Tiện ích
Cẩm nang
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế càng phát triển mạnh mẽ thì nhu cầu học tập về những điều liên quan tới quốc tế càng thu hút giới trẻ ngày nay, đặc biệt là các ngành học liên quan đến luật thương mại. Vậy ngành luật thương mại quốc tế là gì và có điểm gì thu hút? Sinh viên sẽ được tiếp cận những kiến thức và công việc như thế nào? Hãy để vieclam123.vn tìm kiếm lời giải đáp cho bạn nhé.
MỤC LỤC
Kể từ khi các quốc gia được giao thương, hội nhập với nhau về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, các hoạt động dịch vụ… thì cơ hội phát triển đã mở ra ngày càng nhiều đối với mỗi quốc gia. Điều này đã tạo ra được rất nhiều lợi thế để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.
Tuy nhiên hoạt động hội nhập giao lưu giữa các nước không vì thế mà được thực hiện thương mại một cách bừa bãi, không có nguyên tắc. Từ đây luật thương mại quốc tế được ra đời nhằm đảm bảo trật tự và kiểm soát các hoạt động thương mại một cách chặt chẽ, vừa đảm bảo hiệu quả giao thương vừa ngăn chặn những hành động phi pháp.
Vậy thực chất luật thương mại quốc tế là gì? Ngành này có những nguyên tắc hoạt động gì?
Luật thương mại quốc tế hiểu đơn giản sẽ là những quy tắc, công ước chung của quốc tế, pháp luật trong nước, có chức năng chi phối các hoạt động thương mại kinh tế nói chung.
Luật thương mại quốc tế sẽ dựa trên hai nguyên tắc chính là nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc đối xử huệ chính để thành lập và giải quyết các vấn đề thuộc về quy tắc chung của luật thương mại quốc tế.
Ngành luật thương mại quốc tế chính là việc nghiên cứu các quy tắc, công ước, tiêu chuẩn trong hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và bảo hiểm quốc tế. Đây là một chuyên ngành thuộc về khối ngành Luật kinh tế.
- Đây là chuyên ngành cung cấp, trang bị cho người học những kiến thức về luật kinh tế quốc tế, những quy tắc, những điều luật được áp dụng trong hoạt động thương mại quốc tế. Hoạt động này sẽ hướng đến việc điều chỉnh hai mối quan hệ chính: mối quan hệ thương mại phát sinh giữa các quốc gia và mối quan hệ thương mại phát sinh từ 2 chủ thể thuộc 2 quốc gia khác nhau.
- Cung cấp những thông tin, kiến thức về điều khoản hợp đồng, bồi thường, trách nhiệm; hoạt động quản lý các luật dân sự, luật tố tụng; xây dựng các văn bản pháp luật, các kỹ năng nghiên cứu và lập luận, giải quyết vấn đề…. thuộc về thương mại quốc tế.
- Thêm vào đó là những khối lượng chuyên sâu về hệ thống pháp luật thương mại, các hiệp định quốc tế, những vấn đề tranh chấp về vấn đề thương mại giữa các quốc gia; các thiết chế thương mại khu vực và quốc tế….
- Ngoài kiến thức, sinh viên cũng sẽ được rèn luyện rất nhiều các kỹ năng liên quan: ngoại ngữ, đàm phán, lý luận, khả năng tự tin diễn thuyết, giao tiếp và sự thích nghi đối với một môi trường haonf toàn mới…Điều này sẽ tạo ra sự năng động, sáng tạo cũng như những hiểu biết sâu rộng hơn về lĩnh vực luật thương mại quốc tế.
Những kiến thức này sẽ là nền tảng để sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm cho bản thân.
Việc hội nhập quốc tế đã và đang thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát triển của mỗi quốc gia, do đó mà nhu cầu tìm kiếm các chuyên gia có kiến thức chuyên môn về luật thương mại quốc tế để giúp doanh nghiệp xử lý những vấn đề liên quan ngày càng nhiều. Học ngành luật thương mại quốc tế, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội được làm việc tại các vị trí:
- Chuyên viên tư vấn pháp lý và chuyên viên pháp chế làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh với thị trường quốc gia nước ngoài.
