close
cách
cách cách cách cách cách

Giải đáp sinh viên luật nên làm thêm việc gì và gợi ý chi tiết cho bạn

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngành luật là một trong những ngành hot và nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Với những bạn sinh viên đang theo học ngành luật thì việc đi làm thêm việc gì sẽ có tác động và ảnh hưởng khá nhiều tới quyết định hướng đi của mình trong tương lai. Vậy sinh viên luật nên làm thêm việc gì và đâu sẽ là công việc phù hợp? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Sinh viên luật có nên đi làm thêm không?

Sinh viên luật là những bạn sinh viên đang theo học ngành luật tại các trường đào tạo chuyên ngành tương ứng dựa theo năng lực của mình. Với các bạn học đại học chuyên ngành luật thì sẽ mất khoảng 4 năm cho quá trình đào tạo để có thể tốt nghiệp ra trường và hành nghề theo đúng chuyên ngành của mình. Còn các bạn học hệ cao đẳng hay trung cấp thì thời gian đào tạo sẽ ngắn hơn, thường là khoảng 3 năm. Vậy, trong 3 - 4 năm đó, liệu sinh viên luật có nên đi làm thêm hay không?

Sinh viên luật có nên làm thêm không
Sinh viên luật có nên làm thêm không

Câu trả lời chắc hẳn ai cũng sẽ có cho riêng mình. Thực tế thì việc đi làm thêm ngay từ khi là sinh viên sẽ khá được khuyến khích với các bạn sinh viên luật. Điều này chính là bởi rất nhiều lý do khác nhau.

1.1. Giúp các bạn sinh viên luật có thêm trải nghiệm

Việc đi làm thêm sẽ giúp các bạn sinh viên luật được trải nghiệm thực tế một cách rõ ràng hơn. Tức là thay vì chỉ biết vấn đề đó dựa trên lý thuyết thì sinh viên sẽ được va chạm một cách thực tế, từ đó có sự nhận thức, đánh giá vấn đề một cách khách quan hơn. Thông qua đó, hiểu rõ hơn về công việc của chính mình trong tương lai.

1.2. Giúp sinh viên luật bản lĩnh hơn

Các bạn sinh viên luật sau này có thể trở thành luật sư, thẩm phán, tư vấn pháp lý hay bất cứ vị trí nào khác liên quan tới luật. Và bất kể ở vị trí nào thì sinh viên luật cũng cần có cho mình sự tự tin, khả năng phản biện và nắm bắt vấn đề tốt. Những điều này sẽ có thể được rèn luyện thông qua các công việc làm thêm ngay từ khi còn đang là sinh viên. 

Chỉ khi sinh viên luật được va chạm, được rèn luyện thì mới có thể tôi luyện cho mình bản lĩnh nghề nghiệp nhất định. Và việc làm thêm với sinh viên luật sẽ là cơ hội mang lại điều đó.

Lý do nên làm thêm khi còn là sinh viên luật
Lý do nên làm thêm khi còn là sinh viên luật

1.3. Làm thêm để hiểu hơn về nghề

Lựa chọn công việc làm thêm đúng chuyên ngành, đúng định hướng sau này là cách để các bạn sinh viên luật có thể làm quen cũng như hiểu rõ hơn về nghề nghiệp của mình trong tương lai. 

Biết được bản thân cần làm gì, biết được công việc này đòi hỏi những gì chính là cách để bạn tạo dựng nên thành công cho chính mình.

Việc làm thêm một cách cân đối, hợp lý và khoa học sẽ là cách để sinh viên luật có thêm cho mình nhiều kiến thức, nhiều sự hiểu biết và nhiều sự trải nghiệm hữu ích hơn cho tương lai của chính mình.

2. Sinh viên luật nên làm thêm việc gì?

Nếu như việc làm thêm mang đến những điều hữu ích thì sinh viên luật nên làm thêm việc gì? Nếu như bạn đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy cùng tham khảo các gợi ý sau đây nhé!

2.1. Việc làm gia sư

Gia sư là một trong những việc làm thêm mà các bạn sinh viên luật có thể tham khảo cho mình. Trở thành một gia sư, bạn không đơn thuần là dạy học, truyền kiến thức mà đây cũng chính là quá trình rèn luyện của chính bản thân bạn.

Sinh viên luật nên làm thêm việc gì
Sinh viên luật nên làm thêm việc gì

Cách thức giao tiếp như thế nào để người nghe có thể hiểu và bị thuyết phục, làm thế nào để ăn nói lưu loát hơn, làm sao để bản thân tự tin trao đổi vấn đề với người khác mà không hề lúng túng khi bị hỏi ngược lại,.... Chính tất cả những điều này ở gia sư sẽ giúp bạn có một nền tảng tố chất để hành nghề luật sau này cho mình.

Dù bạn là luật sư, là thẩm phán hay là một người tư vấn thì khả năng giao tiếp, trình bày, thuyết phục cũng như sự tự tin là điều rất cần thiết. Không những vậy, gia sư là một việc làm thêm có mức lương khá ổn khi bạn có thể nhận được từ 120.000 - 150.000 đồng/buổi và với phụ huynh chịu chi thì có thể con số đó là trên 1 giờ.

2.2. Việc làm nhân viên phục vụ, bán hàng

Nghe có vẻ không liên quan nhưng việc làm nhân viên phục vụ, bán hàng sẽ mang đến cho bạn những bài học, những trải nghiệm cực kỳ đắt giá.

