close
cách
cách cách cách cách cách

Kỹ sư hạ tầng là gì? Yêu cầu cần có của một kỹ sư hạ tầng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Một trong các công việc khá nổi bật trong ngành xây dựng hiện nay được nhiều người quan tâm đó là kỹ sư hạ tầng. Vậy công việc kỹ sư hạ tầng là gì và có vai trò quan trọng ra sao hãy cùng vieclam123.vn tham khảo rõ hơn trong nội dung sau đây.

1. Kỹ sư hạ tầng là gì và công việc chi tiết

1.1. Bạn biết gì về kỹ sư hạ tầng?

Kỹ sư hạ tầng được hiểu là một công việc cực kỳ quan trọng, trong tổ chức doanh nghiệp hoạt động xây dựng không thể bo qua vị trí này. Khi đứng tại vị trí này họ sẽ phải đảm nhận nhiều công việc đa dạng khác nhau liên quan tới thi công, triển khai mẫu thiết kế công trình xây dựng hạ tầng theo quy mô yêu cầu dự án từng doanh nghiệp. Hãy cùng đón đọc nội dung phân tích sau nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu kỹ hơn vị trí nhiệm vụ công việc này để trong tương lai xác định được công việc đúng đắn phù hợp với khả năng.

Kỹ sư hạ tầng là gì
Kỹ sư hạ tầng là gì

1.2. Mô tả chi tiết công việc kỹ sư hạ tầng

1.2.1. Triển khai kế hoạch và thi công công trình

Thiết lập chi tiết kế hoạch đó là nhiệm vụ đầu tiên đối với các kỹ sư hạ tầng, các thiết công trình hạ tầng triển khai tiến hành cụ thể căn cứ theo sự phê duyệt của các bản thiết kế gồm có những nội dung vấn đề quan trọng sau:

Về mặt thời gian xác định rõ ràng, bắt đầu tiến hành triển khai thời gian nghiệm thu, công trình dự án, từng hạng mục đến khi dự án kết thúc.

Kiểm tra sẽ triển khai hạng mục nào và phân công chi tiết từng bộ phận, xem đối tượng là những ai trong quản lý hạng mục đó. Cần bảo đảm kỹ lưỡng trong tính toán đối với quá trình phân công công việc hàng ngày sao cho phù hợp với năng lực, bộ phận mỗi cá nhân.

Triển khai kế hoạch
Triển khai kế hoạch

Về việc sử dụng tài chính ra sao kỹ sự hạ tầng cần phải lên chi tiết kế hoạch cho từng hạng mục, chi phí cần thiết như thế nào rồi xin phê duyệt từ bên ban lãnh đạo. Ngoài ra kỹ sư hạ tầng cần đảm bảo giám sát quá trình tiến hành công trình thi công, đưa ra kế hoạch cụ thể, bảo đảm tiến độ chính xác, đề theo ban lãnh đạo chính xác theo yêu cầu.

1.2.2. Kiểm soát khối lượng và chất lượng từng hạng mục của công trình

Người làm tại vị trí kỹ sư hạ tầng sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ kiểm tra tất cả những vấn đề nội dung có liên quan tới chất lượng, khối lượng của công trình cụ thể đối với mỗi dự án hạng mục. Về quá trình sử dụng họ sẽ tiến hành giám sát nhiệm vụ về nguyên vật liệu xây dựng, bảo đảm tuyệt đối chính xác kế hoạch dự định đã vạch ra tránh trường hợp hao hụt lãng phí tài chính ngân sách của doanh nghiệp, tổ chức.

Ngoài ra, họ còn phải kiểm tra liên tục về từng hạng mục cho chất lượng ra sao, đáp ứng đủ điều kiện, yêu cầu kế hoạch đã vạch ra từ trước hay không, có đúng bản thiết kế, chất lượng tốt trong công trình xây dựng hay không. Từ đó đưa ra khắc phục, đề xuất chỉnh sửa khi xảy ra vấn đề nào đó.

Kiểm soát công trình
Kiểm soát công trình

1.2.3. Làm việc với chủ đầu tư

Người có trách nhiệm làm việc, gặp gỡ đối với các chủ đầu tư, nhà thầu đó chính là kỹ sư hạ tầng để trao đổi các vấn đề liên quan tới xây dựng như đưa các mẫu thiết kế, kế hoạch, định hướng dự án, thống nhất, phát triển hạng mục về sự thay đổi khi xảy ra phát sinh ngoài mong muốn, xem xét sử dụng chi phí sao cho hợp lý.

Kỹ sư hạ tầng cũng sẽ cần gặp chủ đầu tư sua khi dự án kết thúc để bàn giao lại kết quả, chủ đầu tư nghiệm thu và tiến hành quyết toán toàn bộ chi phí sử dụng đối với quá trình thực thi công, triển khai công trình hạ tầng đó.

Làm việc với chủ đầu tư
Làm việc với chủ đầu tư

1.2.4. Nhiệm vụ lập và phân tích báo cáo công việc khi được yêu cầu

Các kỹ sư hạ tầng cần phải lập báo cáo, phân tích báo cáo công việc ra sao đối với mỗi hạng mục nằm trong công trình hạ tầng của dự án xây dựng, chi tiết sử dụng nguồn ngân sách, kết quả ra sao trong mỗi hạng mục, các yếu tố phát sinh,... để bên chủ đầu tư, ban lãnh đạo nắm bắt được tình hình, cân nhắc, xem xét công việc.

Bên cạnh đó việc phân tích báo cáo công việc cụ thể chi tiết thì cũng nằm trong phần đảm nhận của các kỹ sư hạ tầng để nhìn nhận được điểm hạn chế còn tồn tài để kịp thời đưa ra phương án điều chỉnh, xử lý kịp thời tránh gây ra hậu quả không mong muốn.