- Nhân viên, chuyên viên tư vấn luật tại các công ty luật, văn phòng luật; cung cấp các dịch vụ pháp lý về luật trong các công ty luật tư nhân, các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp liên doanh,.. nhằm thực hiện việc giải quyết các tranh chấp, các vấn đề phát sinh trong các bản hợp đồng hay các hoạt động liên quan tới luật thương mại quốc tế.
- Làm nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu về pháp luật hay các Viện kinh tế.
- Hoặc có thể làm các giảng viên đứng lớp tại các trường cao đẳng, đại học, lớp bồi dưỡng về ngành luật thương mại. Tuy nhiên vị trí này sẽ đòi hỏi trình độ chuyên môn và bằng cấp cao hơn.
Tùy vào mỗi sở thích, kỹ năng và trình độ chuyên môn của bản thân để lựa chọn các công việc phù hợp. Đồng thời cũng trau dồi thêm để có cơ hội được hợp tác, làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài và nâng cao vị trí của bản thân trong công việc.
Để có thể đảm nhận tốt được các vị trí công việc của một nhân viên ngành thương mại quốc tế thì mỗi sinh viên ngoài trang bị cho bản thân những kiến thức chuyên môn cần thiết cũng cần phải có những tố chất sau:
- Có sự am hiểu, cái nhìn khách quan về nhiều lĩnh vực tác động lên luaatj thương mại quốc tế để đưa ra những lý giải hợp lý.
- Tinh thần học học, tìm tòi và luôn cập nhật các tin tức mới hàng ngày, hàng giờ.
- Luôn chủ động tìm kiếm nguồn thông tin trong công việc.
- Sự tập trung và trách nhiệm tận tâm với công việc.
- Sáng tạo, biết tìm ra những hướng giải quyết nhanh chóng, nhạy bén.
- Đặc biệt là khả năng ngoại ngữ, không chỉ đơn thuần là tiếng anh mà có thể là nhiều thứ tiếng khác. Đây sẽ được coi là chìa khóa vàng, là cơ hội để bạn có thể nâng cao vị trí nghề nghiệp của bản thân.
Bất cứ một người lao động nào khi nhận làm việc tại một vị trí nào đó đều mong muốn được nhận mức lương phù hợp với khả năng và năng lực của bản thân. Đối với ngành luật thương mại quốc tế cũng vậy.
Mức lương mà nhân viên trong ngành luật thương mại quốc tế sẽ tùy thuộc vào từng vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp mà sẽ nhận được những mức lương khác nhau. Tuy nhiên, thông thường mức lương trung bình của sinh viên mới ra trường sẽ dao động từ 8-10 triệu đồng trên một tháng. Nếu nhân viên có trình độ cao và kỹ năng tốt thì mức lương đó sẽ có sự dịch chuyển.
Luật thương mại quốc tế không chỉ là ngành học cung cấp cho nhân viên những kiến thức sâu rộng về chuyên ngành mà còn tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm và một mức thu nhập gọi là ổn định đối với sinh viên mới ra trường. Do vậy mà nó đang dần trở thành những mục tiêu nghề nghiệp mà nhiều sinh viên hiện nay đang hướng tới.
Với những thông tin về ngành luật thương mại quốc tế là gì, vieclam123.vn mong rằng bạn đã nắm bắt được những nội dung cơ bản của ngành học này và đang thầm lựa chọn một ngôi trường đại học uy tín để có thể theo học và phát triển đam mê nghề nghiệp, có được những vị trí công việc phù hợp và cả sự thăng tiến trong công việc.
Làm thêm là công việc mà bất cứ sinh viên nào khi lên đại học cũng muốn trải nghiệm, vừa để trau dồi cho bản thân thêm những kỹ năng mới vừa có thể kiếm một thu nhập nhỏ để trang trải cho bản thân. Tuy nhiên sinh viên các ngành đặc biệt là sinh viên luật thì việc lựa chọn công việc làm thêm như thế nào là điều gây khá nhiều trăn trở. Cùng tìm hiểu xem sinh viên luật nên làm thêm việc gì là tốt nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