close
cách
cách cách cách cách cách

Khám phá thú vị về ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng là gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Dù trong bất kỳ thời đại nào thì cơ sở hạ tầng luôn đóng vai trò quan trọng và là cơ sở, điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Khám phá những thông tin hữu ích liên quan đến câu hỏi ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng là gì?

1. Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng là gì?

Cơ sở hạ tầng vốn là những đòi hỏi tiên quyết để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển xã hội. Cơ sở hạ tầng là những điều kiện vật chất tham gia vào tất cả hoạt động của con người. Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là một ngành khoa học nghiên cứu và phát triển cơ

sở hạ tầng đáp ứng tình hình và nhu cầu phát triển của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn đất nước đổi mới thì chuyên ngành nghiên cứu này lại càng cần thiết hơn. Từ đó ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng ra đời và phát triển cho đến tận ngày nay.

Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng có tên gọi tiếng Anh là Infrastructure Engineering. Đây là một chuyên ngành liên quan đến nhiệm vụ quy hoạch, thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu để phục vụ hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng là gì?
Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng là gì?

Hiện nay, ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng đã được đưa vào thành một chuyên ngành riêng biệt chuyên đào tạo các kỹ sư hạ tầng tương lai. Chương trình đào tạo của chuyên ngành này nhìn chung sẽ trang bị đầy đủ cho sinh viên kiến thức cơ bản, kiến thức nền về kỹ thuật và đào tạo năng lực thực hành trước khi tham gia vào thị trường lao động. Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được làm quen với môi trường làm việc đòi hỏi tính thích ứng cao cùng những nghiệp vụ chuyên môn của những kỹ thuật viên hạ tầng cơ sở trong tương lai. 

Khi làm việc trong ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng, các kỹ sư sẽ có khả năng tham gia vào các dự án xây dựng có tầm cỡ quy mô, tham gia công việc tạo lập dự án thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành các hệ thống kỹ thuật hạ tầng cơ sở phục vụ xã hội.

2. Định hướng đào tạo ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Bất kỳ một ngành nghề nào khi đã được mở ra đều sẽ có những mục tiêu đào tạo riêng, mục tiêu đó sẽ đóng góp vào mục tiêu chung của đất nước và đối với ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng thì mục tiêu này lại càng cụ thể và có mối liên hệ mật thiết với mục tiêu chung của đất nước. Vậy mục tiêu ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng là gì?

2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chung khi chuyên ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng được mở ra đó là đào tạo ra những thế hệ kỹ sư hạ tầng có thể đóng góp tài năng và công sức của mình trong công cuộc kiến thiết đất nước.

Còn đối với những trường đại học đào tạo chuyên ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng này đều có chung một mục tiêu đó là trang bị những kiến thức nền tảng cơ bản cùng các kỹ thuật chuyên môn vững chắc có thể tham gia vào thị trường lao động và cống hiến sức trẻ theo đúng chuyên ngành đã được đào tạo.

Định hướng đào tạo ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Định hướng đào tạo ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng

2.2. Mục tiêu cụ thể

Các chương trình và học phần trong chuyên ngành kỹ thuật cơ sở được xây dựng nằm đảm bảo sinh viên có thể vận dụng nó sau khi tốt nghiệp. Mỗi sinh viên ra trường đều cảm thấy tự tin để có thể bước tiếp trong ngành, có thể tham gia vào các nhiệm vụ cụ thể của doanh nghiệp và phát được những thế mạnh về kỹ năng và kiến thức đã được đào tạo khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

3. Công việc sau tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Sinh viên theo học chuyên ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng sau khi tốt nghiệp sẽ có những kiến thức cơ sở và năng lực chuyên môn để đảm nhận một số công việc được mô tả dưới đây:

- Tham gia phát triển dự án, định giá công trình, lập dự toán tổng mức đầu tư, xây dựng các hồ sơ tham gia đấu thầu dự án xây dựng xã hội và tư nhân…

- Tham gia giám sát và quản lý công trình xây dựng

- Chịu trách nhiệm tạo lập dự án, chủ nhiệm và chủ trì hoạt động thiết kế, quy hoạch xây dựng, các công trình cơ sở hạ tầng trên khắp các tỉnh thành của cả nước.

