụ giữa thương nhân trong và ngoài nước. Xuất nhập khẩu cũng là nền tảng cơ bản của hoạt động ngoại thương.
Đối với quá trình phát triển thương mại quốc gia, ngành xuất nhập khẩu luôn giữ vai trò chính bởi ngành này có mối tương quan với các lĩnh vực khác. Đồng thời cũng là cầu nối giữa các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới.
Hiểu một cách đơn giản, ngành xuất nhập khẩu thể hiện quá trình mua bán hàng hoá dịch vụ của các quốc gia. Ngành xuất nhập khẩu đến nay vẫn chịu sự giám sát của hải quan quốc tế, điều này dẫn đến phát sinh các yêu cầu về thủ tục, chứng từ đặc biệt là tại Việt Nam các yêu cầu thủ tục khá phức tạp.
Các bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc ngành xuất nhập khẩu như sau:
- Vị trí mua/bán hàng hoá
- Vị trí kinh doanh xuất/nhập khẩu
- Vị trí xử lý các loại chứng từ (chăm sóc khách hàng)
- Vị trí Logistics Quản lý chuỗi cung ứng, giao nhận hiện trường.
Tuy nhiên, sẽ không có bất kỳ trường học nào đào tạo riêng ngành xuất nhập khẩu mà các bạn phải tham khảo các trường đại học có ngành đào tạo Xuất nhập khẩu chẳng hạn như Kinh doanh quốc tế, Kinh tế đối ngoại hoặc Logistics Quản lý chuỗi cung ứng, ...
Mỗi đơn vị đào tạo cử nhân chuyên ngành Xuất nhập khẩu đều với mục tiêu cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng liên quan đến thương mại quốc tế, kinh doanh và các nghiệp vụ xuất nhập khẩu liên quan khác.
Cụ thể, các cử nhân ngành Xuất nhập khẩu sẽ được nhà trường đào tạo kỹ năng làm việc một cách toàn diện nhất tại các doanh nghiệp, tập đoàn nổi tiếng có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các doanh nghiệp tư nhân có lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế hoặc kinh doanh.
Hầu hết, các sinh viên theo học ngành xuất nhập khẩu sẽ phải trải qua một số môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo đại học như sau: Bộ môn Kinh tế vi mô/vĩ mô, Logistics vận tải quốc tế, Chính sách thương mại quốc tế, Luật Thương mại quốc tế, Kinh tế quốc tế và Quản trị rủi ro kinh doanh quốc tế.
Ngày nay hầu hết các doanh nghiệp giữa các quốc gia trên thế giới đều liên kết với nhau để hoạt động kinh doanh. Do đó mà xuất nhập khẩu được xem là một nghiệp vụ rất quan trọng trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi học ngành xuất nhập khẩu các cử nhân sẽ được đào tạo các kỹ năng giá trị như sau:
Kiến thức nền tảng đóng vai trò quan trọng trong bất cứ ngành nghề nào. Chính vì thế khi theo học ngành xuất nhập khẩu, cơ sở đào tạo sẽ rèn luyện sinh viên các kiến thức chuyên môn về xuất nhập khẩu cũng như nghiệp vụ của ngành này.
Cụ thể, các kiến thức chuyên môn sẽ bao gồm lý thuyết về thương mại quốc tế, kiến thức trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các kỹ năng cần thiết khác để có thể dễ dàng học hỏi các nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh quốc tế sau khi sinh viên tốt nghiệp.
Kinh tế trong và ngoài nước luôn phát triển không ngừng dẫn đến sự thay đổi linh hoạt trong các hoạt động giao thương giữa các quốc gia trên thế giới. Chính vì thế, các sinh viên theo học ngành xuất nhập khẩu sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng thích nghi nhạy bén với sự biến động linh hoạt của thị trường.
Như đã đề cập về sự bùng nổ sôi nổi trong các hoạt động ngoại thương trong và ngoài nước. Chính vì thế mà các hoạt động thương mại quốc tế đã mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên cử nhân chuyên ngành xuất nhập khẩu. Nên các bạn sinh viên có mong muốn tham gia ngành học này sẽ không cần quá lo lắng về nguy cơ thất nghiệp của ngành này.
Nếu các bạn thực sự có niềm đam mê với lĩnh vực hoạt động thương mại quốc tế thì xuất nhập khẩu là ngành nghề phù hợp cho bạn. Mọi sự thành công trong một lĩnh vực nào đó đều xuất phát từ đam mê và sự tìm tòi, chính vì thế nếu đam mê với giao thương quốc tế thì các bạn hoàn toàn có thể theo ngành học này.
Nhắc đến xuất nhập khẩu tức là nhắc đến môi trường làm việc đa dạng cùng với các đối tác từ nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì thế cử nhân xuất nhập khẩu cần có kỹ năng ngoại giao đa văn hoá để làm việc hiệu quả trong môi trường thương mại quốc tế này.
Bên cạnh đó sự cởi mở, tôn trọng cũng như tế nhị trong giao tiếp luôn đóng vai trò cấp thiết. Bạn cần có sự lắng nghe, tiếp thu và học hỏi để có thể tồn tại lâu dài với lĩnh vực xuất nhập khẩu này.