Tham gia vào ngành dịch vụ, với việc coi khách hàng là thượng đế thì bạn sẽ rèn luyện được rất nhiều kỹ năng sống cho mình. Từ khả năng giao tiếp cho tới cách xử lý tình huống, sự bình tĩnh, khả năng kiềm chế bản thân và giải quyết vấn đề sao cho khéo léo, nhanh chóng. Đó chính là kết quả cũng như bài học bạn có thể nhận được khi trở thành nhân viên bán hàng, phục vụ trong một thời gian nhất định.

2.3. Việc làm thư ký văn phòng

Thư ký văn phòng
Thư ký văn phòng

Thư ký văn phòng là một trong những việc làm có nhu cầu tuyển dụng khá nhiều ở các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Với các bạn sinh viên luật, khi lựa chọn công việc này, bạn sẽ có thể rèn luyện được khả năng giao tiếp với các đối tượng khác nhau sao cho hiệu quả nhất. Cùng với đó chính là khả năng ứng biến tình huống, sự nhạy bén để hiểu vấn đề và các kỹ năng hành chính văn phòng khác. 

Ngành luật cũng là công việc làm trong môi trường hành chính và đây sẽ có thể là sự làm quen để bạn hiểu hơn quá trình làm việc trong môi trường công sở ở tương lai của mình ra sao. 

2.4. Nhân viên tư vấn tại các trung tâm

Việc làm nhân viên tư vấn đang là việc làm khá hot trong thời gian gần đây. Không chỉ là hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, thuyết phục khách hàng mà vị trí này còn giải quyết các vấn đề liên quan tới thủ tục pháp lý. Do vậy mà bạn vừa có thể học thêm các kỹ năng, kiến thức về lĩnh vực mình tư vấn, vừa có thể phát huy được chuyên môn của bản thân, bồi dưỡng thêm kiến thức pháp lý từ thực tế. Đây chính là công việc mang đến rất nhiều điều bổ ích cho các bạn sinh viên luật.

2.5. Làm tại các văn phòng công chứng

Các văn phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp Việt Nam. Đây cũng là môi trường liên quan đến ngành luật và là nơi các bạn sinh viên luật có thể lựa chọn để trở thành bến đậu trong tương lai. Việc làm thêm ở đây sẽ giúp bạn thấy rõ được môi trường làm việc tương lai như thế nào, công việc cụ thể ra làm sao. Đây sẽ là hành trình rõ ràng nhất để hiểu hơn về công việc của mình cũng như là cách để rèn luyện sao cho phù hợp với nghề nhất có thể.

Làm tại cơ quan liên quan đến ngành luật
Làm tại cơ quan liên quan đến ngành luật

2.6. Làm tại các công ty chuyên ngành

Các văn phòng luật sẽ là một địa chỉ mà các bạn sinh viên luật có thể tìm đến và nắm bắt cơ hội việc làm thêm cho mình tại đây. Văn phòng luật chính là địa chỉ mang đến các cơ hội việc làm đúng chuyên ngành, đúng môi trường và đúng điều kiện để sinh viên luật có thể trải nghiệm, tích lũy cho mình. Vì thế mà bạn sẽ có thể nhận được nhiều hơn khi được làm trong đúng lĩnh vực, chuyên ngành mà bản thân theo học.

3. Lưu ý gì khi sinh viên luật đi làm thêm

Việc làm thêm ngay từ khi còn là sinh viên sẽ có những ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, đây cũng là con dao 2 lưỡi khi tồn tại một số hạn chế nhất định. Vì vậy, các bạn sinh viên luật cần chú ý như sau:

- Cân đối hợp lý giữa thời gian học và làm

Khi đã đi học thì bạn cần xác định được việc học là quan trọng nhất. Việc làm thêm có thể cho bạn thu nhập, trải nghiệm và kỹ năng nhưng nếu quá sa đà thì bạn sẽ bị ảnh hưởng tới quá trình học tập của mình. Khi đó, làm thêm mất đi ý nghĩa của nó với quá trình rèn luyện của chính mình.

- Lựa chọn việc làm giúp bản thân phát triển

Lưu ý gì khi làm thêm
Lưu ý gì khi làm thêm

Khi lựa chọn việc làm thêm, thay vì chăm chú vào mức lương thì bạn nên xem xét liệu việc làm đó có thể giúp bạn phát triển, hoàn thiện về kỹ năng, kiến thức hay không? Việc phát triển bản thân thông qua quá trình làm việc sẽ quan trọng hơn tới thu nhập bạn có thể làm được khi còn là sinh viên luật.

- Nếu có thể, hãy lựa chọn việc làm đúng chuyên ngành

Nếu như có thể và trong điều kiện thuận lợi thì bạn nên lựa chọn công việc đúng theo chuyên ngành của mình. Điều này sẽ giúp bạn có quá trình rèn luyện phù hợp hơn rất nhiều. Đảm bảo được sự thích ứng của bản thân trong tương lai khi hành nghề.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về vấn đề sinh viên luật nên làm thêm việc gì. Hy vọng rằng, qua đây, bạn đã có cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất để bản thân có những trải nghiệm và bài học kinh nghiệm quý báu nhất.

Trợ lý sản xuất là gì? Những điều cần biết về trợ lý sản xuất

Trợ lý sản xuất là gì? Công việc của trợ lý sản xuất gồm những gì? Làm gì để trở thành trợ lý sản xuất? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Trợ lý sản xuất là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.