Hiển nhiên sẽ không tránh khỏi các tình huống phát sinh, việc gặp các sự cố liên quan tới sử dụng chi phí, vật liệu, nguồn nhân lực trong quá trình thực thi, triển khai trong xây dựng cùng những nội dung liên quan tới an toàn lao động. Vì thế người chịu trách nhiệm giải quyết, xử lý các vấn đề đó chính là kỹ sư hạ tầng, bảo đảm không ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, quyền lợi của chủ đầu tư hay doanh nghiệp dự án một cách hợp lý nhất.

1.2.5. Một số nhiệm vụ khác của kỹ sư hạ tầng

Đối với một số vấn đề khác kỹ sư hạ tầng cũng có trách nhiệm liên quan như:

Để tiến hành việc kiểm tra giám sát các vấn đề liên quan, công trình cơ sở hạ tầng theo từng hạng mục quản lý về an toàn môi trường, an toàn lao động xung quanh.

Để bổ sung thêm nguồn nhân lực, công nhân làm việc với một vài bộ phận nhân sự cho một số vị trí cần thiết bảo đảm chính xác tiến độ công trình được hoàn thiện.

Theo chỉ đạo yêu cầu từ cấp trên khi giải quyết một số nội dung trong phạm vi năng lực trách nhiệm của mình.

2. Những yêu cầu cần có của một kỹ sư hạ tầng

Kiến thức chuyên môn trong ngành xây dựng đòi hỏi khá cao đối với với vị trí kỹ sư hạ tầng. Vì thế bạn cần phải đáp ứng một số tiêu chí, yêu cầu tuyển dụng sau nếu muốn đảm nhận vị trí này:

Theo những chuyên ngành có liên quan tới lĩnh vực xây dựng cần tốt nghiệp từ bậc đại học trở lên. Có kinh nghiệm, kiến thức từ 2 đến 3 năm trong ngành, am hiểu về công trình dân dụng, thiết kế xây dựng hạ tầng điện nước. 

Một kỹ sư hạ tầng cần phải có kỹ năng thành thạo khi sử dụng các phần mềm thuộc chuyên ngành để dự án công trình xây dựng hạ tầng được thiết kế tới kỹ năng khả năng độc những bản thiết kế chi tiết đó.

Yêu cầu cần có
Yêu cầu cần có

Một trong những yêu cầu quan trọng đối với kỹ sư hạ tầng đó chính là vấn đề sức khỏe vì tính chất công việc đặc thù là làm việc tại các công trường, ngoài trời thường xuyên, khắc nghiệt trong điều kiện. Vì thế để có thể bảo đảm được công việc này cần phải có một sức khỏe bền bỉ đề kháng tốt, không hay bệnh vặt.

Khi có tình huống, trường hợp ngoài mong muốn phát sinh vị trí này phải phát huy được khả năng giải quyết, xử lý vấn đề, sự cố một cách nhanh chóng, đặc biệt là khi sự cố đó liên quan tới an toàn lao động của công nhân, người lao động.

Khi có quá nhiều việc dồn dập, dễ bị áp lực khi khối lượng công việc chất đống, bạn phải là người kiên trì không ngại khó khăn thử thách, chịu được áp lực cao, bình tĩnh đối diện vấn đề, sắp xếp khoa học công việc thì mới có thể đảm nhận được vị trí này.

Hơn nữa việc thường xuyên phải đi công tác xa là điều hiển nhiên, nếu bạn là một người năng động thì lại càng thuận lợi, hỗ trợ bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp, tìm hiểu phong cách sống nền văn hóa của nhiều nơi, nhận các công trình khắp tỉnh thành, di chuyển khắp nơi trên cả nước.

3. Thu nhập đem lại từ công việc kỹ sư hạ tầng

Vô cùng hậu hĩnh là cụm từ đánh giá đối với mức lương của vị trí kỹ sư hạ tầng. Đối với những ai có ít kinh nghiệm lương khởi điểm rơi vào từ 9 cho tới 12 triệu đồng trên 1 tháng. Còn đối với các đối tượng có trình độ, năng lực tốt, dày dặn kinh nghiệm thì một tháng trung bình nhận được từ 13 đến 22 triệu đồng, tùy thỏa thuận của 2 bên mà mức lương của bạn có thể cao hơn.

Thu nhập
Thu nhập

Bạn cũng sẽ có cơ hội nhận thêm trợ cấp, phụ cấp bên cạnh mức lương cơ bản ví dụ là lương tháng thứ 13 theo quy định của mỗi doanh nghiệp tổ chức. Tổng thu nhập trên 1 tháng của kỹ sư hạ tầng sẽ rơi vào 30 đến 40 triệu đồng, quả là hấp dẫn đúng không nào. Hơn hết nếu bạn luôn cố gắng, ham học học có ý chí phấn đấu trong công việc, năng lực quản lý tốt thì hiển nhiên có cơ hội thăng tiến lên tới những chức vụ vị trí cao hơn đối với ngành xây dựng.

Hy vọng rằng qua bài viết bạn đọc đã hiểu rõ kỹ sư hạ tầng là gì và có tầm quan trọng như thế nào? Hãy cùng quay trở lại vieclam123.vn đón đọc những thông tin hấp dẫn khác của chúng tôi vào thời gian tới nhé.

Kỹ thuật xây dựng là gì? Những thông tin ngành kỹ thuật xây dựng

Bạn đang muốn tìm hiểu rõ về công việc kỹ thuật xây dựng là gì và cơ hội nghề nghiệp mang lại ra sao? Hãy cùng tham khảo trong bài viết thú vị sau để nắm rõ!

Kỹ thuật xây dựng là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.