Ngành xuất nhập khẩu là một ngành học sở hữu mạng lưới kết nối vô cùng mạnh mẽ không chỉ quy mô trong nước mà còn các quốc gia trên thế giới. Khả năng kết nối thành công sẽ mở cánh cửa vinh quang cho các cơ hội kinh doanh đầy bất ngờ và tiềm năng công tác tại nước ngoài cho bạn.
Để có thể theo học ngành xuất nhập khẩu, các bạn cần học và thi khối A và khối D. Cụ thể, các tổ hợp môn thi THPTQG để có thể thi tuyển ngành xuất nhập khẩu thì các bạn cần theo các khối đào tạo sau đây:
- Trường Đại học Ngoại Thương (cơ sở phía Bắc và phía Nam) xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế (Xuất nhập khẩu) bao gồm ba tổ hợp môn như sau: Toán - Lý - Anh, Toán - Lý - Hóa và Toán - Văn - Anh. Điểm thi sẽ tính tổng 3 môn tổ hợp dựa vào kết quả kỳ thi THPTQG.
Ngoài ra, thí sinh cần đảm bảo các điều kiện về điểm trung bình chung học tập tại các kỳ tại THPT phải đạt từ 6.5 trở nên cùng với Hạnh kiểm loại Khá trở lên để đáp ứng đủ tiêu chí trúng tuyển.
- Đại học Kinh tế Tài chính Tp.HCM (UEF) xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế (Xuất nhập khẩu) bao gồm ba tổ hợp môn như sau: Toán - Lý - Hóa, Toán - Lý - Anh, Toán - Văn - Anh và Văn - Sử - Địa. Điểm thi sẽ tính tổng 3 môn tổ hợp dựa vào kết quả kỳ thi THPTQG.
Không chỉ vậy, trường UEF còn mở rộng cơ hội cho các thí sinh với phương thức xét tuyển học bạ. Cụ thể, với phương thức này thí sinh phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện tốt nghiệp THPT với tổng điểm trung bình lớp 12 phải từ 18 điểm trở lên.
- Đại học Kinh tế Luật TP.HCM xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế (Xuất nhập khẩu) dựa vào tổng điểm thi tổ hợp môn của thí sinh trong kỳ thi THPTQG bao gồm các tổ hợp môn Toán - Lý - Hóa, Văn - Toán - Tiếng Anh và Toán - Lý - Anh.
- Trường Đại học Tài chính Marketing xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế (Xuất nhập khẩu) với các khối có tổ hợp môn Văn - Toán - Anh, Toán - Lý - Hóa, Toán - Lý - Anh và Toán - Lý - Văn.
Đây là những khối tổ hợp mà thí sinh có thể thi tuyển để trúng tuyển vào các cơ sở đào tạo ngành Xuất nhập khẩu hay còn gọi là Kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên nếu bạn là sinh viên đang theo học ngành Xuất nhập khẩu này thì các bạn có thể tham khảo cơ hội việc làm cũng như các vị trí công việc sau khi tốt nghiệp ra trường sau đây.
Đừng lo lắng bởi cơ hội việc làm cho các cử nhân chuyên ngành Xuất nhập khẩu luôn rộng mở đặc biệt là ngành này có sự liên quan mật thiết với Logistics. Trên đây các bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc mà sau khi ra trường có thể đảm nhận như sau:
Nhân viên kinh doanh Xuất nhập khẩu được đánh giá là vị trí công việc có nhu cầu tuyển dụng rất cao và luôn chào đón các cử nhân Xuất nhập khẩu mới ra trường. Nhiệm vụ chính của vị trí công việc này đó là thực hiện công việc đàm phán với khách hàng, tìm kiếm khách hàng cũng như thiết lập hợp đồng kinh doanh/mua bán hàng hoá.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Xuất nhập khẩu thì các bạn có thể ứng tuyển vị trí nhân viên xử lý chứng từ tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập. Nhiệm vụ chính của vị trí này chính là sắp xếp, xử lý các chứng từ cũng như liên lạc với khách hàng để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán.
Nhân viên hiện trường là vị trí đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đúng như tên gọi của vị trí này, các bạn sẽ chủ yếu hoạt động tại các hiện trường giao dịch thương mại quốc tế, giám sát các hoạt động giao dịch hàng hoá. Đồng thời lập hồ sơ, xử lý chứng từ hàng hoá để làm thủ tục xuất nhập khẩu cho lô hàng của doanh nghiệp.
Nếu các bạn có niềm đam mê với dạy học và truyền tải kiến thức thì có thể ứng tuyển vị trí giảng viên tại các trường đại học hoặc các trung tâm, viện nghiên cứu trong nước.
Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành xuất nhập khẩu cũng như các khối thi trong ngành xuất nhập và cơ sở đào tạo.
Hy vọng mọi thông tin trong bài đọc mà chúng tôi cung cấp sẽ mang lại cho quý độc giả nhiều giá trị hữu ích. Nếu các bạn thực sự hứng thú với thương mại quốc tế thì hoàn toàn có thể ứng tuyển hoặc đăng ký tuyển sinh ngành này nhé.
Bên cạnh những thông tin về ngành xuất nhập khẩu thi khối gì, bạn đọc có thể tham khảo bản mô tả công việc Trưởng phòng Xuất nhập khẩu dưới đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