- Tham gia hoạt động khảo sát, tư vấn, thiết kế, giám sát, thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại các đô thị cũng như những vùng nông thôn.

Công việc sau tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Công việc sau tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Một số chức vụ mà người lao động theo chuyên ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng có thể đảm nhận đó là: Kỹ sư kỹ thuật trong các doanh nghiệp; công nhân viên chức trong các cơ quan quản lý của nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng; giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục và đào tạo ngành nghề kỹ thuật cơ sở hạ tầng này,

4. Mức lương trong ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Và bất kỳ ai khi tham gia vào ngành nghề nào cũng sẽ có một mối quan tâm nhất định đến mức đãi ngộ trong ngành này. Một số con số được đưa ra dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về mức lương trong thị trường lao động này:

- Cán bộ quản lý trong các cơ quan: 12.000.000 đồng/tháng

- Chủ nhiệm dự án, đồ án quy hoạch, thiết kế: 25.000.000 đồng/tháng

- Chuyên viên trong các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng: 15.000.000 đồng/tháng

- Chuyên viên các tổ thi công: 15.000.000 đồng/tháng

- Nhân viên thiết kế và vận hành: 12.000.000 đồng/tháng

- Giảng viên chuyên ngành: 12.000.000 đồng/tháng

Nhìn chung đây là con số ghi nhận mức lương trong ngành, tùy nhiên tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí công tác, kinh nghiệm làm việc, quy mô doanh nghiệp… mà mức lương được ghi nhận tại những thời điểm khác nhau sẽ là khác nhau.

Mức lương trong ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Mức lương trong ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng

5. Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng cần tố chất gì?

Để có thể theo học và làm việc trong ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng, một số tố chất được tìm thấy có thể giúp người học tham gia và theo sát nghề nghiệp chuyên môn: 

- Năng lực tìm tòi, tiếp cận và vận dụng kiến thức tiêu chuẩn kỹ thuật hiệu quả

- Khả năng vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để giải quyết các vấn đề về kỹ thuật hạ tầng cơ sở

- Có hiểu biết và trau dồi hiểu biết về nghề nghiệp và công việc trong tương lai, ý thức nghề nghiệp do đây là công việc đặc trưng có tầm ảnh hưởng đến xã hội.

- Luôn tìm kiếm cho bản thân những phương pháp học tập, làm việc khoa học, tư duy hệ thống, tư duy phân tích, khả năng quan sát, khả năng giao tiếp…

Tố chất là một phần nhưng rèn luyện sẽ đóng góp phần nhiều trong quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp của mỗi người. Do đó nếu nhận thấy bản thân chưa có hoặc chưa có đủ các tố chất trên thì bạn cũng đừng quá lo lắng vì chúng đều có thể được tạo ra thông qua quá trình học tập và rèn luyện.

Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng cần tố chất gì?
Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng cần tố chất gì?

Thực tế, ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng không phải là một ngành học mới nhưng lại luôn khẳng định được giá trị và tầm quan trọng của mình. Tại Việt Nam, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội luôn đi liền với phát triển cơ sở hạ tầng, do đó mà tại nhiều nơi trên đất nước ta vẫn cần có những kỹ sư cơ sở hạ tầng giỏi về chuyên môn và thành thạo về nghiệp vụ để có thể tạo dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển sau này.

Và hy vọng rằng khi đọc đến đây, bạn đã có thể trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ ích xoay quanh câu hỏi ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng là gì, rất cảm ơn các bạn đã đón nhận bài viết của chúng tôi và xin chúc bạn sẽ tìm được cho mình một chuyên ngành đào tạo phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội.

Tìm hiểu về công việc của một kỹ sư hạ tầng

Công việc đầu tiên bạn có thể tiếp cận sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng là gì? Giải đáp thắc mắc liên quan đến công việc này

Kỹ sư hạ tầng là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.